Tính khí của trẻ mới biết đi sẽ thay đổi rất nhiều, đây có thể được xem là thời kỳ “khủng hoảng tuổi lên 3” như nhiều phụ huynh đã chia sẻ. Bước vào giai đoạn này bạn có thể bắt gặp trẻ trở nên bướng bỉnh hoặc hiếu động hơn, tuy nhiên đừng vì thế mà cảm thấy bất lực. Dưới đây là những tuyệt chiêu cha mẹ cần nằm lòng để dạy con ngoan và hạnh phúc hơn. Cùng tìm hiểu:
- Tính khí của trẻ mới biết đi thay đổi như thế nào?
- Bé có tính khí dễ chịu và vui vẻ
- Bé nhút nhát hoặc bé nhạy cảm
- Trẻ hiếu động
- Mỗi đứa trẻ là duy nhất
Tính khí của trẻ mới biết đi thay đổi như thế nào?
Các chuyên gia nói rằng có ba loại tính cách của những em bé từ 1-3 tuổi:
- Dễ chịu hoặc vui vẻ, nhưng không hẳn lúc nào cũng như thế.
- Nhút nhát hoặc chậm hơn các bạn cùng tuổi – thường chu đáo và ít nói
- Hiếu động và phá phách – thường luôn tay luôn chân, nhanh nhẹn và vô cùng năng động.
Theo BS CKI Bùi Thị Hà – Bác sĩ Nhi – Sơ sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long, từ 1 đến 3 tuổi được coi là giai đoạn phát triển “vàng”. Vì ở giai đoạn này trẻ đã bắt đầu biết đi, biết tò mò về thế giới xung quanh mình. Lúc này trẻ có thể tự mình tiếp xúc với mọi thứ bằng cảm giác và vận động. Cùng với sự phát triển ngôn ngữ, trẻ có thể chủ động giao tiếp với những người xung quanh, bắt trước cách mà người lớn đã làm. Sự phát triển tâm lý của trẻ theo hướng tích cực hạy tiêu cực sẽ phụ thuộc rất nhiều đến cách giao tiếp, hành xử của người lớn và môi trường mà trẻ sinh sống.”
Chính vì vậy ngoài cách xác định tính khí của trẻ thì bố mẹ cũng hãy chú ý đến lời nói và hành động của mình và những người xung quanh bé. Hãy nói những lời yêu thương nhiều hơn với trẻ trong giai đoạn này, để giúp trẻ cảm nhận và học hỏi theo ngay từ lúc mới biết đi nhé.
Bé có tính khí dễ chịu và vui vẻ
Khoảng một nửa số trẻ em ở độ tuổi 1-3 là dễ tính, vui vẻ và sẵn sàng đi học, đi chơi mỗi ngày. Trẻ chịu vận động, chịu thích ứng với sự thay đổi và về cơ bản thích những người và tình huống mới. Theo các chuyên gia, trẻ thuộc loại này không dễ dàng nổi giận, nhưng họ cũng không thích bị hối thúc hay la mắng.
Đặc điểm của các em bé này là dễ từ lúc sinh ra: dễ ăn, dễ ngủ, ít quấy khóc v.v
Cha mẹ chỉ cần bình tĩnh dạy con – kèm với một vài cảnh báo vì bản thân trẻ đã rất nghe lời. Những đứa trẻ dễ dãi đôi khi có thể bị lạc lõng trong đám đông vì chúng dành quá nhiều thời gian để ở một mình với tivi hoặc ở cùng với cha mẹ.
Bố mẹ hãy chắc chắn rằng một đứa trẻ dễ tính như trên không trở thành một đứa trẻ bị bỏ rơi bởi bạn bè và gia đình.
Bạn có thể xem:
Bé nhút nhát hoặc bé nhạy cảm
Khoảng 15% trẻ em nhút nhát hoặc chậm hoạt động hơn các bạn cùng tuổi. Đến 9 tháng, nhiều bé dễ tính sẽ mỉm cười với người lạ. Nhưng những đứa trẻ nhút nhát sẽ nhăn mặt và bám lấy mẹ hay người thân. Bé sẽ vẫy tay tạm biệt chỉ sau khi một vị khách rời đi.
Trẻ em có tính cách này thường rất nhạy cảm, trẻ có thể cảm nhận về quần áo hoặc nhiệt độ trong phòng. Trẻ cần rất nhiều thời gian chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác và thường chống lại sự thay đổi. Trẻ có thể biết đi chậm và sẽ thường quan sát tỉ mỉ mọi thứ xung quanh hơn trước khi nhảy sổ vào món đồ chơi mới nào đó. Phương châm của trẻ thuộc loại này là “Một khi đã nghi ngờ, thì sẽ dừng lại ngay!”
Đây là những đứa trẻ có tâm hồn ngây thơ, tính cách hiền lành và cần được bảo vệ khỏi những lời chỉ trích và chế giễu gay gắt. Từ chối có thể làm cho một đứa trẻ nhút nhát sợ hãi và tổn thương trong suốt cuộc đời. Ngoài ra, cha mẹ cần đảm bảo trẻ có tính cách này có sự ổn định và cần nhiều thời gian để xử lý các khủng hoảng cuộc sống hơn bình thường; bé thuộc tính cách này không thể vội vã mặc quần áo hoặc ngồi trên đùi ông già Noel, vì vậy đừng ép trẻ chỉ làm cho trẻ co rút và nhút nhát hơn mà thôi.
Trẻ hiếu động
Khoảng một trong 10 trẻ từ 1-3 tuổi là một đứa trẻ có ý chí mạnh mẽ, đầy thách thức. Cha mẹ nên biết rằng nếu mình có một đứa con thuộc dạng tính khí hiếu động này là vì những em bé này có phần của ‘trẻ’ nhiều hơn.
“Đó là những đứa trẻ: Tích cực hơn. Nôn nóng hơn. Bốc đồng hơn. Bất chấp hơn. Dữ dội hơn. Nhạy cảm hơn. Cứng đầu hơn (hay Lì hơn).”
Lời khuyên số 1 cho các bậc cha mẹ có con với tính cách trẻ này là giữ cho chúng hoạt động, vận động liên tục. Đưa con ra ngoài chơi nhiều hơn.
Bạn có thể xem:
Mỗi đứa trẻ là duy nhất
Tất nhiên, không có đứa trẻ nào được định nghĩa chỉ bằng một loại tính khí rõ ràng. Nhưng ba loại này có thể phục vụ như một hướng dẫn về cách tương tác và nuôi dạy trẻ theo tính khí thể hiện rõ rệt nhất của trẻ.
Bác sĩ nhi khoa Harvey Karp, tác giả cuốn sách The Happiest Toddler on the Block, cho biết nếu trẻ sơ sinh là thiên thần, thì trẻ mới biết đi là những người thượng cổ.
Bác sĩ Karp nói. “Trẻ em giống như những bông hoa, mỗi người là khác nhau, nhưng đặc biệt. Vì vậy, cho dù con bạn là một bông anh túc vui tươi hay tím tái, hãy yêu thương và chúc mừng con bạn vì sự độc đáo của chúng.”
Bước đầu tiên là tìm ra tính cách của trẻ mới biết đi của bạn. Trong cuốn sách The Happiest Toddler on the Block, Bác sĩ Karp đã viết: “Tính khí giải thích tại sao một số người trong chúng ta có thể ngủ với TV trong khi những người khác không chịu nổi tiếng ồn dù nhỏ nhất, tại sao một số người dễ dàng tha thứ và những người khác không thể buông tay, hiểu tính khí sẽ giúp bạn biết khi nào nên nuông chiều và khi nào nên thúc đẩy những đứa trẻ của mình”.
Theo The Asianparent
Nguồn tham khảo: Các giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ từ sơ sinh đến vị thành niên – Vinmec
Xem thêm bài:
-
Cẩm nang hành vi bé – Tính khí của bé – Nó là gì và tại sao nó quan trọng?
- Người lạ ơi, tại sao bé sợ đến vậy? Tuyệt chiêu giúp con trở nên mạnh dạn hơn
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!