Đi tìm lời giải cho câu hỏi mẹ bầu tiêm vắc-xin cúm có gây nguy hiểm cho thai nhi hay không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

“Tiêm phòng cúm cho mẹ bầu có tốt không?”, “liệu có an toàn khi sử dụng sơn móng tay không?”, “ăn cái này uống cái kia có được không?” luôn là câu hỏi cửa miệng của các mẹ bầu.

Bởi vì khi mang thai, ai cũng thận trọng hơn trong mọi thứ mình định làm với cơ thể để bảo vệ hình hài đang lớn lên trong bụng. Tin mừng cho mẹ là nghiên cứu đã chứng Tiêm vắc-xin cúm trong khi mang thai không gây nguy hiểm mà còn bảo vệ em bé trong bụng.

Nghiên cứu nào đã chứng minh điều đó?

Một nghiên cứu gần đây đã được công bố trên tạp chí Pediatrics, đưa ra dẫn chứng từ các nhà nghiên cứu trên hồ sơ của hơn 400.000 em bé, từ sơ sinh đến sáu tháng.

Tiến sĩ Elizabeth Barnett, Giảng viên Khoa Nhi tại Đại học Y Boston, kiêm thành viên Viện hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) về bệnh truyền nhiễm, đã tuyên bố: “Đây là một nghiên cứu rất lớn trên phần đông phụ nữ mang thai và không thể tìm thấy tác dụng phụ nào xảy ra ở người mẹ và cả em bé sơ sinh”.

Vì sao tiêm phòng cúm cho mẹ bầu bị đặt nghi vấn?

Khi mang trong mình một sự sống mới, mọi thứ trong mắt của người mẹ đều trở nên khác đi, họ cẩn trọng hơn với những thứ nạp vào người.

Việc thắc mắc liệu vắc-xin tiêm phòng cúm cho mẹ bầu có tác dụng phụ hay không một điều bình thường. Ai cũng biết có những loại vắc-xin không được khuyến cáo trong thai kỳ, nhưng đây không phải là một trong số đó.

Vắc-xin phòng cúm đã được nghiên cứu trong thời kỳ mang thai, cho thấy hiệu quả trong việc giảm các biến chứng cúm cho phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Do đó không cùng loại với các loại phơi nhiễm lạ khác.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tác hại của cúm đối với mẹ bầu và thai nhi

Khi mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu yếu đi nên thường nhạy cảm với vi khuẩn và sự thay đổi thời tiết. Do vậy mẹ bầu khi bị cúm sẽ bị nặng hơn, thời gian bình phục cũng lâu hơn người bình thường.

Nếu bệnh kéo dài, nguy cơ viêm phế quản, viêm phổi tăng lên, kéo theo cảm giác mệt mỏi, khó thở. Trong khi đó, họ là những người cần oxy hơn ai hết. Chưa kể đến việc phải hạn chế dùng thuốc điều trị để tránh ảnh hưởng đến thai nhi, khiến bệnh tình khó thuyên giảm.

Còn đối với thai nhi, virus cúm có thể gây dị tật cho bé, nhất là khi mẹ đang mang thai trong 13 tuần đầu tiên. Nghiêm trọng hơn, sốt cao trên 39 độ C kết hợp với độc tính của virus có thể gây co bóp tử cung, dẫn đến sảy thai, sinh non hoặc thai lưu. Nếu được sinh ra lành lạnh, bé cũng có nguy cơ cao bị rối loạn tâm thần, tim bẩm sinh hoặc hở hàm ếch.

Do đó, tiêm phòng cúm là một điều tất yếu của chăm sóc sức khỏe tiền sản. Đây còn là chiến lược hiệu quả nhất để bảo vệ trẻ sơ sinh, vì trẻ dưới sáu tháng tuổi không thể trực tiếp tiêm vắc-xin phòng cúm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách phòng chống cảm cúm cho mẹ bầu

Ngoài tiêm vắc-xin, mẹ mang thai còn có thể áp dụng 10 cách sau đây để phòng chống cảm cúm, đặc biệt là các thời điểm giao mùa.

  • Uống nước gừng nóng

Khi cảm thấy người mỏi mệt như bị cảm, mẹ chỉ cần nấu nước gừng, có thể thêm đường đỏ cho dễ uống. Sau khi uống, đắp mền ngủ một giấc sẽ thấy khỏe hơn.

  • Thêm tỏi, hành vào bữa ăn

Tỏi, hành giàu kháng sinh tự nhiên nên cũng là cách chống cảm cúm cực tốt cho mẹ bầu.

  • Bổ sung kẽm

Thiếu kẽm, hệ hô hấp sẽ hoạt động kém, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn cúm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguồn kẽm tự nhiên cho mẹ là hải sản, đậu phộng, các loại đậu và hạt hướng dương.

  • Tăng sức đề kháng bằng vitamin C

Vitamin C có tác dụng chống oxi hóa, thanh lọc chất có hại trong cơ thể. Mẹ có thể bổ sung viên nén C hoặc ăn nhiều súp lơ, quýt, kiwi, bưởi, cam, chanh...

  • Thường xuyên vệ sinh cuống họng

Súc miệng nước muối vào buổi sáng và sau khi đi ra ngoài về là cách phòng cảm rất hữu hiệu, nhất là trong tình trạng không khí ô nhiễm như hiện nay.

  • Tăng độ ẩm trong phòng vào mùa đông

Không khí khô dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập đường hô hấp. Mẹ nên dùng máy tạo độ ẩm trong nhà, đặc biệt trong phòng máy lạnh ở mức 45%.

  • Uống đủ nước

Uống đủ nước giúp các cơ quan trong cơ thể vận hành trơn tru hơn, tránh khô họng, hạn chế tình trạng viêm đường hô hấp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

  • Hạn chế đến nơi đông người

Nơi đông người đem lại nhiều tác hại cho mẹ bầu: chất lượng không khí kém (nồng độ oxi thấp, dễ hít phải khói thuốc lá), nhiều tiếng ồn ảnh hưởng thai nhi, tăng nguy cơ va chạm với người khác, dễ bị lây nhiễm mầm bệnh hô hấp. Do đó, mẹ nên cẩn trọng với những nơi mình sắp đến.

  • Tập thể dục nhẹ nhàng

Dù đang mang thai, mẹ vẫn nên vận động một chút để máu huyết lưu thông tốt hơn, tăng khả năng phòng vệ cho cơ thể.

  • Không lạm dụng máy điều hòa

Môi trường điều hòa khiến không khí ngột ngạt, dễ tích tụ vi khuẩn. Dù trời nóng đến mấy, mẹ vẫn nên dành một khoảng thời gian trong ngày mở cửa đón nắng, thanh lọc khí trong phòng.

Hy vọng sau bài viết này, các mẹ chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai sẽ tự tin tiêm phòng cúm, cũng như trang bị cho mình các cách phòng bệnh cơ bản.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mingboong