Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không đối với mẹ bầu và thai nhi?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của bé có bị đe doạ? Rất nhiều thông tin về căn bệnh khá phổ biến này mà các chị em nên biết khi mang thai.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Chúng ta ăn uống hàng ngày. Lượng carbohydrates từ bữa ăn được hấp thu vào đường ruột như glucose và hòa tan trong máu. Với sự trợ giúp của insulin (một loại hormone do tuyến tuỵ tiết ra), glucose được đưa vào các tế bào và trở thành nguồn năng lượng của cơ thể.

Nhưng nếu cơ thể không sản xuất đủ insulin, hoặc glucose tăng cao khiến việc xử lý của insulin không đáp ứng được, thì một lượng lớn glucose bị dư thừa trong máu và không được chuyển hóa thành nguồn năng lượng của cơ thể.

Khi mang thai, cơ thể bạn tự nhiên trở nên kháng insulin hơn để có nhiều glucose nuôi dưỡng em bé. Nhưng nếu tuyến tụy không thể theo kịp nhu cầu insulin tăng trong thai kỳ, lượng đường trong máu tăng quá cao do các tế bào không sử dụng glucose. Điều này dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ không kéo dài vĩnh viễn. Khi em bé được sinh ra, lượng đường trong máu rất có thể sẽ trở lại bình thường một cách nhanh chóng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đối tượng có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ?

  • Mẹ bầu thừa cân, béo phì.
  • Người có tiền sử gia đình: có người bị đái tháo đường, đặc biệt là người đái tháo đường thế hệ thứ nhất.
  • Mẹ từng sanh em bé hơn 4kg
  • Thai kỳ trước đây mẹ đã mắc tiểu đường thai kỳ
  • Tuổi càng cao thì nguy cơ càng tăng, mẹ bầu lớn hơn 35 tuổi là yếu tố nguy cơ cao của đái tháo đường thai kỳ.
  • Mẹ bầu có tiền sử sản khoa bất thường: thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, sanh non, thai dị tật.
  • Chủng tộc: người châu Á có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ cao.
  • Người mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Khi nào thì bệnh tiểu đường thai kỳ được phát hiện?

Bệnh thường tiểu đường thai kỳ sẽ xuất hiện từ tuần mang thai thứ 24 – 28. Vì vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ, quá trình và hoạt động liên quan đến việc sản sinh insulin đều bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố sinh sản. Đây là nguyên nhân tại sao việc kiểm tra sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ được yêu cầu theo định kỳ đối với phụ nữ mang thai cho dù thai phụ có tiền sử bệnh hay không. Vậy thai phụ bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không đối với mẹ và bé?

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

3-7% tổng số phụ nữ mang thai mắc tiểu đường thai kỳ, có nhiều nguy cơ cho người mẹ và thai nhi nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai phụ bị ảnh hưởng như thế nào?

  • Cao huyết áp: gây ra nhiều biến chứng cho mẹ và thai nhi như: tiền sản giật, sản giật, tai biến mạch máu não, suy gan, suy thận, thai chậm phát triển trong tử cung, sinh non và tăng tỷ lệ chết chu sinh.
  • Đa ối: dịch ối nhiều gây sinh non ở thai phụ.
  • Thai to gây sang chấn đường sinh dục khi sinh (tổn thương trực tràng, sa sàn chậu, sa bàng quang).
  • Nhiễm khuẩn niệu: kiểm soát glucose huyết tương không tốt càng tăng nguy cơ nhiễm khuẩn niệu. Nếu không được điều trị sẽ dễ dàng dẫn tới viêm đài bể thận cấp. Từ đó gây ra rất nhiều các tai biến khác như nhiễm ceton, sinh non, nhiễm trùng ối.
  • Nguy cơ bị tiểu đường típ 2 sau sinh.

Còn thai nhi sẽ bị ảnh hưởng gì khi mẹ bị tiểu đường thai kỳ?

Hầu hết trẻ có mẹ bị tiểu đường thai kỳ đều khá khoẻ mạnh nếu mẹ được theo dõi và điều trị. Tuy nhiên, vẫn có những nguy cơ bé có thể gặp như sau:

  • Thai tăng trưởng quá mức là hậu quả của tăng vận chuyển glucose từ mẹ vào thai. Lượng glucose này đã kích thích tụy của thai nhi bài tiết insulin, làm tăng nhu cầu năng lượng của thai nhi, kích thích cân nặng thai tăng.
  • Hạ glucose huyết tương và các bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh.
  • Bệnh lý đường hô hấp: Hội chứng nguy kịch hô hấp.
  • Tử vong khi vừa mới sinh.
  • Vàng da sơ sinh.
  • Các ảnh hưởng lâu dài đến bé. Bé khi lớn sẽ dễ bị béo phí và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao.

Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ thì nên làm gì?

  • Giám sát lượng đường trong cơ thể với thiết bị kiểm tra máu gọi là máy đo đường huyết.
  • Chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ chất dinh dưỡng
  • Duy trì các hoạt động vận động thể chất như tập yoga, đi bộ,…
  • Uống thuốc hay tiêm isulin dưới sự chỉ định của bác sĩ
  • Đi khám đầy đủ và đúng theo lịch hẹn của bác sĩ

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không phụ thuộc khá nhiều vào người mẹ. Sàng lọc tiểu đường thai kỳ giúp phát hiện sớm, có biện pháp quản lý đường huyết; đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, tránh biến chứng…

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu