Tiểu buốt sau sinh: Vấn đề tế nhị không của riêng bà mẹ nào!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiểu buốt sau sinh chắc hẳn sẽ khiến nhiều mẹ khó chịu. Mẹ có thể cảm thấy như bị rút cạn kiệt năng lượng vì đến việc đi vệ sinh thôi mà còn gặp vấn đề. Nhưng đừng lo, sẽ luôn có cách để giảm đau và khó chịu cho mẹ.

Tiểu buốt sau sinh có phải là vấn đề lớn không?

Tiểu buốt sau sinh không phải là vấn đề hiếm. Thông thường, cơn đau khi đi tiểu sẽ xảy ra trong 6 tuần đầu sau khi sinh. Đặc biệt là nếu mẹ sinh thường.

Đau, sưng môi âm đạo (âm hộ), khu vực giữa cửa âm đạo và hậu môn (đáy chậu) ảnh hưởng đến 90% phụ nữ sau khi sinh con. Tiểu buốt có thể xảy ra do:

  • Sưng vùng âm đạo sau khi sinh thường
  • Rách xung quanh khu vực niệu đạo
  • Tổn thương niệu đạo nếu bạn đặt ống thông vào bàng quang khi sinh
  • Cắt tầng sinh môn hoặc rách âm đạo
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu

Bạn nên làm gì nếu bạn bị tiểu buốt sau khi sinh?

  • Nế bạn bị rách âm đạo, cách điều trị tốt nhất và dễ dàng nhất là thuốc bôi capocaine (làm tê các vùng bị ảnh hưởng). Tắm ngồi và ibuprofen cũng có thể giúp âm đạo phục hồi. Tắm ngồi (sitz bath) là phương pháp ngồi trong nước ấm để giảm đau hoặc sưng ở hậu môn, cửa âm đạo.
  • Một mẹo khác là rót nước ấm đầy một chai nhựa và đổ vào âm đạo khi đi tiểu. Nước ấm sẽ làm sạch khu vực này và giảm bầm tím, sưng.
  • Khi có thể, hãy đi bộ. Trọng lực và chuyển động giúp cơ thể của bạn hoạt động trở lại.
  • Uống nhiều nước để thôi thúc cơ thể đi tiểu. Nước còn giúp bạn không bị táo bón sau sinh.

Âm đạo bạn rất đàn hồi. Nó sẽ phục hồi tốt sau khoảng 6 đến 10 tuần. Trong thời gian đó, hãy luôn giữ cho âm đạo sạch sẽ, ngồi xuống từ từ để tránh làm vết thương lâu phục hồi.

Làm sao để đi tiểu dễ dàng hơn sau khi sinh?

Bạn nên đi tiểu thường xuyên. Điều này sẽ giúp bàng quang không bị quá đầy nước. Bạn có thể bị rò rỉ nước tiểu 3 tháng hoặc lâu hơn sau khi sinh.

Vấn đề này được gọi là tiểu không tự chủ. Ho, hắt hơi, cười, hoạt động thể chất đều có thể khiến bạn tiểu không tự chủ. Các bài tập kegel là cách tốt nhất để luyện cơ vùng chậu, giúp kiểm soát nước tiểu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiểu buốt có phải dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh?

Tỷ lệ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) sau sinh là khoảng 2,8%, ở cả người sinh mổ và sinh thường. Người sinh mổ sẽ dễ gặp vấn đề này hơn do đặt ống thông. Sử dụng băng vệ sinh sau sinh cũng khiến bạn bị tăng nguy cơ mắc UTI.

Dấu hiệu UTI ở phụ nữ sau sinh 

Đi tiểu đau, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, có máu trong nước tiểu và sốt là triệu chứng của UTI. Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Đau lưng và đau bụng dưới
  • Nước tiểu đục hoặc sẫm màu, có mùi lạ
  • Cảm thấy mệt mỏi hoặc run rẩy
  • Đau, áp lực ở khu vực bàng quang
  • Thường xuyên thức dậy khi đang ngủ để đi tiểu
  • Sốt hoặc ớn lạnh (thường chỉ xảy ra khi UTI ảnh hưởng đến thận).

Điều quan trọng cần nhớ là phải đi tiểu trong vòng sáu đến tám giờ sau khi sinh. Điều này giúp bạn không bị nhiễm trùng đường tiết niệu và tổn thương khi bang quang quá đầy. Nếu không thể đi tiểu, bạn có thể cần đặt ống thông tiểu để dẫn lưu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Làm thế nào dể phát hiện nhiễm trùng đường tiết niệu?

Số lượng vi khuẩn và bạch cầu trong mẫu nước tiểu là cơ sở để chẩn đoán nhiễm trùng tiểu. Chẩn đoán đúng là rất quan trọng vì những triệu chứng này cũng có thể được gây ra bởi các vấn đề khác như nhiễm trùng âm đạo hoặc âm hộ.

Bạn nên đi khám bác sĩ và xét nghiệm nước tiểu để xác định chính xác vấn đề của mình. Nếu bị UTI, thông thường bạn cần dến kháng sinh để điều trị.

Nhưng nếu bạn đang cho con bú, lựa chọn thuốc là điều đáng lưu tâm. Bạn không nên tự ý mua thuốc để điều trị mà phải đến bác sĩ để được kê đơn thuốc không ảnh hưởng đến em bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiểu buốt sau sinh là vấn đề tế nhị của nhiều bà mẹ. Nó không quá đáng lo. Nhưng nếu bạn thấy những dấu hiệu khác có thể là nhiễm trùng đường tiết niệu, hãy đến bác sĩ càng sớm càng tốt.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Quỳnh Hoa