Tiểu đường thai kỳ 2 tháng cuối làm tăng nguy cơ sinh non

80% mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể kiểm soát tốt đường huyết của mình thông qua chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý kết hợp với các bài tập thể dục nhẹ nhàng. Mục tiêu là đưa mức đường huyết về ngưỡng an toàn, giữ cân nặng ở mức hợp lý, giúp ngăn chặn hoặc làm chậm tiến triển của các biến chứng bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiểu đường thai kỳ 2 tháng cuối là hiện tượng xảy ra do mẹ và thai nhi tăng cân nhiều. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức của khỏe của mẹ và bé. Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về hiện tượng này.

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Bác sĩ Vũ Nhật Nam - Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh

Thế nào là tiểu đường thai kỳ?

Tiểu đường thai kỳ là hiện tượng rối loạn dung nạp glucose xảy ra ở phụ nữ có thai. Hiện tượng này thường xuất hiện 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Tình trạng này thường không có triệu chứng nên khó phát hiện và sẽ biến mất sau 6 tuần kể từ khi sinh.

Tiểu đường thai kỳ gây nên nhiều biến chứng cho mẹ và thai nhi

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ

  • Người bị thừa cân, béo phì.
  • Gia đình có tiền sử bị bệnh đái tháo đường.
  • Mang thai khi trên 35 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao.
  • Tiền sử sản khoa bất thường: thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, sanh non, thai dị tật.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Tiền sử bất thường về dung nạp glucose bao gồm tiền sử đái tháo đường thai kỳ trước, glucose niệu dương tính.
  • Có tiền sử sinh con trên 4kg.

Tiểu đường thai kỳ 2 tháng cuối có nguy hiểm không?

Khi mắc tiểu đường thai kỳ 2 tháng cuối, sức khỏe của thai phụ và thai nhi bị ảnh hưởng khá nhiều. Cụ thể như sau:

Ảnh hưởng đối với thai phụ

Nhiễm toan ceton

Đây là triệu chứng cấp tính của tiểu đường. Insulin sụt giảm nhanh chóng, dẫn đến máu có xu hướng có tính axit, gây ra ketonemia và ketonuria, rất nguy hiểm cho cơ thể.

Cao huyết áp

Thai bị bị tiểu đường khả năng bị cao huyết áp cao hơn thông thường. Điều này dễ dẫn đến tình trạng tiền sản giật, sản giật, tai biến mạch máu não, sinh non. Tỷ lệ các thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ bị tiền sản giật khoảng 12%. Cao hơn so với các thai phụ không bị đái tháo đường thai kỳ.

Sinh non

Bị tiểu đường thai kỳ 2 tháng cuối sẽ tăng nguy cơ sinh non cao hơn thông thường. Các nguyên nhân dẫn đến sanh non là do kiểm soát glucose huyết muộn, nhiễm trùng tiết niệu, đa ối, tiền sản giật, tăng huyết áp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiểu đường thai kỳ tăng nguy cơ sinh non

Sẩy thai, chết lưu

Thai phụ bị đái thào đường sẽ tăng nguy cơ sẩy thai tự nhiên. Vì thế các thai phụ hay bị sẩy thai liên tiếp cần phải được kiểm tra glucose thường xuyên.

Nhiễm khuẩn niệu

Tiểu đường thai kỳ làm giảm khả năng kiểm soát glucose huyết tương. Dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn niệu. Đây là bệnh không có triệu chứng lâm sàn. Nếu không được điều trị sẽ dễ gây viêm đài bể thận cấp. Gây ra rất nhiều các tai biến khác như nhiễm ceton, sinh non, nhiễm trùng ối.

Ảnh hưởng sức khỏe lâu dài: Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ sẽ có nguy cơ tiếp tục mắc bệnh có các lần mang thai tiếp theo. Và có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trong tương lai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ảnh hưởng đến thai nhi

Thai nhi phát triển quá mức

Việc rối loạn vận chuyển glucose từ mẹ vào thai nhi sẽ kích thích tụy của thai nhi bài tiết. Từ đó làm tăng nhu cầu năng lượng của thai nhi, kích thích thai phát triển.

Tiểu đường thai kỳ khiến thai nhi tăng trưởng mạnh

Bệnh lý đường hô hấp

Hội chứng suy hô hấp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở thai nhi. Chiếm tỷ lệ 30% ở trẻ sơ sinh của các thai kỳ có đái tháo đường.

Vàng da sơ sinh

Tăng hủy hemoglobin dẫn đến tăng bilirubin huyết tương gây vàng da sơ sinh, xảy ra khoảng 25% ở các thai phụ có đái tháo đường thai kỳ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các ảnh hưởng lâu dài

Tiểu đường thai kỳ sẽ khiến thai nhi dễ bị béo phì trong tương lai. Trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ đái tháo đường. Tng gấp 8 lần khi đến 19 đến 27 tuổi.

Tiểu đường thai kỳ 2 tháng cuối là bệnh lý hết sức nguy hiểm gây ra nhiều biến chứng cho mẹ và thai nhi. Do đó, mẹ cần phải theo dõi sức khỏe thường xuyên để kịp thời điều trị. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên có chế độ ăn uống hợp lý, để bảo vệ sức khỏe mẹ lẫn thai nhi.

Chế độ ăn giúp phòng tránh tiểu đường thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các mẹ bầu phòng tránh tiểu đường thai kỳ. Bạn cần duy trì việc ăn uống lành mạnh để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Bà bầu nên cắt giảm chất béo bão hòa trong khẩu phần ăn. Bạn có thể sử dụng dầu cải, dầu đậu phộng, dầu oliu nguyên chất, đồng thời thay thế bơ sữa bằng bơ hạt để cân bằng đường huyết. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung vào bữa ăn hằng ngày thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, trái cây...

Thực phẩm giàu chất xơ tốt cho sức khỏe mẹ bầu

Đối với phụ nữ thừa cân, bạn cũng nên có kế hoạch giảm cân hợp lý khi trước khi mang thai. Các chuyên gia khuyên rằng, bạn không nên thực hiện giảm cân trong lúc mang thai để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên chú ý ăn uống ra sao để đảm bảo an toàn? Mẹ có sinh thường được không?

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: 

80% mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể kiểm soát tốt đường huyết của mình thông qua chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý kết hợp với các bài tập thể dục nhẹ nhàng. Mục tiêu là đưa mức đường huyết về ngưỡng an toàn, giữ cân nặng ở mức hợp lý, giúp ngăn chặn hoặc làm chậm tiến triển của các biến chứng bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Mẹ bầu cần nắm rõ lượng carbon hydrate cần thiết cho cơ thể, đồng thời nên theo dõi mức đường huyết thường xuyên sau mỗi bữa ăn để đánh giá xem liệu khẩu phần ăn của mình đã hợp lý chưa, có ảnh hưởng đến đường huyết của bản thân nhiều không. Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ nên tiêu thụ các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (chỉ số GI) như các loại rau xanh, các loại đậu ( đậu đỏ, đậu nành...), một số trái cây như táo, cam, lê, đào, nho... Đồng thời, cũng nên cố gắng tiêu thụ các thực phẩm nhiều protein, nhiều nạc như cá, thịt bò, thịt gia cầm...

Mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ nếu không có biến các biến chứng ảnh hưởng đến thai nhi cũng như sức khỏe mẹ vẫn theo dõi sinh thường vì các nguy cơ cho mẹ sẽ thấp hơn khi đẻ bằng đường dưới. Nếu trong quá trình mang thai có thay đổi bất thường gì đối với cả mẹ và trẻ trên mẹ bầu mắc đái tháo đường thai kỳ, nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra và tư vấn tốt nhất.

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiểu đường khi mang thai "nguy hiểm tiềm ẩn" nhưng có thể phòng tránh được

6 Triệu chứng tiểu đường thai kỳ mẹ nên nhận biết sớm để điều trị kịp thời

Ăn gì dễ bị tiểu đường thai kì? Các mẹ đừng chủ quan nhé!

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Vũ Mỵ