Trẻ sơ sinh ho sổ mũi phải làm sao để bé hết khó chịu đây?

Trong suốt hành trình phát triển, trẻ ốm sốt, quấy khóc hay sổ mũi là chuyện hoàn toàn bình thường. Sổ mũi thường không quá nghiêm trọng nhưng nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh ho sổ mũi là hiện tượng khá phổ biến và sẽ chấm dứt sau khoảng 10 – 14 ngày bởi lẽ đây là giai đoạn sức đề kháng con còn non yếu, dễ gặp các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là các bệnh về hô hấp… Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Biểu hiện khi trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi
  • Trẻ sơ sinh ho sổ mũi nguyên nhân do đâu?
  • Cách điều trị và chăm sóc khi trẻ 4 tháng bị sổ mũi

Biểu hiện khi trẻ sơ sinh ho sổ mũi

Mũi là cửa ngõ của hệ hô hấp. Phần hốc mũi có lót 1 lớp niêm mạc và bao phủ trên đó là lớp nhầy có khả năng giữ lại vi khuẩn, bụi bẩn để bảo vệ xoang mũi. Vì nhiều nguyên nhân tác động, lớp biểu mô sản sinh ra nhiều dịch, gây ra tình trạng chảy nước mũi.

Trong giai đoạn đầu, các mẹ có thể thấy dấu hiệu của trẻ bị sổ mũi là nghẹt mũi, hắt hơi và chảy nước mũi trong. Một số trường hợp khác ở trẻ sơ sinh bị ho và chảy mũi xanh hoặc xanh đặc. Trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến nhiễm khuẩn ở mũi, có mủ, dịch mũi xanh đặc.

Thông thường, tình trạng sổ mũi sẽ chấm dứt sau khoảng 10 – 14 ngày. Nếu lâu hơn và xuất hiện thêm các dấu hiệu sau thì cha mẹ nên đưa bé đi bệnh viện nhanh chóng:

  • Trẻ bỏ ăn, bỏ bú
  • Ho nhiều gây nôn, khóc không ngừng
  • Sốt rất cao, ho có đờm, ho kéo dài
  • Có triệu chứng sổ mũi do dị ứng.

Trẻ sơ sinh ho sổ mũi do nhiều nguyên nhân (Ảnh: Vinmec)

Mẹ đã biết chưa?

Trẻ sơ sinh ho sổ mũi nguyên nhân do đâu?

Miễn dịch kém

Cơ thể bé thời điểm này chưa phát triển hoàn thiện chưa thích ứng được những thay đổi của môi trường bên ngoài. Bất kỳ thay đổi nào của môi trường xung quanh cũng có thể khiến bé mẫn cảm và sổ mũi.

Không khí khô

Không khí khô là 1 trong những nguyên nhân chính khiến trẻ bị sổ mũi, do niêm mạc mũi trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với không khí khô, tình trạng này làm khô chất tiết mũi của trẻ. Khi bị sổ mũi do không khí khô, trẻ chỉ xuất hiện triệu chứng hay khịt khịt nhưng không sổ mũi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ tiếp xúc với thành phần gây dị ứng

Niêm mạc mũi trẻ rất nhạy cảm, đặc biệt với gió, bụi, khói hóa học, khói thuốc lá. Sữa cho bé bú đôi khi cũng gây sổ mũi khi bé bị ọc sữa lên mũi. Khi niêm mạc bị kích ứng bé sẽ có các biểu hiện như thở ồn ào, chảy nước mũi trong, hắt hơi….

Các loại phấn hoa, nấm mốc, lông tóc thú nuôi, côn trùng, bụi, chất gây dị ứng chứa trong sữa, thực phẩm hoặc thuốc men… rất dễ gây dị ứng, đặc biệt với trẻ nhạy cảm. Nếu các triệu chứng không được điều trị có thể kéo dài hàng tuần hoặc thậm chí vài tháng.

Cảm lạnh và cúm

Trẻ em rất dễ bị cảm lạnh và cúm, do hệ miễn dịch chưa trưởng thành. Đây là cơ hội để các loại virus xâm nhập vào cơ thể, một số trong đó có thể lây truyền từ người sang người qua không khí, nhưng phần lớn lây truyền từ tiếp xúc tay – mũi. Nhiều trường hợp cảm lạnh có thể dẫn đến nhiễm khuẩn thứ phát như viêm tai giữa hoặc viêm xoang…

Khi bị cảm cúm, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như: nhức đầu, sốt, đau cơ, nhức mỏi toàn thân, chán ăn và mệt mỏi. Các dấu hiệu trẻ sơ sinh sổ mũi do cảm lạnh và cúm là: chảy nước mũi trong, ho, sốt, khàn giọng, đau đầu, đau khớp, đau cơ hoặc đau họng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ bị ho sổ mũi kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ (Ảnh: Vinmec)

Là triệu chứng của 1 số bệnh khác

Ngoài cảm lạnh và cảm cúm, một số bệnh dưới đây cũng khiến bé 4 tháng tuổi bị ho và sổ mũi:

  • Viêm mũi họng cấp: Do phế cầu, liên cầu, virus…
  • Viêm tiểu phế quản, viêm phế quản phổi: Khi mắc bệnh bé sẽ ho, sổ mũi và có thể sẽ kèm sốt cao, thở nhanh, tím tái, rối loạn nhịp thở, li bì, bỏ bú…
  • Dị tật bẩm sinh: Hẹp lỗ mũi, phì đại lưỡi bẩm sinh, thiểu sản xương hàm dưới, mềm sụn thanh quản… những dị tật này dễ làm đường thở tăng tiết, ùn đọng nhiều dịch. Trẻ dễ bị nghẹt mũi, sổ mũi hơn các bé khác, thậm chí suy hô hấp ngay từ thời kì sơ sinh.
  • Hen suyễn: Hen suyễn là nguyên nhân khiến dịch từ mũi chảy ngược vào cổ họng sinh ra hiện tượng ho kéo dài ở trẻ.

Dị vật ở mũi

Dị vật ở mũi là một vấn đề rất nghiêm trọng đối với trẻ nhỏ, nếu bố mẹ không sớm phát hiện sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ. Các loại dị vật có thể kể đến là hạt, đậu khô, bỏng ngô, nút áo, viên bi, giấy, sỏi, đồ chơi bằng nhựa, cao su xốp hoặc pin nhỏ vào mũi.

Các dấu hiệu trẻ sổ mũi cho thấy đã có dị vật trong mũi là: thở ồn ào, nước mũi chảy ra có màu xanh lá cây hoặc vàng, đôi khi kèm máu, mũi có thể sưng lên và gây đau.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Để giúp bé thở lại bình thường, mẹ hãy loại bỏ dị vật đó, khuyến khích bé khịt mũi nhiều lần. Trong trường hợp, dị vật có kích thước lớn, hãy đưa bé đến bệnh viện nhờ bác sĩ loại bỏ dị vật, tránh gây tổn thương đến mũi.

Cách điều trị và chăm sóc khi trẻ bị ho sổ mũi

BS Lê Thu Phương – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng cho biết: Thông thường trẻ trên 7 tháng bắt đầu có hệ miễn dịch khá tốt nên nếu bị cảm lạnh mà không tiến triển và triệu chứng giảm dần, thì bệnh sẽ khỏi trong vòng 7 ngày.

Tuy nhiên, nếu bé dưới 3 tháng tuổi, hãy gọi bác sĩ sớm nếu bệnh không đỡ do đây có thể trẻ không phải mắc cảm lạnh mà bệnh nghiêm trọng hơn, đặc biệt là nếu em bé bị sốt cao hơn 38 độ, kèm them những triệu chứng như: Có triệu chứng bị đau tai hoặc khó chịu bất thường, mắt đỏ hoặc có dịch tiết mắt màu vàng hoặc xanh, trẻ bị khó thở, ho dai dẳng, có nước mũi đặc, màu xanh lá cây trong nhiều ngày,…

Dùng nước muối sinh lý

Dụng cụ hút mũi đặc biệt hiệu quả đối với trẻ nhỏ chưa biết xì mũi. Nước muối sinh lý rất an toàn, mẹ nên làm ấm nước muối, xịt vào mũi trẻ giúp rửa mũi và giảm dịch nhầy. Sau đó, mẹ tiếp tục dùng dụng cụ để hút sạch nước mũi.

Cách làm: Đặt trẻ nằm ngửa, đầu thấp hơn chân, nhẹ nhàng bóp 1 -2 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi. Sau vài phút, dùng dụng cụ hút chất nhầy ở từng bên mũi cho trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi, giảm dịch nhầy hiệu quả (Ảnh: Vinmec)

Mẹ đã biết chưa?

Chườm ấm mũi để trị sổ mũi cho trẻ 4 tháng

Nếu dịch mũi đặc khiến trẻ khó thở, bố mẹ có thể dùng một chiếc khăn mỏng thấm vào nước ấm rồi chườm lên mũi cho bé. Hơi ấm tác động vào mũi sẽ làm dịch mũi loãng hơn và chảy ra ngoài.

Tắm nước ấm

Đây cũng là cách chữa sổ mũi cho bé hiệu quả. Hơi nước ấm bốc lên làm loãng chất đờm trong đường thở, giúp bé dễ thở hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thoa dầu tràm vào lòng bàn chân

Khi con có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi xanh mẹ cần làm ngay việc xoa dầu tràm – khuynh diệp vào lòng bàn chân bé, day day lòng bàn chân chừng 1 phút mỗi bên, sau đó đeo tất cho trẻ.

Tiếp theo, mẹ có thể thoa một ít dầu tràm lên ngực, bụng và sau lưng cho con để phát huy hiệu quả nhất công dụng.

Thoa dầu vào lòng bàn chân cho bé (Ảnh: Unplash)

Cho bé bú nhiều cữ

Đối với trẻ 4 tháng tuổi thì sữa mẹ vẫn là liều thuốc tốt nhất giúp cổ họng bé có thể dịu lại, giảm nóng rát. Vì thế mẹ nên cho con bú nhiều cữ để tăng chất lỏng, giúp đẩy lùi vi khuẩn và tăng hệ miễn dịch của trẻ.

Đảm bảo môi trường xung quanh sạch và an toàn cho bé

Bố mẹ có thể tăng độ ẩm trong phòng cho bé bằng cách dùng các loại máy phun sương, máy bù ẩm hoặc đơn giản là đặt 1 chậu nước trong phòng. Không nên dùng điều hòa liên tục trong phòng bé. Phòng ốc nên được vệ sinh sạch sẽ, thay ga gối thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn và các tác nhân gây dị ứng cho bé. Các đồ vật nhiều lông hoặc có kích thước nhỏ cũng nên được đặt cách xa tầm với của trẻ.

Trong suốt hành trình phát triển, trẻ ốm sốt, quấy khóc hay sổ mũi là chuyện hoàn toàn bình thường. Sổ mũi thường không quá nghiêm trọng nhưng nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Với những thông tin trên, hy vọng các mẹ đã có thể hiểu rõ nguyên nhân và cách xử lý khi bé gặp phải tình trạng này. Chúc bé yêu của mẹ nhanh khỏe nhé.

Nguồn tham khảo: Lưu ý khi chữa ho, sổ mũi cho trẻ – Vinmec

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the AsiaparentVietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi