Bạn có biết trầm cảm sau sinh ảnh hưởng gì đến sự phát triển của con?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng gì? Cả mẹ và con đều bị tác động. Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng đến bà mẹ ở mọi lứa tuổi và là một tình trạng nghiêm trọng có thể gây ra hậu quả không lường. Một nghiên cứu đã cho thấy có trầm cảm sau sinh ảnh hưởng đến IQ của con.

Ảnh hưởng của trầm cảm của cha mẹ đối với sự phát triển của trẻ

Gần đây, một nghiên cứu từ Đại học California (UC) đã phát hiện ra rằng trầm cảm sau sinh ở bà mẹ có thể dẫn đến các vấn đề phát triển ở trẻ em. Đặc biệt, ảnh hưởng trầm cảm của cha mẹ đối với sự phát triển của trẻ bao gồm việc làm giảm IQ của trẻ.

Patricia East, một nhà khoa học nghiên cứu tại UC San Diego giải thích: Những bà mẹ bị trầm cảm nặng thường không quan tâm về mặt tình cảm đến con cái cũng như không chuẩn bị tài liệu học tập để hỗ trợ con so với các bà mẹ bình thường. Chính điều này đã tác động đến IQ của đứa trẻ ở độ tuổi 1, 5, 10 và 16, và dẫn đến việc chỉ số IQ của các em ở mức trung bình và thấp hơn ở trẻ em khác.

Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng lâu dài đối với việc nuôi dạy con cái và sự phát triển của con cái. Dữ liệu cũng cho thấy các bà mẹ bị trầm cảm 12 tháng sau khi sinh con có thể tiếp tục bị trầm cảm trong một thời gian dài sau đó.

Trầm cảm sau sinh ở mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến IQ của bé

Tại sao các mẹ lại bị trầm cảm sau sinh?

Biểu hiện của trầm cảm sau sinh

Triệu chứng của trầm cảm sau sinh thường bộc phát trong khoảng 10 ngày đầu sau khi sinh. Các triệu chứng lên đến đỉnh điểm trong 3 đến 5 ngày sau đó, và thường giảm dần trong khoảng từ 24 đến 72 giờ.

Mẹ có thể bị trầm cảm bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên sau khi sinh, thường là ít nhất một tháng sau khi sinh. Các triệu chứng có thể tiếp tục kéo dài 6 tháng sau khi khởi phát, và nếu không được điều trị, có thể kéo dài sang năm tiếp theo.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguyên nhân của tình trạng này là gì?

Tình trạng này xảy ra chủ yếu do sự thay đổi nội tiết tố trong não sau khi sinh con. Sự mất cân bằng nội tiết tố trong não dẫn đến tâm trạng liên quan đến trầm cảm sau sinh, điển hình là vào ngày thứ 5 sau khi sinh.

Mẹ bị trầm cảm ảnh hưởng đến phát triển kỹ năng của bé

Mặc dù hầu hết các bà mẹ bị trầm cảm sau sinh, họ lại thường hồi phục khá nhanh. Các triệu chứng trầm cảm kéo dài có thể là một số các trường hợp đặc biệt. Cũng có thể có những lý do tâm lý xã hội làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh. Một số lý do thường gặp là:

Thiếu sự hỗ trợ

Ngoài việc cần được hỗ trợ trong quá trình mang thai và sinh nở, các bà mẹ mới cũng cần phải đối phó với công việc gia đình và việc chăm sóc con.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mệt mỏi

Sinh con là một quá trình hao tổn và mệt mỏi. Cùng với việc chăm sóc em bé là các trách nhiệm khác, nên không có gì ngạc nhiên khi phụ nữ thường hay phàn nàn về việc mất ngủ và mệt mỏi. Điều này có thể làm tăng sự tổn thương của phụ nữ và nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

Bất thường khi sinh

Phụ nữ sinh non, hoặc em bé bị dị tật bẩm sinh, có thể gây nên những căng thẳng do sự thay đổi bất ngờ trong thói quen.

Vấn đề cho con bú

Đừng cảm thấy tội lỗi nếu bạn ngưng cho con bú vì em bé của bạn có thể phát triển tốt hơn với sữa hộp.

Cảm xúc tiêu cực

Vai trò thay đổi của người mẹ có thể khiến họ cảm thấy không đủ năng lực, họ có thể có cảm giác mất tự do và mt sự kiểm soát. Đó cũng có thể làm trầm cảm thêm trầm trọng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dấu hiệu là gì?

Làm thế nào để biết bạn bị trầm cảm hay không?  Các bà mẹ đã trải qua những điều sau đây là đối tượng dễ bị trầm cảm sau sinh nhất:

  • Những chuyện không hay đã xảy ra sau lần trầm cảm sau sinh đầu tiên
  • Các cơn trầm cảm trước khi mang thai
  • Hội chứng tiền mãn kinh nghiêm trọng
  • Các hoàn cảnh hôn nhân, hoàn cảnh gia đình, công việc hoặc khó khăn tài chính
  • Mang thai ngoài ý muốn hoặc những mơ hồ về nguồn gốc thai nhi

Những vấn đề tâm lý trước khi mang thai dễ khiến các mẹ bị trầm cảm sau sinh

Nếu bạn thấy mình có bất kỳ triệu chứng nào về trầm cảm sau sinh, xin hãy thương bản thân mình. Đó KHÔNG PHẢI là lỗi của bạn và bạn không hề thất bại. Hãy tin tưởng vào bản thân và thực hiện bước tiếp theo để tìm kiếm sự giúp đỡ. 

Làm thế nào để phòng ngừa?

Chắc chắn tất cả các bà mẹ đều muốn nhanh chóng cải thiện sau khi biết về sự ảnh hưởng trầm cảm của cha mẹ đối với sự phát triển của trẻ.

Chìa khóa để phục hồi sau trầm cảm của các bà mẹ là sự can thiệp sớm. Với sự kết hợp với các liệu pháp thích hợp, tư vấn và thuốc uống (khi cần thiết), tình trạng của bạn sẽ nhanh chóng được cải thiện.

Tìm đến trung tâm tư vấn tâm lý khi có dấu hiệu trầm cảm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các địa chỉ thích hợp để điều trị trầm cảm sau sinh

  • Liên hiệp Hội phụ nữ địa phương để có thể chia sẻ với những người có cùng vấn đề trầm cảm.
  • Tìm kiếm các nhóm hỗ trợ. Các nhóm hỗ trợ là cách tuyệt vời để trình bày các vấn đề của mình mà không sợ bị xét nét. Hãy chia sẻ giải pháp với cộng đồng những bà mẹ có quan tâm.
  • Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi mua thuốc. Ngày nay, có rất nhiều phương pháp trị liệu dành cho hiện tượng trầm cảm sau sinh, bao gồm thuốc chống trầm cảm, liệu pháp chống tĩnh điện và tâm lý trị liệu. Nhưng hoàn cảnh khác nhau giữa các bà mẹ và tác dụng phụ của thuốc là những điều các bà mẹ cần lưu ý. Vì vậy, hãy luôn tham khảo ý kiến ​​các chuyên gia để được tư vấn.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

 

 

 

 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết của

myngoc