Bé tiêm mũi 5 trong 1 lần 2 có sốt không? Cách chăm sóc khi trẻ bị sốt sau tiêm mẹ cần biết

Trước khi tiêm phòng cho bé, nhất là các mũi quan trọng như 5 trong 1, ba mẹ nên tìm hiểu các thông tin như tiêm mũi 5 trong 1 lần 2 có sốt không để chủ động theo dõi và xử lý các tình trạng sức khỏe của trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiêm mũi 5 trong 1 lần 2 có sốt không? Trẻ vẫn có thể bị sốt tuy nhiên sẽ sốt nhẹ hơn lần 1. So với lần tiêm đầu tiên, cơ thể trẻ đã có những thích ứng với các thành phần có trong thuốc.

Nội dung bài viết:

  • Trẻ có cần tiêm mũi 5 trong 1 hay không?
  • Trẻ tiêm mũi 5 trong 1 lần 2 có sốt không?
  • Cách chăm sóc trẻ bị sốt sau tiêm
  • Những lưu ý khi cho trẻ đi tiêm 5 trong 1

Trẻ có cần tiêm vacxin mũi 5 trong 1 hay không?

Vacxin mũi 5 trong 1 là gì?

Đây là vacxin rất quan trọng đối với trẻ nhỏ. Vacxin mũi 5 trong 1 là mũi vắc xin kết hợp, có thể phòng ngừa được 5 căn bệnh hay mắc phải của trẻ đó là:

  • Bạch hầu
  • Ho gà
  • Uốn ván
  • Viêm gan siêu vi B
  • Viêm màng não mủ/viêm phổi do vi khuẩn Hib.

Nếu không được tiêm phòng loại vacxin này, trẻ nhỏ có thể bị nhiễm bệnh và thậm chí là gây tử vong.

Bạn có thể chưa biết:

Trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng 5 trong 1 có nguy hiểm không và phải xử lý thế nào?

Liên tiếp 5 trẻ bị sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine 5 trong 1, trong đó 1 cháu đã tử vong ở tỉnh Sơn La

Trẻ tiêm mũi 5 trong 1 lần 2 có bị sốt không?

Câu trả lời là: Có!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vacxin 5 trong 1 thường được tiêm 4 lần gồm 3 mũi cơ bản cùng 1 mũi nhắc lại khi bé được 2, 3, 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, trẻ tiêm mũi lần 2 bị sốt sẽ nhẹ hơn lần 1. So với lần 1, cơ thể trẻ đã có những thích ứng với các thành phần có trong vacxin.

Bản chất vacxin 5 trong 1 cũng là một loại thuốc. Thuốc này được đưa vào cơ thể để kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động, chống lại virus và vi khuẩn. Từ đó, ngăn ngừa sự phát triển và lây nhiễm của các tác nhân gây bệnh ở trẻ.

Hơn nữa, sức đề kháng của trẻ rất yếu. Tiêm mũi 5 trong 1 sốt bao lâu? Khi tiêm mũi 5 trong 1 lần 2, trẻ cũng có thể bị sốt nhẹ, từ 38 – 38.5 độ. Sau khi tiêm từ 1-2 ngày, trẻ có thể hết sốt.

Nên làm gì trước khi cho trẻ đi tiêm phòng?

Ở lần tiêm thứ 2, mặc dù cơ thể bé đã làm quen với kháng nguyên có trong vacxin nhưng mẹ vẫn nên lưu ý đến 1 số điều trước khi cho trẻ đi tiêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Không để bé quá đói hoặc quá no trước khi tiêm. Trẻ được cho bú quá no sẽ dễ nôn trớ, do quấy khóc, quấy khóc sau khi tiêm dễ bị nhầm với việc bé bị sốc, dẫn đến phản ứng không đúng cách còn trẻ quá đói thì dễ bị hạ đường huyết sau khi tiêm
  • Nên tắm rửa sạch sẽ cho bé trước khi tiêm phòng để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng vết tiêm
  • Nếu bé đang sốt, ho, có bệnh khác hay đang sử dụng thuốc thì nên thông báo cho bác sĩ
  • Mẹ có thể uống nước lá tía tô rồi cho bé bú trước khi tiêm trong khoảng 2-3 ngày để hạn chế tình trạng sốt ở trẻ
  • Sau khi tiêm xong cần lưu lại cơ sở tiêm ít nhất 30 phút - 1 tiếng để theo dõi và xử lý ngay các dấu hiệu bất thường.

Cách chăm sóc khi trẻ tiêm mũi 5 trong 1 lần 2 bị sốt

Trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng vacxin mũi 5 trong 1 là tình trạng rất bình thường. Do đó, mẹ đừng quá lo lắng. Thay vì lo lắng, mẹ hãy chú ý theo dõi các biểu hiện của trẻ sau mỗi lần tiêm phòng để xử lý kịp thời.

Song song đó, mẹ cũng có thể áp dụng những cách sau để giảm, hạ sốt cho trẻ:

  • Chườm khăn ấm khi trẻ đi tiêm phòng vacxin mũi 5 trong 1 về bị sốt. Mẹ không nên chườm lạnh lên cơ thể của trẻ khi bị nóng nhé! Hãy chườm nóng, hoặc lau người cho trẻ bằng khăn ấm. Nhớ chườm kỹ ở phần bàn chân, bàn tay, nách và bẹn….
  • Cho trẻ bú nhiều hơn: Sữa mẹ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Bú sữa mẹ sẽ giúp bé tăng sức đề kháng, giảm sốt và bù nước cho cơ thể. Do đó, nếu trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng vacxin mũi 5 trong 1, mẹ hãy cho trẻ bú thật nhiều.
  • Thay quần áo thông thoáng cho trẻ: Mẹ nên chọn quần áo chất liệu mềm, thấm hút mồ hôi tốt. Không mặc quá nhiều lớp quần áo khiến trẻ khó chịu hơn.
  • Vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ: Bạn có thể dùng nước ấm để lau người cho trẻ. Tránh để cơ thể trẻ đổ nhiều mồ hôi, dẫn đến cảm lạnh.
  • Nhẹ nhàng xoa xung quanh vết tiêm sẽ giúp trẻ giảm đau. Hoặc mẹ có thể chườm mát xung quanh vùng da vừa tiêm. Rửa tay sạch và không chườm trực tiếp lên vết tiêm sẽ tránh tình trạng trẻ bị nhiễm trùng da.
  • Dán miếng hạ sốt cho trẻ: Đây là cách chỉ áp dụng cho những trẻ đi tiêm phòng vacxin mũi 5 trong 1 bị sốt nhẹ, không có biểu hiện gì bất thường. Tuy nhiên, trước khi dán miếng hạ sốt, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ, không tùy tiện sử dụng nhé!

Bạn có thể chưa biết:

31 trẻ phải nhập viện do sốc với vắc xin 5 trong 1! Bác sĩ khuyên các mẹ hãy chờ tới ra Tết

Trẻ mấy tháng tiêm vacxin 5 trong 1 để bảo vệ sức khỏe con yêu tốt nhất?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những lưu ý khi bé tiêm mũi 5 trong 1 bị sốt

  • Tuyệt đối không được đắp lòng trắng trứng gà, khoai tây, chanh, hay khoai tây lên vết tiêm. Đây là quan niệm dân gian hoàn toàn sai lầm. Các bác sĩ cũng đã khuyến cáo không nên thực hiện. Phương pháp này có thể gây nhiễm trùng da, khiến vết tiêm thêm sưng đau, nghiêm trọng hơn.
  • Sau khi đưa trẻ đi tiêm về, mẹ không nên tắm ngay cho trẻ. Mẹ hãy kiên nhẫn đợi ít nhất 4 – 6 tiếng rồi đưa bé đi tắm.
  • Thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ. Nếu trẻ đi tiêm mũi 5 trong 1 về bị sốt cao liên tục và kèm: quấy khóc nhiều giờ liền, cơ thể bị tím tái, người co giật… mẹ nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để tránh biến chứng nguy hiểm về sau.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các mẹ giải đáp được câu hỏi trẻ đi tiêm mũi 5 trong 1 mũi 2 có sốt không. Trẻ nhanh hết sốt còn phụ thuộc vào cách chăm sóc của các mẹ và sức đề kháng của trẻ. Mẹ đừng quá lo lắng, vội vàng thực hiện những cách giảm, hạ sốt cho trẻ sai lầm nhé!

Chúc trẻ đi tiêm về ngoan, khỏe mạnh và nhanh chóng hết sốt!

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nhi Le