Trẻ 6 tháng ăn bao nhiêu bột là điều khiến nhiều mẹ thắc mắc. Theo các chuyên gia, khi mới bắt đầu ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé ăn từ 100 đến 200 ml bột lỏng mỗi ngày. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý nhiều vấn đề khác về liều lượng, cách ăn tùy theo từng bé. Thông tin chi tiết sẽ được đề cập qua bài viết sau, bạn hãy cùng theo dõi nhé.
- Trẻ 6 tháng ăn bao nhiêu ml bột?
- Cách cho trẻ ăn dặm ở giai đoạn 6 tháng tuổi
- Một số lưu ý mẹ cần biết khi cho trẻ ăn dặm
Trẻ 6 tháng ăn bao nhiêu bột?
Tưởng chừng đơn giản nhưng chuyện ăn dặm của con luôn khiến mẹ đau đầu và lo lắng. Liệu rằng cần cho trẻ ăn mấy bữa một ngày và bé 6 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ? Như đã chia sẻ của chuyên gia, bé từ 6 đến 7 tháng tuổi chỉ nên cho ăn bột 1 bữa 1 ngày khoảng 100 – 200ml bột lỏng. Lúc đầu, bạn chỉ nên cho bé ăn dặm với số lượng ít để bé thích nghi và làm quen dần với mùi vị.
Bạn có thể chưa biết:
Trẻ 6 tháng tuổi – Mẹ đã chuẩn bị cho giai đoạn bắt đầu ăn dặm của con?
Đánh giá 5 loại bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi thơm ngon đủ dưỡng chất và được các mẹ tin dùng
Đồng thời, bột ăn dặm chỉ đóng vai trò bổ sung, không thể thay thế sữa mẹ và sữa công thức. Việc cho bé ăn quá nhiều không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa mà còn ảnh hưởng quy luật cung cầu khiến chất lượng sữa mẹ giảm đi. Do đó, bên cạnh việc ăn dặm, mẹ cần đảm bảo cho bé bú đủ từ 6 đến 8 bữa sữa trong ngày (khoảng 500ml).
Cách cho trẻ ăn dặm ở giai đoạn 6 tháng tuổi
Bên cạnh việc cho trẻ 6 tháng ăn bao nhiêu bột như đã chia sẻ, bạn cần biết cách tập cho bé làm quen với việc ăn dặm. Khi bắt đầu, bạn chỉ nên pha bột loãng và cho bé ăn thử 5 hoặc 7 muỗng cà phê. Mẹ cần theo dõi phản ứng của bé. Tùy theo mức độ ham thích của trẻ mà mẹ có thể tăng hoặc giảm số lượng ăn dặm. Nếu bé không thích nghi, luôn nhè ra thì mẹ không nên ép bé ăn. Vì khi ép, trẻ sẽ càng không hợp tác và càng sợ việc ăn dặm. Trong trường hợp bé đã quen và thích thú với việc ăn bổ sung, mẹ có thể tăng bữa ăn dặm từ 2 – 3 lần mỗi ngày.
Ngoài bột, mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ, cân bằng các nhóm thực phẩm như:
- Thực phẩm giàu tinh bột: Cháo loãng, bún, miến, khoai tây, khoai lang, chuối
- Nhóm thực phẩm chứa đạm: Cá, lòng đỏ trứng, đậu hũ, bột nếp, phô mai, sữa chua
- Nhóm vitamin, khoáng chất, chất xơ: Cà rốt, bí đỏ, cà chua, cải bó xôi, cải ngọt, bắp cải, táo.
Bạn có thể chưa biết:
Top 5 loại bột ăn dặm mặn dành cho bé 6 tháng được các mẹ ưa chuộng nhất hiện nay
Một số lưu ý mẹ cần biết khi cho trẻ ăn dặm
1. Cho bé ăn đầy đủ, cân bằng dưỡng chất
Ngoài việc lưu ý lượng bột ăn dặm cho bé 6 tháng, bố mẹ cần đảm bảo bữa ăn của bé đủ các nhóm dinh dưỡng như: tinh bột, đạm, vitamin và chất xơ… Mẹ cũng nên thêm chất béo cần thiết vào bát bột như dầu olive, dầu vừng để thay đổi khẩu vị, kích thích ngon miệng và giúp bé tăng cân.
2. Không nên thêm gia vị vào bát bột cho bé
Khi chuẩn bị phần bột cho bé, mẹ không nên thêm đường. Bởi đường sẽ làm tăng men chua trong dạ dày khiến bé dễ bị rối loạn tiêu hóa. Nguyên liệu này còn có thể cản trở hấp thu canxi khiến trẻ còi xương.
Khi chế biến thức ăn cho trẻ dưới 1 tuổi, ba mẹ lưu ý không nêm nếm bất kỳ loại gia vị nào như muối, nước mắm, mì chính… Trong thực phẩm đã có sẵn lượng muối, đường tự nhiên đủ cho nhu cầu của bé. Thêm gia vị vào thức ăn cho bé lúc này chỉ làm cho thận của bé quá tải vì phải làm việc hết công suất để bài tiết lượng muối, đường trong gia vị. Về lâu dài sẽ dẫn đến các bệnh như cao huyết áp, tổn thương thận, phù thũng, rối loạn nhịp tim…
Nếu ăn mặn thì lượng muối thừa cũng khiến trẻ bị béo phì. Cũng đã có những bằng chứng cho thấy ăn nhiều muối trong giai đoạn ăn dặm sẽ gây tổn thương não bộ.
Các mẹ phải luôn nhớ rằng khẩu vị của bé luôn nhạt hơn của người lớn. Để tăng mùi vị cho món ăn của con, mẹ có thể thêm húng quế, thìa là, vani, gừng, bạc hà… Cho bé làm quen với các loại gia vị lành tính này ngay từ nhỏ sẽ hạn chế tình trạng trẻ kén ăn khi lớn lên.
3. Không cho bé ăn quá thừa dưỡng chất
Việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng là cần thiết nhưng không nên quá dư thừa. Bởi hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, việc bổ sung quá nhiều dưỡng chất gây khó khăn cho việc hấp thu. Các chất dư thừa còn gây cản trở sự hấp thu của các chất dinh dưỡng khác khiến bé có thể thừa hoặc nhẹ cân.
4. Không nên sử dụng nước hầm xương để nấu bột cho bé
Tuy nước hầm xương tạo cảm giác ngon miệng nhưng chứa rất ít canxi. Đồng thời, tủy xương có chứa nhiều chất béo động vật khiến hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ khó hấp thu. Chính vì thế bạn không nên sử dụng nước hầm xương để nấu bột cho bé, đặc biệt với trẻ dưới 1 tuổi.
5. Theo dõi dấu hiệu dị ứng thức ăn của bé
Sau mỗi lần thử món mới, mẹ nên theo dõi các dấu hiệu phản ứng của trẻ. Một số dấu hiệu dị ứng thức ăn thường gặp như: đầy hơi chướng bụng, nổi ban đỏ li ti, phân lỏng có nhầy, quấy khóc, nôn trớ… Khi có những dấu hiệu này, bạn nên ngừng cho bé ăn và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Bài viết trên đây đã chia sẻ đến bạn lời giải đáp cho thắc mắc trẻ 6 tháng ăn bao nhiêu bột. Mẹ hãy cho bé ăn với liều lượng như hướng dẫn đồng thời cố gắng kết hợp thực phẩm hợp lý để đảm bảo dinh dưỡng cho bé nhé! Việc ăn quá ít hoặc quá nhiều đều không tốt cho cơ thể cũng như hệ tiêu hóa của bé!
Xem thêm:
- Cách nấu bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi giúp con hay ăn chóng lớn
- Điểm danh 4 loại bột ăn dặm cho bé 6 tháng tốt nhất thị trường
- Nấu bột cho trẻ 6 tháng tuổi và những bí quyết không phải mẹ nào cũng biết
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!