Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có uống được nước dừa không?

Mặc dù tiểu đường thai kỳ được xếp vào dạng đái tháo đường tuýp 3 nên chỉ số đường huyết sẽ trở lại bình thường sau khi sinh. Nhưng trong một số trường hợp bị rối loạn dung nạp glucose, bệnh sẽ tiến triển thành tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bị tiểu đường thai kỳ có uống được nước dừa không? Đây là thắc mắc của nhiều phụ nữ được khuyến cáo cần theo dõi tiểu đường khi mang thai vì một số thông tin lan truyền cho rằng uống nước dừa sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Thực hư vấn đề này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết này nhé!

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Theo thống kê, cứ 7 mẹ bầu lại có 1 người cần theo dõi tiểu đường khi lượng đường trong máu tăng cao dẫn đến xuất hiện đường trong nước tiểu. Khi mang thai, các hormone của nhau thai làm rối loạn việc sản xuất insulin từ tụy để điều hòa glucose máu. Rối loạn này gây ra tình trạng tụy không thể sản xuất đủ lượng insulin cần thiết, dẫn đến glucose máu tăng cao, kéo theo lượng đường trong máu cũng tăng cao.

Đây là biến chứng y tế phổ biến nhất trong thai kỳ, chiếm khoảng 3,3% tổng số các ca mang bầu. Nguyên nhân có thể một phần do chị em đã có sẵn bệnh lý trong người hoặc trong thời gian mang thai, quá trình ăn uống, tẩm bổ, vận động chưa thực sự khoa học cũng là lý do dẫn đến tình trạng không kiểm soát được cân nặng và được khuyến cáo cần theo dõi các chỉ số liên quan đến đường huyết.

Do tiểu đường thai kỳ hầu như không có dấu hiệu nhận biết rõ rệt nên khi có các dấu hiệu như mệt mỏi, khát nước nhiều, đi tiểu thường xuyên và lượng nước tiểu nhiều, v.v., các mẹ bầu thường chủ quan cho rằng đó là do ảnh hưởng của thai nhi. Vì vậy, ngoài chế độ ăn uống, vận động hợp lý trong suốt quá trình mang thai, từ tuần 24 đến tuần thứ 28, các chị em cũng nên tiến hành xét nghiệm máu hoặc dung nạp glucose để tầm soát bệnh. Theo các chuyên gia thì chỉ số đường huyết trong ngưỡng cho phép đối với các mẹ mang thai là 50 đến 100mg/dL (đêxilit).

Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với mẹ và bé

Mặc dù tiểu đường thai kỳ được xếp vào dạng đái tháo đường tuýp 3 nên chỉ số đường huyết sẽ trở lại bình thường sau khi sinh. Nhưng trong một số trường hợp bị rối loạn dung nạp glucose, bệnh sẽ tiến triển thành tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách.

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng thế nào đến thai phụ

Thai phụ đái tháo đường thai kỳ có tỷ lệ bị sẩy thai, thai lưu, sinh non, huyết áp cao, đa ối, nhiễm trùng tiết niệu, tiền sản giật, băng huyết sau sinh cao hơn các mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh. Thậm chí những thai phụ có tiền sử tiểu đường thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường trong những lần mang thai tiếp theo và dễ bị béo phì, tăng cân mất kiểm soát sau sinh nếu không có chế độ sinh hoạt hợp lý.

Tác động đến thai nhi

Mẹ bầu bị đái tháo đường thì thai nhi trong bụng mẹ sẽ dễ bị dị tật, chậm phát triển hoặc thai quá to nên khi sinh thường xảy ra các biến chứng như tử vong, gãy xương đòn, trật khớp vai, suy hô hấp, vàng da bệnh lý. Đặc biệt, trẻ được sinh ra từ những bà mẹ bị tiểu đường cũng thường có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn và bị mắc một số rối loạn tâm thần – vận động.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bị tiểu đường thai kỳ có uống được nước dừa hay không?

Đối với các mẹ bầu được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ thì các bác sĩ sẽ có chỉ định theo dõi cụ thể kèm theo những khuyến cáo về chế độ ăn uống, vận động để kiểm soát và phòng ngừa các biến chứng sản khoa. Chính vì vậy, tâm lý chung của các mẹ khi muốn thay đổi chế độ ăn uống là ngay lập tức giảm tinh bột và các loại hoa quả, thực phẩm nhiều đường hay có vị ngọt. Nước dừa cũng là loại đồ uống nằm trong danh sách mà các mẹ bầu thường kiêng khem khi bị đái tháo đường.

Tuy nhiên, trái với thông tin mà các mẹ thường rỉ tai nhau, nước dừa lại là đồ uống có tác dụng quan trọng trong kiểm soát cân nặng đối với tất cả các bệnh nhân bị đái tháo đường kể cả phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ. Theo các chuyên gia Dinh dưỡng và Nội tiết, do nước dừa có chứa ít calo và chất béo, cải thiện quá trình lưu thông của máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp đốt cháy nhiều calo nên rất có lợi cho những bệnh nhân đái tháo đường. Thành phần Kali và Axit Lauric có trong nước dừa cũng có tác dụng điều hòa huyết áp, tăng hàm lượng cholesterol tốt cho cơ thể, giúp ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm về tim mạch mà các thai phụ bị tiểu đường dễ mắc phải.

Với những tác dụng tuyệt vời này, các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể yên tâm uống nước dừa mà không cần phải quá lo lắng đối với những ảnh hưởng về sức khỏe.

Uống nước dừa như thế nào cho tốt đối với mẹ bầu tiểu đường thai kỳ?

Cũng theo Đông y, nước dừa có vị ngọt thanh, tính mát nên luôn được xem là loại đồ uống an toàn và tốt cho sức khỏe. Nguồn dinh dưỡng dồi dào từ nước dừa cũng cung cấp những dưỡng chất thiết yếu nhưng vẫn giúp người bệnh kiểm soát được cân nặng và ngăn ngừa đường huyết tăng nhanh. Tuy nhiên, nước dừa cũng là loại đồ uống có tính hàn và vị ngọt nên không phải cứ uống nhiều nước dừa là tốt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, mẹ bầu bị tiểu đường thai kì nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ về liều lượng và thời gian khi sử dụng loại đồ uống này để kiểm soát tốt nhất căn bệnh của mình.

Xem nước dừa như một bữa ăn phụ

  • Nên chọn mua dừa nguyên quả và còn trong buồng, bổ trực tiếp để lấy nước uống. Mỗi ngày chỉ nên uống từ 1 đến 2 quả, không nên ăn cùi dừa vì trong cùi dừa có chứa nhiều axit béo no không tốt cho bệnh tiểu đường.
  • Không nên uống quá nhiều nước dừa một lúc. Ngay cả khi được lựa chọn như một bữa phụ thì các mẹ bầu cũng không nên uống nước dừa quá nhanh, quá nhiều 1 lúc mà nên uống từ từ và chia lượng nước dừa thành nhiều lần để thưởng thức.

Uống nước dừa vào thời điểm thích hợp

  • Không nên uống nước dừa với đá hoặc khi cơ thể đang nóng, đổ mồ hôi hoặc vừa vận động.
  • Hạn chế uống nước dừa trong 3 tháng đầu, lúc này thai nhi chưa thực sự ổn định dễ khiến tình trạng ốm nghén nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, những mẹ có tiền sử huyết áp thấp cũng được khuyến cáo không nên lạm dụng nước dừa khi cảm thấy mệt mỏi.
  • Chỉ nên uống nước dừa vào ban ngày. Vào buổi tối, cơ thể cần được nghỉ ngơi bằng một giấc ngủ. Uống nước dừa buổi tối làm mẹ bầu thường xuyên phải đi tiểu đêm nhiều hơn do nước dừa có tính hàn, lợi tiểu. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến mẹ bị viêm đường tiết niệu nếu không được chú ý.

Bài viết trên đây chắc hẳn đã giúp các mẹ có được câu trả lời cho riêng mình về câu hỏi “Bị tiểu đường thai kỳ có nên uống nước dừa hay không”? Ngay cả khi cần theo dõi đường huyết thai kì thì cũng không cần phải quá lo lắng những ảnh hưởng về sức khỏe nếu đây là đồ uống yêu thích của các mẹ. Hãy là những bà mẹ thông thái để cải thiện sức khỏe cho mẹ và giúp thai nhi phát triển tốt hơn khi áp dụng chế độ dinh dưỡng và tập luyện thích hợp. Chúc các mẹ có một thai kì khỏe mạnh!

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi