Nguyên nhân mẹ bị trầm cảm sau sinh 1 năm kể từ ngày sinh bé đầu lòng

Trầm cảm sau sinh 1 năm kể từ ngày sinh bé đầu lòng không còn là hiếm trong xã hội hiện đại. Ngày nay, mẹ bỉm sữa có nhiều mục tiêu sống và nhiều trách nhiệm phải hoàn thành. Cũng như áp lực xã hội và gia đình, mẹ rất dễ rơi vào tình trạng này trong 12 tháng đầu sau khi sanh con.

Trầm cảm sau sinh là gì?

Về cơ bản, đây là tình trạng rối loạn cảm xúc tiêu cực, liên quan đến những suy nghĩ, cảm giác mệt mỏi, buồn chán và lo lắng xuất hiện sau sinh.

Mẹ dễ bị trầm cảm sau sinh 1 năm đầu tiên của bé, nhưng phổ biến nhất là trong 3 tuần đầu tiên sau khi sinh.

Thực chất, trầm cảm sau sinh không phải là chứng bệnh hiếm gặp. Theo một thống kê gần đây, tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm chiếm khoảng 15% trong 3 tháng đầu. Và trầm cảm sau sinh 1 năm chiếm khoảng 15 - 25%.

Vì sao mẹ sinh con đầu lòng đễ bị trầm cảm sau sinh?

Hiện nay, dù có chuẩn bị kỹ đến đâu thì các chị em lần đầu làm mẹ đều không tránh khỏi những lúng túng và bỡ ngỡ. Đặc biệt ở xã hội hiện đại người phụ nữ còn mang thêm những trách nhiệm khác trong xã hội. Cùng với tâm lý nhạy cảm sau sinh, sức ép tâm lý từ gia đình và xã hội, và nếu không có ai sẻ chia thì phụ nữ sau sinh rất dễ rơi vào tình trạng trầm cảm.

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến mẹ dễ trầm cảm sau sinh 1 năm

  • Trách nhiệm nặng nề của một người mẹ trong việc chăm sóc em bé. Đặc biệt là trong lần đầu tiên, mẹ muốn mọi thứ thật tốt nhưng còn nhiều điều chưa quen.
  • Chồng ít có thời gian để giúp đỡ khiến cho người vợ cảm giác tủi thân.
  • Chịu sự can thiệp y tế ngoài mong muốn sau khi sinh.
  • Học cách cho con bú cũng là một trong những nguyên nhân, nhiều bà mẹ cảm giác đây là việc làm rất khó khăn chứ không dễ dàng gì. 
  • Nghe thấy những lời nhận xét tiêu cực từ bạn bè, người thân, y tá, hay kể cả người lạ. Những nhận xét liên quan đến em bé, góp ý vào cách nuôi con,… cho đến những việc cá nhân như nên đi làm hay ở nhà chăm con,….
  • Cảm giác như bạn không còn là chính mình nữa.
  • Sự mệt mỏi đến kiệt sức ngoài khả năng tưởng tượng của bạn.
  • Cho rằng mình thật yếu đuối vì không chịu đựng được sự vất vả. Và tự so sánh mình với những người phụ nữ xung quanh.

Xung đột giữa cách nuôi dạy con với mẹ chồng cũng là nguyên nhân khiến mẹ trầm cảm

Diễn biến tâm lý của phụ nữ bị trầm cảm sau sinh

Nguy cơ mẹ bầu sinh con so bị trầm cảm sau sinh cao hơn nhiều so với sinh con rạ. Trầm cảm sau sinh có thể nhẹ, vừa hoặc nặng, có thể thoáng qua hoặc kéo dài tùy thuộc vào tình trạng tâm sinh lý của người mẹ.

Baby Blues - Trạng thái khóc lóc và ủ rũ

Hội chứng baby blues bao gồm các triệu chứng như: lo lắng, khóc, mất ngủ, mệt mỏi, ủ rũ và buồn bã. Các triệu chứng này thường kéo dài từ 3 - 10 ngày sau khi sinh con và kết thúc trong vòng hai tuần.

Nhưng nếu những triệu chứng trên kéo dài hơn 2 tuần với những cảm xúc mãnh liệt hơn nhiều hội chứng "baby blues" lúc này có thể đã chuyển sang hội chứng trầm cảm sau sinh.

Postpartum major depression - Trầm cảm sau sinh

Hội chứng này có xu hướng phát triển sau 3 tuần và thường có xu hướng kéo dài hơn. Trong đó, rối loạn cảm xúc (mood disorders) thể hiện rõ nét và kéo dài nhất.

Các triệu chứng tâm lý hay gặp như:

  • Tâm trạng buồn bã, mệt mỏi, thiếu sinh lực, giảm hứng thú trong mọi hoạt động
  • Khó khăn tập trung hoặc quyết đoán
  • Thay đổi khẩu vị và tăng hoặc giảm cân
  • Mất ngủ hoặc ngủ nhiều
  • Suy nghĩ hành động phản ứng chậm
  • Cảm giác thiếu tự tin
  • Trạng thái lo sợ con mình sẽ bị hại và bản thân mình là người mẹ xấu và có khi có ý nghĩ tự tử,…

Nếu được phát hiện sớm và kiên trì điều trị kịp thời, hội chứng trầm cảm sau sinh thường khỏi trong vòng 6 tháng. Một số trường hợp không được điều trị, diễn biến bệnh sẽ kéo dài hơn và trở thành hội chứng rối loạn tâm thần sau sinh (postpartum psychosis).

Puerperal psychosis - Rối loạn tâm thần sau sinh

Hội chứng này dễ gặp hơn ở những phụ nữ có tiền sử bản thân hoặc người thân trong gia đình có rối loạn cảm xúc lưỡng cực hoặc bệnh tâm thần phân liệt.

Hội chứng rối loạn tâm thần sau sinh có thể xuất hiện sớm với các dấu hiệu như:

  • Kích động, lú lẫn và có vấn đề về trí nhớ
  • Hay cáu kỉnh, mất ngủ và lo lắng.

Các triệu chứng muộn hơn của hội chứng rối loạn tâm thần sau sinh bao gồm:

  • Hoang tưởng, ảo giác
  • Có những hành vi bất thường
  • Xa lánh mọi người
  • Đặc biệt là không quan tâm hoặc gây tổn thương cho chính bản thân và đứa trẻ.

Giai đoạn này khá nguy hiểm. Người mẹ cần được đưa đi gặp bác sĩ ngay và được can thiệp gấp bởi các biện pháp y tế để không xảy ra những sự việc đáng tiếc.

Làm gì khi mẹ bỉm sữa có dấu hiệu bị trầm cảm sau sinh?

  • Tập trò chuyện về những nỗi lo âu, sốc hay sợ hãi của mình với chồng, người thân và bạn bè. Đừng giữ bí mật về những cảm xúc tiêu cực.
  • Đừng quá nghiêm khắc với bản thân. Lần đầu làm mẹ, ai mà không bỡ ngỡ phải không nào? Hãy tìm sự trợ giúp từ chồng và gia đình. Và bình tĩnh, không phải bực hay cho rằng mình tệ nếu nhiều thứ chưa như ý muốn. Thử lại những lần sau, rồi bạn sẽ tốt lên thôi.
  • Cố gắng ngủ đủ giấc và tìm thời gian thư giãn để tinh thần được minh mẫn và thoải mái.
  • Ra ngoài đi dạo để hít thở không khí. Tránh ở trong nhà nhiều ngày liền.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng để cơ thể khoẻ mạnh.
  • Nếu được, hãy tìm đến chuyên gia tư vấn tâm lý để được điều trị với phương pháp cụ thể.

asian mother and baby in living room

Được mệnh danh là “sát thủ giấu mặt”, trầm cảm sau sinh có thể đến từ những nguyên nhân nhỏ nhất trong cuộc sống. Và nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, mẹ bỉm sữa có thể “nghĩ quẩn” và dẫn tới những hậu quả khó lường. Quan tâm tới sức khoẻ tinh thần giúp mẹ vui và khoẻ mạnh, gia đình hạnh phúc.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu