Vắc xin SII cùng với vắc-xin ComBE Five để phòng ngừa 5 bệnh ở trẻ bao gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi do Hib và viêm màng não mủ do Hib. Đây là những nội dung bạn sẽ có được trong bài viết này:
- Vắc xin SII được đưa vào tiêm chủng bắt đầu từ tháng 5/2019
- Đừng quay lưng lại với vắc xin cho trẻ
- Lưu ý chăm sóc trẻ sau tiêm ngừa
Vắc xin SII được đưa vào tiêm chủng bắt đầu từ tháng 5/2019
Những năm gần đây, người dân cả nước đã dần quen với sự xuất hiện của vắc xin 5 trong 1, quinvaxem, pentaxim hay ComBe Five… Chính những loại vắc xin này đang góp phần giúp trẻ em Việt tránh khỏi những căn bệnh hiểm nghèo. Việc tiêm vắc xin cho trẻ đang dần tiến tới đại trà và ngày càng phổ biến.
Song, cung vẫn chưa đủ cầu. Nhu cầu tiêm chủng ngày càng lớn, trong khi số lượng thuốc lại có hạn. Đó là lý do, vì sao vắc xin Sll được áp dụng từ tháng 5/2019.
Trẻ sơ sinh cần được tiêm vắc xin đúng lịch (Nguồn ảnh: wikipedia)
Đừng bỏ lỡ:
Vắc xin Sll là gì?
Theo Bộ Y tế, bắt đầu từ tháng 5 này, Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia sẽ được thêm một loại vaccine “5 trong 1” nữa vào tiêm chủng cho trẻ em. Qua tìm hiểu được biết, đây là vắc xin SII do Viện Huyết thanh Ấn Độ sản xuất, có thành phần kháng nguyên tương tự 2 loại vaccine “5 trong 1” Quinvaxem và ComBe Five đã và đang được sử dụng trong nước.
Vaccine SII phòng ngừa 5 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, Hib; chứa thành phần ho gà toàn tế bào và đạt tiêu chuẩn tiền thẩm định của Tổ chức Y tế thế giới.
Để bảo đảm an toàn trong tiêm chủng, trước mắt vaccine SII được triển khai tiêm quy mô nhỏ tại một số địa phương thuộc miền Bắc, miền Trung, miền Nam và Tây Nguyên. Sau đó, dự kiến được đưa vào tiêm chủng rộng rãi từ cuối năm 2019.
Vắc xin SII được kỳ vọng giúp chủ động về nguồn cung ứng, đảm bảo an ninh, an toàn vắc xin trong tiêm chủng, bảo vệ sức khỏe trẻ em.
Giải pháp thay thế cho ComBe Five đang gây xôn xao dư luận?
Theo đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, việc đưa vắc xin mới vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia không liên quan đến một số ca phản ứng nặng sau tiêm của vắc xin ComBE Five mà để đảm bảo an ninh vắc xin.
Thống kê cho thấy, lượng vaccine ComBE Five được cung cấp gần đây chưa đảm bảo về số lượng so với nhu cầu (mới đạt khoảng 60-70%). Do vậy, việc đưa thêm một loại vắc xin cho trẻ vào Chương trình là điều cần thiết để chủ động về nguồn cung.
Vắc xin 5 trong 1 ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib bắt đầu được đưa vào sử dụng tại Việt Nam khoảng 10 năm trước bằng Quinvaxem và từ cuối năm 2018 thay thế bằng ComBE Five.
Tiêm vắc xin giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh thường gặp (Nguồn ảnh: Unsplash)
Đừng bỏ lỡ:
Đừng quay lưng lại với vắc xin cho trẻ
Vẫn phải nhắc lại, không phải ngẫu nhiên mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều sử dụng vắc xin để phòng tránh nhiều bệnh.
Không thể phủ nhận rằng, một số trẻ sau khi tiêm vắc xin xong sẽ sinh ra phản ứng phụ. Có thể kể đến như:
+ Tinh thần: Quấy khóc dai dẳng, kích thích vật vã, lừ đừ, …
+ Khó thở: rút lõm hõm ức, bụng, tím môi, thở khò khè
+ Sốt cao >39°C, khó hạ nhiệt độ, hoặc sốt kéo dài hơn 24h
+ Da nổi vân tím, tay chân lạnh
+ Nôn trớ nhiều lần, bỏ bữa ăn, bú kém, bỏ bú
+ Co giật
+ Phát ban
Thậm chí, còn có trẻ tử vong do sốc phản vệ sau tiêm.
Song, bố mẹ ơi!
Nếu nhìn xa hơn, tỷ lệ trẻ gặp phải phản ứng phụ là khá thấp. Nguy hiểm nhất là sốc phản vệ thì tỷ lệ cao nhất chỉ là 20 em/1 triệu liều.
Trong khi đó, nếu không tiêm vắc xin, trẻ sẽ phải đối diện với tất cả các bệnh nói trên. Rất nguy hiểm!!!
Hãy cân nhắc thật kỹ, bố mẹ nhé!
Đừng vì sợ hãi mà không tiêm vắc xin cho trẻ (Nguồn ảnh: Unsplash)
Lưu ý chăm sóc trẻ sau tiêm ngừa
Theo ThS.BS Nguyễn Hải Hà – Trưởng Đơn nguyên vắc xin – Khoa Ngoại trú Nhi, Trung tâm Nhi – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, trẻ sau khi tiêm ngừa cần được chăm sóc cẩn thận, mẹ nên chú ý:
- Cho trẻ ăn/bú đủ bữa; hạn chế tư thế bú nằm
- Cho bé bú mẹ và uống nhiều nước hơn, ưu tiên thức ăn lỏng dễ tiêu hóa
- Mặc quần áo thoáng mát vào mùa hè và chú ý giữa ấm nếu trời lạnh
- Quan sát bé cẩn thận, nhất là vào ban đêm
- Không đắp gì lên vết tiêm vì dễ gây nhiễm trùng
Theo LaoDong, Chăm sóc trẻ sau khi tiêm phòng – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!