Thực đơn cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên bổ sung những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Việc này không chỉ cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé mà còn hạn chế các biến chứng do đường huyết cao gây ra.
Đọc bài viết của Thạc sĩ – Bác sĩ Đặng Ngọc Hùng, Chuyên gia dinh dưỡng, Giảng viên thỉnh giảng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur và Founder tại H&H Nutrition để biết được:
- Tiểu đường thai kỳ là bệnh gì?
- Chỉ số đường huyết là điều mẹ bầu bị đái tháo đường cần chú ý khi chọn thực phẩm
- Các dưỡng chất và thực phẩm cần bổ sung trong thực đơn cho mẹ bầu bị đái tháo đường
- Những cách bổ sung chất dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
- Tham khảo thực đơn cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ
Mang thai là giai đoạn cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi so với khi bình thường. Sự thay đổi có thể đến từ các chỉ số của cơ thể cho đến các thay đổi bên trong như đường huyết và huyết áp. Trong đó, tăng đường huyết là một tình trạng thường gặp do các rối loạn chuyển hóa khi mang thai.
Bạn có thể chưa biết:
Những loại trái cây ít đường tốt cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Phụ nữ mang thai nào cũng có nguy cơ bị đái tháo đường dù đã được kiểm tra và chuẩn đoán trong thời gian mang thai. Đái tháo đường ở phụ nữ mang thai gây nhiều hậu quả nguy hiểm như: sẩy thai, thai lưu, dị tật bẩm sinh khi mang thai, thai to hoặc kém phát triển, đa ối… Khi bị bệnh lý này, mẹ bầu cần chú ý những gì? Các dưỡng chất và thực phẩm nào cần bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày? Cùng tôi giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây nhé!
Thế nào là tiểu đường thai kỳ?
Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý gây ra do sự rối loạn lượng đường trong máu trong thời kỳ mang thai. Đây là bệnh lý phổ biến, phát triển mạnh trong thời kỳ mang thai và sẽ biến mất sau khi sinh. Có khoảng 2-10% phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ.
Do nhu cầu năng lượng trong thời kỳ mang thai tăng cao nên cơ thể mẹ đòi hỏi lượng đường nhiều hơn, tuy nhiên không phải mẹ nào cũng có thể tự điều tiết sản xuất thêm lượng insulin để giải quyết lượng đường tăng thêm này. 1 yếu tố nữa là các nội tiết tố sản xuất ra khi mang thai có tác động xấu đến insulin, dẫn đến rối loạn nội tiết tố gây ra hậu quả là đái tháo đường thai kỳ.
Tiểu đường thai kỳ gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm cho cả mẹ và bé, thai nhi dễ bị thừa cân béo phì, nguy cơ dị tật cao còn thai phụ dễ bị tiền sản giật, tăng nguy cơ sinh non, sảy thai, thai chết lưu và băng huyết sau sinh.
Những hậu quả trên là vô cùng nguy hiểm do đó mẹ mang thai cần chú ý phòng tránh và tìm cách hạn chế hậu quả của tiểu đường thai kỳ ngay từ sớm.
Mẹ bầu bị đái tháo đường cần chú ý chỉ số đường huyết khi chọn thực phẩm
Chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng giúp kiểm soát đường huyết ở phụ nữ bị đái tháo đường trong thai kỳ. Mẹ cần kiểm tra đường huyết thường xuyên, kiểm soát đường bột trong chế độ ăn để cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho mình và thai nhi. Ngoài ra, chế độ vận động phù hợp sẽ giúp cân nặng ổn định và hạn chế biến chứng trong giai đoạn mang thai.
Thực đơn cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên đa dạng các loại thực phẩm, tương tự như thực đơn cho phụ nữ mang thai khỏe mạnh. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn thực phẩm đúng cách để giúp ổn định đường huyết.
Nhu cầu năng lượng của phụ nữ đái tháo đường thai kỳ ở mức 30 kcal/kg theo cân nặng hiện tại. Đối với phụ nữ thừa cân, béo phì có BMI> 30 thì nên giảm nhu cầu năng lượng ở mức 25 kcal/kg theo cân nặng.
Dựa vào chỉ số đường huyết (GI), mẹ bầu có thể lựa chọn thực phẩm phù hợp để bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày. Dưới đây là mức độ GI và bảng chỉ số đường huyết của một số loại thực phẩm mà bạn có thể tham khảo:
- Cao: GI ≥ 70%
- Trung bình khi GI từ 56-69%
- Thấp khi GI từ 40-55%
- Rất thấp khi GI <40%
Các dưỡng chất và thực phẩm cần bổ sung trong thực đơn cho mẹ bầu bị đái tháo đường
- Chất đạm: Các thực phẩm giàu chất đạm từ thịt, cá, trứng, sữa được xem là nguồn chất đạm có giá trị sinh học cao cho phụ nữ mang thai. Mẹ nên chọn loại thịt ít chất béo, giàu sắt và nhiều canxi như thịt nạc, cá nạc, tôm, cá nhỏ, cua,… Ngoài ra, mẹ cần tránh dùng nội tạng động vật, thịt mỡ, da động vật (gà, heo,…).
- Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên ăn gì – Bổ sung chất béo từ động thực vật: Dầu hướng dương, oliu, đậu nành, hạt cải,… là chất béo thực vật tốt cho cơ thể. Thêm vào đó, mẹ có thể dùng các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, mắc ca, hạt điều chứa chất béo có lợi cho sự phát triển của bé. Ngoài ra, các loại cá biển sâu có nguồn cung cấp axit béo, omega 3 tốt cho cơ thể.
- Chất đường bột chiếm khoảng 50-55% nhu cầu năng lượng ở phụ nữ đái tháo đường thai kỳ. Khi sử dụng chất đường bột, bạn cần lưu ý lựa chọn loại gạo, ngũ cốc, khoai củ có chỉ số đường huyết thấp.
- Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp là thực phẩm có tinh bột nguyên hạt, chưa được tinh chế kỹ, còn lớp vỏ xơ bên ngoài. Nhờ vậy, lượng đường huyết được hấp thu vào máu một cách ổn định. Một số thực phẩm chứa tinh bột tốt được khuyên dùng cho phụ nữ đái tháo đường thai kỳ là: gạo lứt, bánh mì đen, ngũ cốc xay xát,…
- Mẹ nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm tinh chế như: miến dong, bánh mì trắng, gạo trắng, bột sắn dây, bột dong,…
- Chất xơ: Đây là chất có vai trò quan trọng để ổn định đường huyết sau khi ăn, hạn chế tình trạng rối loạn chuyển hóa chất béo cũng như táo bón. Chất xơ từ các loại rau xanh và trái cây là sự lựa chọn tốt cho phụ nữ đái tháo đường. 500g rau xanh và trái cây hàng ngày sẽ cung cấp cho phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ đủ chất xơ cần thiết.
- Một số loại rau mẹ có thể dùng là: rau khoai lang, mồng tơi, rau đay,…
- Đối với trái cây, bạn cần chọn các loại ít đường hoặc có chỉ số đường huyết thấp như: thanh long, bưởi, ổi, cam, đu đủ chín,…
- Trái cây có hàm lượng đường cao là: táo, na, nhãn, vải, mít, chuối, hồng xiêm, chôm chôm,… Mẹ nên hạn chế uống các loại nước trái cây vì chất xơ ít. Thay vào đó, thai phụ có thể sử dụng sinh tố hoặc dùng trực tiếp để bảo toàn lượng chất xơ.
Bạn có thể chưa biết:
Đối phó với tiểu đường thai kỳ, 5 việc mẹ bầu cần làm ngay lập tức
Bà bầu bị tiểu đường nên ăn gì để đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng cho mẹ và bé?
Những cách bổ sung chất dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
Các bữa ăn phụ trong ngày của phụ nữ đái tháo đường thai kỳ là sữa không đường, sữa có chỉ số đường huyết thấp, trái cây có độ ngọt trung bình thấp, sữa chua không đường hoặc phô mai. Mẹ cần tránh bánh kẹo ngọt chứa nhiều đường, các loại quả sấy khô, rượu bia, nước ngọt có đường,… Tương tự, các mẹ nên tự xây dựng cho mình thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối lành mạnh với thành phần dinh dưỡng tương đương và chú ý hạn chế tinh bột, đường, đồ ăn ngọt…
Ngoài ra, cách chế biến thức ăn cũng quan trọng vì nó ảnh hưởng đến lượng đường huyết sau ăn. Nướng thực phẩm làm tăng chỉ số đường huyết. Do đó, thai phụ nên luộc hoặc hấp thức ăn. Nếu muốn ăn loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao thì mẹ bầu chỉ ăn với số lượng ít và bổ sung thêm thực phẩm có chất xơ. Nhờ vậy, tốc độ hấp thu đường trong thực phẩm sẽ giảm.
Bên cạnh việc ăn uống, phụ nữ đái tháo đường nên bổ sung thêm viên thuốc sắt, axit folic, canxi, vitamin tổng hợp và omega 3 thường xuyên. Việc này không chỉ giúp mẹ cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mà còn đảm bảo thai nhi phát triển bình thường.
Tham khảo thực đơn cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ
Bảng dưới đây mô tả thực đơn tham khảo cho thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ, thai 30 tuần, chiều cao 155 cm, cân nặng trước khi mang thai 50kg, cân nặng hiện tại 58kg. Hiện tại, thai phụ không bị phù, không tăng huyết áp và không có protein niệu. (nguồn: Bộ Y tế)
Giờ ăn | Món ăn |
7 giờ | Thực đơn bữa sáng cho bà bầu tiểu đường: Phở thịt bò gồm:
|
11 giờ |
|
15 giờ |
|
18 giờ |
|
Tổng giá trị dinh dưỡng |
|
Đối với thực đơn trên, mẹ có thể chuyển đổi thành các thực phẩm tương đương sau:
- 100g gạo có thể thay thế bằng 100g mì khô, miến khô, gạo nếp hoặc 250g bánh phở hoặc 300g bún/khoai củ.
- 100g thịt lợn nạc có thể thay thế bằng 100g thịt bò nạc/thịt gà nạc/cá nạc hoặc 2 quả trứng hoặc 200g đậu phụ.
- 5g muối có thể thay thế bằng 5g bột canh/bột nêm hoặc 20 ml nước mắm hoặc 35 ml nước tương.
Trên đây là những chia sẻ về chế độ ăn cho phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ. Khi gặp phải bệnh lý này, việc tiết chế và ăn uống đúng cách là rất quan trọng. Điều này không chỉ cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé phát triển mà còn hạn chế các biến chứng do đường huyết cao gây ra. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có được một số thông tin hữu ích giúp người đái tháo đường thai kỳ được chăm sóc một cách tốt nhất.
Xem thêm:
- Gợi ý 5 thực đơn 3 tháng cuối thai kỳ cho bà bầu bị tiểu đường
- Thực đơn tiểu đường thai kỳ đúng chuẩn từ chuyên gia dinh dưỡng giúp mẹ khỏe, ngừa dị tật thai nhi
- Gợi ý thực đơn sáng vừa giúp bầu kiểm soát chỉ số đường huyết vừa đủ dinh dưỡng cho hai mẹ con
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!