Tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa? Có thể mẹ cai sữa không đúng cách, do tác dụng phụ của thuốc hoặc do bệnh lý vùng vú. Đây là những nội dung bạn sẽ có được trong bài viết này:
- Sau khi cai sữa bao lâu thì không còn sữa nữa?
- Tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa
- Mẹ cần phải làm gì?
Sau khi cai sữa bao lâu thì không còn sữa nữa?
Theo giải thích của các chuyên gia sản khoa thì sau khi sinh, các chất nội tiết của rau thai giảm đột ngột, kích thích cơ thể người phụ nữ tiết ra một chất gọi là prolactin.
Nhờ có chất nội tiết này, ngực người phụ nữ sản xuất ra sữa và đồng thời ức chế rụng trứng. Nên phụ nữ đang cho con bú không có kinh (“vô kinh”).
Trong thời gian cho con bú, prolactin được tiếp tục tiết ra do phản xạ bú mút của trẻ. Nhưng sau khi cai sữa cho con, phản xạ mút đầu vú không còn thì prolactin sẽ giảm dần đi, theo nguyên tắc vú cũng ngưng dần việc tiết sữa.
Nhưng cũng có một vài nguyên nhân gây ra rối loạn bài tiết chất prolactin như có khối u ở tuyến yên hoặc u buồng trứng.
Có thể bạn chưa biết
Hậu quả khôn lường nếu mẹ cai sữa sai thời điểm và lưu ý giúp mẹ cai sữa cho bé đúng cách
Tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa?
Vú tiết sữa có nhiều nguyên nhân:
- Cơ học (kích thích núm vú như bé bú mẹ, túi ngực)
- Dùng thuốc: thuốc điều trị bệnh dạ dày, rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý
- Bệnh lý thực thể: viêm tuyến vú, khối u tuyến yên, khối u vú khiến tiết ra prolactin.
Prolactin là một loại nội tiết được tiết ra nhiều nhất khi mà người phụ nữ cho con bú, nó có tác dụng kích thích tuyến sữa sản sinh ra sữa. Nhưng nó cũng làm ức chế buồng trứng làm cho người phụ nữ trong thời gian nuôi con không có kinh hoặc kinh nguyệt thưa thớt.
Cai sữa không đúng cách
Nguyên nhân cũng có thể xuất phát từ việc cai sữa không đúng cách của người mẹ. Các bà mẹ khi cai sữa cho con thường mắc phải 2 sai lầm:
- Khi thấy ngực căng sau khi cai sữa thì ra sức vắt kiệt sữa. Dẫn đến tình trạng khó chấm dứt được sự tiết sữa tự nhiên của vú. Khi mẹ vắt sữa cũng giống như khi cho bé bú, đều kích thích các tuyến sữa tiết sữa.
- Để mặc khi ngực căng, tức. Việc này sẽ làm cho sữa bị ứ đọng trong hệ thống các ống dẫn. Gây cảm giác đau đớn do bầu sữa bị sưng, viêm tắc tia sữa hoặc áp xe vú.
Theo bác sĩ Nguyễn Phạm Ý Nhi, Phó giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội, việc dừng đột ngột việc cho bú sẽ khiến con bị biếng ăn và sốc về tâm lý. Cách giảm là từ từ giãn cữ ra. Nếu bé đang bú 4-5 cữ một ngày thì giảm còn 3, sau đó là 2, và 1. Thay các cữ bú thành những món ăn mà bé thích.
Khi đã ngừng hẳn việc cho bú, bé có thể sẽ phản ứng mạnh bằng cách quấy khóc, bỏ ăn nhưng mẹ cần dứt khoát, đừng mềm lòng. Mẹ cũng không nên cho trẻ sờ ti vì hành động này sẽ gợi cơn thèm bú và tạo thói quen xấu.
Có thể bạn chưa biết
Cần kiểm tra lại ngực của mình
Trước hết bạn cần xem lại vú của mình tiết sữa hay là tiết dịch? Tiết liên tục hay chỉ tiết khi kích thích vùng vú? Có kèm theo đau vú hay có dấu hiệu gì khác bất thường đi kèm không.
Với tiết sữa: có một số bệnh (thường là bệnh có liên quan đến nội tiết), hay thuốc cũng làm tiết sữa. Với tiết dịch, nhiều khả năng là một bệnh lý tại vú.
Quan hệ vợ chồng có gây tiết sữa trở lại?
Hiếm khi quan hệ vợ chồng gây ra tiết dịch hay tiết sữa (chỉ có làm gia tăng tiết sữa khi đang trong thời kỳ cho con bú).
Mẹ cần phải làm gì?
Cho dù là tiết dịch hay tiết sữa, bạn cũng nên đi khám nhũ hoa ngay. Vì tình trạng này kéo dài sau khi ngưng cho bé bú đã lâu là không bình thường.
Trên thực tế có tới 50% trường hợp tiết sữa không rõ nguyên nhân. Vì vậy, phụ nữ bị chảy sữa ngoài thời kì cho con bú kèm theo mất kinh cần được thăm khám kỹ.
Ngoài làm các xét nghiệm định lượng chất prolactin và những xét nghiệm liên quan khác. Như xét nghiệm tế bào, nội tiết, chụp chiếu đáy sọ, buồng trứng… Xác định được lý do tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa sẽ giúp bác sĩ có phương pháp điều trị, tránh tai biến xấu xảy ra.
Theo theAsianparent Singapore, Bí quyết cai sữa cho con – VnExpress
Xem thêm:
- Mẹ ít sữa cho con bú – nguyên nhân vì đâu và giải pháp gọi sữa mẹ trở về
- Cai sữa cho bé theo khoa học: Một số lưu ý cho mẹ
- Phương pháp điều trị áp xe vú ở phụ nữ cho con bú