Trẻ 2 tuổi bị vàng da - nguyên nhân và cách xử lý

Vàng da là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, thường là vàng da sinh lý. Hiện tượng này sẽ hết dần sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên cũng có những trường hợp trẻ lớn hơn hoặc thậm chí người lớn bị vàng da do nhiều nguyên nhân. Trong bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng trẻ 2 tuổi bị vàng da, nguyên nhân và hướng xử lý.

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Dấu hiệu trẻ 2 tuổi bị vàng da

Vàng da xảy ra do sự tích tụ bilirubin trong hồng cầu cao. Bình thường sắc tố này được lọc qua gan nhưng do gan trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chức năng còn chưa hoàn thiện nên mới gây ra hiện tượng này. Khi trẻ trưởng thành hơn, khả năng hoạt động của gan tốt hơn thì tình trạng vàng da cũng giảm.

Hầu hết các trường hợp vàng da ở trẻ là vàng da sinh lý, 1 số ít là vàng da bệnh lý. Vàng da sinh lý hầu hết xuất hiện sau 24h từ khi sinh và bình thường sau 1 tuần. Vàng da sinh lý không nguy hiểm khi mức bilirubin đo được không quá 12mg% đối với trẻ sinh đủ tháng và 14mg% đối với trẻ thiếu tháng.

Trẻ bị vàng da sinh lý không nguy hiểm khi chỉ thấy vàng ở những vị trí như vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng trên rốn.

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Bệnh vàng da rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhưng nếu gặp ở trẻ 2 tuổi thì đây có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe cần lưu ý. Tùy theo bệnh lí mà trẻ có thể có một số biểu hiện đi kèm như phân bạc màu, nước tiểu vàng sậm, sốt, đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi, xuất hiện các vết bầm tím,....

Nếu trẻ 2 tuổi bị vàng da đi kèm với các triệu chứng dưới đây thì khả năng vàng da bệnh lý là rất cao:

  • Vàng da toàn thân
  • Bụng phình to, mắt đục
  • Sốt cao, bỏ ăn, mệt mỏi
  • Xét nghiệm bilirubin trong máu cao hơn bình thường

Khi có các dấu hiệu trên, cha mẹ phải đưa con đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và kết luận chính xác.

Đâu là nguyên nhân gây vàng da ở trẻ?

Khi phát hiện bé có các dấu hiệu vàng da, mẹ cần tìm nguyên nhân để điều trị kịp thời và đúng hướng. 1 số nguyên nhân khiến nồng độ bilirubin trong máu trẻ tăng lên dẫn đến vàng da bệnh lý có thể là:

  • Vàng da trước gan: Việc hủy hồng cầu tăng đột biến khiến cho khả năng chuyển hóa của gan không thực hiện kịp, từ đó dẫn đến lượng bilirubin trong máu tăng. Thường nguyên nhân này hay gặp khi trẻ bị ngộ độc thuốc, mắc bệnh sốt rét, bệnh tán huyết, bệnh tự miễn,…
  • Trẻ bị vàng da tại gan. Do sự chuyển hóa và đào thải bilirubin trong gan vượt quá khả năng. Trường hợp này hay gặp khi trẻ có vấn đề về gan như gan yếu, tổn thương, xơ gan, viêm gan hay ngộ độc thuốc, nhiễm trùng gan…
  • Vàng da sau gan: Mật từ gan không tiết theo đường mật vào ruột. Trường hợp này thường gặp khi trẻ bị viêm tắc ống mật, viêm đường mật xơ tiểu học, ung thư tuyến tụy, ung thư ống mật, sỏi mật, ung thư mật, dị dạng mật bẩm sinh, viêm tụy, nhiễm trùng, chít hẹp đường mật…
  • Trẻ mắc hội chứng Gilbert: ngăn chặn việc xử lý của mật đối với cơ thể, ảnh hưởng đến các enzym trong mật
  • Chế độ ăn uống không khoa học và lành mạnh làm cơ thể bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus
  • Theo bác sĩ Nam, viêm gan, nhiễm virus Epstein-Barr (EBV), sỏi mật, ung thư, thiếu máu tán huyết cũng là nguyên nhân gâ ệnh

Xử lý thế nào khi trẻ bị vàng da?

Bác sĩ Nam cho biết, khi thấy trẻ có dấu hiệu vàng da, kết mạc mắt vàng, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng của trẻ. Vàng da là tình trạng thường gặp ở trẻ, tuy nhiên bạn không nên chủ quan mà bỏ qua vì có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Vàng da sinh lý

Theo thời gian, vàng da sinh lý sẽ tự hết, chỉ cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt như:

  • Cho trẻ uống nhiều nước giúp gan thải độc và thanh lọc cơ thể
  • Bổ sung thêm thực phẩm như cam, quýt, rau xanh lá, sữa tươi, trứng… vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày
  • Bổ sung vitamin D để cơ thể tổng hợp hồng cầu và đào thải bilirubin khỏi cơ thể

Điều trị trẻ 2 tuổi bị vàng da bệnh lý

Nếu là vàng da bệnh lý, sau khi xác định chính xác nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp:

  • Thực hiện chiếu đèn: sử dụng năng lượng ánh sáng xuyên qua da để chuyển hóa Bilirubin tự do trong máu thành chất khác không độc sau đó đào thải ra ngoài qua đường tiêu hóa, đường tiểu
  • Vàng da do thiếu máu: bổ sung sắt và thực phẩm giàu sắt trong chế độ ăn hằng ngày. Trong trường hợp vàng da do thiếu máu hồng cầu hình liềm thì có thể chỉ định thay máu, truyền máu
  • Trẻ bị viêm gan: chỉ định thuốc chống virus hoặc steroid. Trẻ bị tổn thương gan thì bác sĩ sẽ tư vấn chế độ ăn phù hợp kết hợp lối sống lành mạnh, giúp ngăn chặn suy giảm chức năng gan
  • Phẫu thuật trong trường hợp tắc nghẽn ống mật

Bên cạnh việc điều trị bệnh vàng da ở trẻ 2 tuổi thì cha mẹ cần kết hợp chế độ chăm sóc hợp lý để trẻ nhanh khỏi, trong đó lưu ý những nguyên tắc sau đây:

  • Cho trẻ uống nhiều nước để giúp đào thải biliburin tốt nhất. Bổ sung thêm các loại nước ép trái cây, rau củ để tăng sức đề kháng và thải độc
  • Đảm bảo cho trẻ nghỉ ngơi, thư giãn đầy đủ
  • Hạn chế dung nạp protein, thay vào đó nên tăng cường thực phẩm có ích cho việc điều trị vàng da như cà chua, củ nghệ, nước mía, lúa mạch, hạnh nhân, rau mùi, chanh,…
  • Chia nhỏ bữa ăn và cho trẻ ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa; tránh thức ăn chế biến sẵn, đồ hộp, chất kích thích, đồ uống có ga...

Ngăn ngừa vàng da ở trẻ thế nào?

Để ngăn ngừa vàng da và những nguy cơ sức khỏe có thể xảy ra với trẻ, tốt nhất là cha mẹ nên:

  • Cho trẻ ăn chín uống sôi, đảm bảo nguồn thực phẩm, dụng cụ chế biến sạch sẽ
  • Đảm bảo nơi ở sạch sẽ, thoáng mát, vệ sinh thường xuyên
  • Cung cấp đủ nước cho trẻ
  • Mẹ bầu nên thăm khám định kỳ và bổ sung đủ chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai

Tình trạng trẻ 2 tuổi bị vàng da có thể khiến mẹ lo lắng vì nếu chẳng may rơi vào trường hợp vàng da bệnh lý thì việc điều trị sẽ mất nhiều thời gian và công sức. Cách đơn giản và hiệu quả để ngăn ngừa vàng da là đảm bảo chế độ dinh dưỡng và môi trường sống lành mạnh cho bé. Ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu vàng da mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi