Nếu là người đang có nguy cơ trầm cảm giữa đại dịch, bạn phải đọc bài viết này

Nhiều người bị “chôn chân” ở nhà khoảng thời gian sinh tâm lý khó chịu, bức xúc vì không giao tiếp, sự u uất kéo dài cũng là nguyên nhân khiến stress, lo âu, trầm cảm, mất ngủ gia tăng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trầm cảm trong đại dịch gần như trở thành hệ quả nghiêm trọng bên cạnh vấn đề sức khoẻ. Bất cứ đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc trầm cảm dù là người dân hay lực lượng tuyến đầu. Vì thế hay tự biết cách bảo vệ mình và những người xung quanh khỏi tâm lý này.

  • Trầm cảm trong đại dịch vì sao lại tăng cao?
  • Lời khuyên của Tổ chức Y tế Thế giới với căn bệnh trầm cảm

Trầm cảm trong đại dịch vì sao lại tăng cao?

Nếu virus Sar-Cov-2 ảnh hưởng đến lá phổi của con người thì đại dịch COVID-19 đang “an mòn” tâm trạng của con người từng ngày. Số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ mắc các bệnh tâm lý trong thời kỳ dịch bệnh đang gia tăng. GS. TS. BS. Cao Tiến Đức - Nguyên Chủ nhiệm Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103 cho rằng COVID-19 là một sang chấn nghiêm trọng tác động đến tâm lý con người mà biểu hiện là trầm cảm, lo âu, rối loạn stress sau sang chấn.

GS. Đức cũng các cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu tại khu cách ly với các đối tượng cách ly cũng như bộ phận những người phục vụ và người dân trong cộng đồng bị phong tỏa… Kết quả nghiên cứu cho thấy phản ứng tâm lý của họ rất mạnh. Trong đó người già, phụ nữ, trẻ em, người có trình độ học vấn thấp là những đối tượng dễ bị tác động tâm lý từ đó dẫn đến dễ mắc các rối loạn về tâm thần.

Xem thêm:

3 nguyên tắc nuôi dưỡng sức khoẻ tâm thần trẻ em mà bố mẹ nên thuộc nằm lòng

GS. Cao Tiến Đức lý giải những yếu tố tác động khiến bệnh nhân tâm thần gia tăng và trở nên trầm trọng hơn trong đại dịch COVID-19 như sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

1. COVID-19 gây tổn thương não

Theo nhiều nghiên cứu ở Mỹ, 30% bệnh nhân mắc COVID-19 có các di chứng về tâm thần sau khi khỏi bệnh. Bệnh nhân càng nặng thì các rối loạn tâm thần càng tăng. Một số trường hợp bị giảm trí nhớ, số khác thì sa sút trí tuệ. Vì vậy, tác động trực tiếp của bệnh lý này không chỉ gây tổn thương phổi, đường hô hấp, các cơ quan khác mà còn làm tổn thương não.

2. COVID-19 gây lo âu, sợ hãi, căng thẳng

Đối với những người chưa mắc bệnh, nguy cơ trầm cảm cũng đặc biệt cao vì nhiều người mang tâm lý lo lắng, sợ hãi rằng mình có thể bị mắc bệnh, khi mắc bệnh thì lại sợ bệnh nặng dẫn đến nguy cơ tử vong. Đối tượng dễ tổn thương tâm lý trong đại dịch không thể bỏ qua trẻ em đi cách ly, không được gần bố mẹ dẫn đến trầm cảm ở trẻ; những người thân là F1 phải đối diện với sự kỳ thị của mọi người xung quanh; hay trường hợp những người bị mất mát người thân vì dịch bệnh… Chấn thương tâm lý thường là rất nghiêm trọng với những đối tượng này.

3. Giãn cách xã hội ảnh hưởng tới kinh tế xã hội

Các ngành nghề sản xuất kinh doanh gần như bị đình trệ vì dịch bệnh. Các đơn vị kinh doanh nhỏ, tư nhân đến các doanh nghiệp lớn đều bị tổn thất rất lớn về kinh tế, thậm chí dẫn đến phá sản. Người làm thuê bị mất việc do giãn cách xã hội, người nông dân sản xuất ra hàng hóa không thu hoạch được tổn thất về mặt kinh tế, các ngành nghề du lịch, nhà hàng, khách sạn bị xoá sổ giữa đại dịch là những mảng tối mà đất nước nào cũng đang phải đối mặt. Nỗi lo về cơm áo gạo tiền từ đó mà cứ đè nặng khiến tâm lý của những người trưởng thành bị ảnh hưởng nặng nề.

4. Việc cách ly tại nhà bị hạn chế giao tiếp

Nhiều người bị “chôn chân” ở nhà khoảng thời gian sinh tâm lý khó chịu, bức xúc vì không giao tiếp, sự u uất kéo dài cũng là nguyên nhân khiến stress, lo âu, trầm cảm, mất ngủ gia tăng.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khủng hoảng tâm lý ở trẻ em và cách xử trí

Lời khuyên của Tổ chức Y tế Thế giới với căn bệnh trầm cảm

Như đã nói, trầm cảm có thể đến với bất kì đối tượng nào trong đại dịch này, người già, trẻ em, người thành niên, người dân hay lực lượng tuyến đầu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo trường hợp nhận thấy nguy cơ trầm cảm ở bản thân, bạn nên kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài, tăng tương tác, trò chuyện, chia sẻ, tâm sự với bạn bè, người thân về những lo lắng, bất an của bạn, nhờ đó có thể giảm được một phần lo âu. Ngược lại cũng hãy thể hiện sự quan tâm và giúp đỡ những người xung quanh, đặc biệt là những đối tượng dễ tổn thương vì đại dịch. Cùng giúp nhau thoát khỏi tâm trạng trầm cảm tồi tệ do đại dịch mang lại. Dưới đây là lời khuyên của WHO dành cho những đối tượng cụ thể:

Trò chuyện với mọi người khi lo âu (Nguồn: WHO)

Tìm kiếm các hoạt động lành mạnh để phân tán sự lo âu (Nguồn: WHO)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Người đang được cách ly hãy kết nối với mọi người qua mạng xã hội, điện thoại (Nguồn: WHO)

Lực lượng tuyến đầu chống dịch nên chia sẻ khó khăn cùng cấp trên, đồng nghiệp (Nguồn: WHO)

Người đang mắc bệnh hoặc nguy cơ mắc bệnh nên tìm kiếm sự động viên từ người thân (Nguồn: WHO)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu thấy bất kì ai có nguy cơ trầm cảm, hãy trò chuyện cùng họ (Nguồn: WHO)

Trầm cảm trong đại dịch COVID-19 là điều không thể tránh khỏi. Sẽ có những tổn thất về mặt tinh thần, sức khỏe nhưng bản thân người dân trong đại dịch, nhất là những người chưa mắc bệnh không nên quá lo lắng mà tự chuốc bệnh vào người. Việc lúc này chúng ta cần làm lúc này là tuân thủ các quy tắc phòng chống dịch để bảo vệ cho mình và cho cộng đồng. Rèn luyện sức khỏe, tập thể dục, ăn uống lành mạnh, chọn lựa thông tin, tăng hoạt động có ích… để có tâm lý tốt, tăng sức đề kháng với bệnh tật. 

Nguồn thông tin: Cảnh báo: Nguy cơ rối loạn tâm thần gia tăng trong đại dịch COVID-19 - Trang tin Bộ Y tế

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent  Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật  thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

hoanglan