Vì sao mẹ bầu hay bị tiểu buốt khi mang thai? Liệu có ảnh hưởng đến sức khoẻ thai nhi?

Cách chữa tiểu buốt ở phụ nữ mang thai quan trọng nhất là không bao giờ được nhịn uống vì sợ đi tiểu nhiều. Đồ uống, nhất là nước lọc đóng vai trò quan trọng cho sức khoẻ của mẹ và giữ cho mực nước ối ổn định, đảm bảo bào thai phát triển tốt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách chữa tiểu buốt ở phụ nữ, đặc biệt là các thai phụ, bạn nên ăn nhiều trái cây, rau, và các thực phẩm giàu chất xơ khác, uống 8 ly nước hàng ngày và duy trì trong thời gian dài. Bạn cũng có thể hỏi bác sỹ chuyên khoa về thuốc làm mềm phân nếu như giải pháp ăn uống không cải thiện nhiều cho bạn.

  • Tiểu buốt khi mang thai có nguy hiểm không?
  • Nguyên nhân gây tiểu buốt khi mang thai
  • Triệu chứng của bệnh tiểu buốt ở bà bầu
  • Cách chữa chứng tiểu rắt tiểu buốt khi mang thai
  • Khi nào bệnh trở nên nghiêm trọng cần đi khám bác sĩ?

Tiểu buốt khi mang thai có nguy hiểm không

Khi mang thai đặc biệt là những tháng đầu và cuối thai kỳ là những giai đoạn quan trọng nhất. Trong những giai đoạn này, mẹ bầu thường có biểu hiện bất thường như nhu cầu đi vệ sinh nhiều hơn.

Bà bị tiểu buốt ngoài nguyên nhân do rối loạn nội tiết tố ở giai đoạn đầu thai kỳ thì mẹ bầu có thể mắc một số bệnh lý thường gặp như:

  • Tiểu buốt do nhiễm trùng: Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng hơn 55% mẹ bầu bị chứng tiểu buốt. Mẹ bầu ở các giai đoạn đầu thai kỳ thường bị rối loạn nội tiết tố, hệ miễn dịch suy giảm. Các vi khuẩn dựa vào đây mà xâm nhập qua niệu đạo gây nên nhiễm trùng ở niệu đạo, bàng quang và thận. Mặc dù không nguy hiểm nhưng nếu không chữa trị kịp thời thì sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm dẫn đến viêm thận ở người mẹ và ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Một loại viêm nhiễm thứ hai chính là lây qua đường tình dục. Quan hệ không an toàn, mắc một số bệnh như bệnh lậu, herpes sinh dục cũng sinh ra chứng tiểu buốt ở mẹ bầu.

Ngoài ra chứng tiểu buốt khiến các mẹ bầu khó chịu, đừng quá lo lắng vì bệnh có thể cơ địa của mẹ nóng hay do những biến đổi của cơ thể khi mang thai. Mặc dù không quá nguy hiểm nếu được chữa trị đúng cách. Nhưng nếu dấu hiệu này xuất hiện trong thời gian dài hãy đi bệnh viện kiểm tra để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi nhé.

Tiểu buốt khi mang thai có nguy hiểm không? (Nguồn ảnh: istockphoto)

Bạn có thể xem:

Chữa đi tiểu buốt cho bà bầu có phải đến bệnh viện hay có thể trị tại nhà?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguyên nhân gây tiểu buốt khi mang thai

Nguyên nhân không do bệnh lý

Phụ nữ mang thai có nhu cầu đi vệ sinh thường xuyên do nội tiết tố trong cơ thể đào thải tạo nên nhu cầu lớn. Đây là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường bởi trong thời gian thai kì, tử cung của thai phụ càng ngày càng lớn lại nằm ở vị trí tiểu khung đè lên bộ phận bàng quang gây nên chứng tiểu nhiều, tiểu buốt.

Nguyên nhân bệnh lý

Nhiễm trùng đường tiết niệu được coi là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tiểu buốt ở bà bầu. Hiện tượng này do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu thông qua niệu đạo gây nên viêm nhiễm, từ đó tạo tác nhân cho chứng tiểu buốt. Nếu để lâu bệnh sẽ biến chứng nguy hiểm, có thể lây lan từ bàng quang lên niệm quản và thận… Vì thế cần có sự phát hiện kịp thời để chữa trị, tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Nguyên nhân gây tiểu buốt khi mang thai (Nguồn ảnh: istockphoto)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Triệu chứng của bệnh tiểu buốt ở bà bầu

Tiểu buốt ở mẹ bầu xuất hiện khá phổ biến, song nếu không nắm rõ các biểu hiện, người mắc phải thường không lưu tâm và bỏ qua vì nghĩ là cảm giác dễ gặp ở phụ nữ mạng thai. Chính vì thế, hiểu thêm về triệu chứng và nguyên nhân tiểu buốt khi mang thai sẽ giúp việc trị tiểu buốt cho bà bầu hiệu quả hơn với những biểu hiện sau:

  • Khi đi tiểu có cảm giác buốt, lạnh.
  • Nước tiểu có mùi
  • Nước tiểu có màu vẩn đục hoặc máu
  • Tăng tần suất đi tiểu
  • Sốt nhẹ

Bạn có thể xem:

Tiểu buốt khi mang thai tháng cuối là do đâu, có nguy hiểm không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách chữa chứng tiểu rắt tiểu buốt khi mang thai

  • Để giảm tiểu rắt khi mang thai, bạn nên tránh những đồ uống như trà, cafe, đồ uống có cồn vì chúng giữ nước trong thận, khiến thận phải làm việc vất vả, gây tiểu rắt.
  • Khi đi tiểu, nên dướn người về phía trước để nước tiểu được thoát hết từ bàng quang.
  • Không bao giờ được nhịn uống vì sợ đi tiểu nhiều. Đồ uống, nhất là nước lọc đóng vai trò quan trọng cho sức khoẻ của mẹ và giữ cho mực nước ối ổn định, đảm bảo bào thai phát triển tốt.
  • Cách chữa tiểu buốt ở phụ nữ mang thai là nên phân chia đồ uống đều trong suốt cả ngày nhưng giảm vào một vài tiếng trước lúc đi ngủ.
  • Lời khuyên cho các thai phụ trong giai đoạn này là bạn nên ăn nhiều trái cây, rau, và các thực phẩm giàu chất xơ khác, uống 8 ly nước hàng ngày và duy trì trong thời gian dài. Bạn cũng có thể hỏi bác sỹ chuyên khoa về thuốc làm mềm phân nếu như giải pháp ăn uống không cải thiện nhiều cho bạn.

Cách chữa tiểu buốt ở phụ nữ khi mang thai (Nguồn ảnh: istockphoto)

Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Mai Hương - Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng chia sẻ “Để phòng tránh tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu, các mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm kiểm tra nước tiểu định kỳ 3 tháng 1 lần. Không nên nhịn tiểu quá lâu và sau khi quan hệ tình dục cần đi tiểu ngay, vệ sinh cẩn thận bằng nước sạch. Nếu mẹ bầu đang mắc phải triệu chứng viêm âm hộ âm đạo, viêm cổ tử cung cần gặp bác sĩ để được điều trị dứt điểm tránh làm bệnh lây sang đường tiết niệu”.

Khi nào bệnh trở nên nghiêm trọng cần đi khám bác sĩ

Nếu thai phụ cảm thấy bị đau, nóng rát khi đi tiểu thì cần gặp bác sỹ ngay. Bởi đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng tiểu – một loại nhiễm trùng phổ biến do vi khuẩn ở phụ nữ mang thai mà nếu không được điều trị có thể gây nhiễm trùng thận hoặc sinh non hoặc là cả hai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguồn tham khảo: Nhiễm trùng tiết niệu khi mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách phòng tránh -Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ngocanh