Thực đơn cho bé - Những loại cháo thơm ngon bổ dưỡng cho bé tập ăn dặm

Thực đơn cho bé giai đoạn 6 tháng trở lên, mẹ nên cho bé ăn chủ yếu ăn các món bột như lòng đỏ trứng gà, đậu hũ, thịt heo, bò, gà, tim, sườn…Đến giai đoạn trẻ 7 tháng, có thể cho bé bắt đầu thử nghiệm với một số món tanh như: bột cua đồng, chim bồ câu, cá, lươn…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thực đơn cho bé cần đảm bảo đủ các thành phần dinh dưỡng để hổ trợ sự phát triển của trẻ. Mẹ có thể tham khảo hướng dẫn chế biến các món cháo ăn dặm trong bài viết dưới đây để thêm phong phú cho thực đơn mỗi ngày của trẻ:

  • Những điều mẹ cần biết khi bắt đầu cho bé ăn dặm
  • Hướng dẫn mẹ một số thực đơn cho bé ăn dặm thơm ngon bổ dưỡng

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long “Đối với thực đơn ăn dặm của trẻ, mẹ có thể phối hợp nhiều nguồn thực phẩm khác nhau để bổ sung dưỡng chất cho trẻ. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý lượng thức ăn ở mỗi cữ nên tăng từ ít đến nhiều và từ thức ăn loãng rồi đặc dần để không gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Nguyên tắc quan trọng nhất là mẹ nên tôn trọng thái độ đối với bữa ăn của trẻ, nếu trẻ không hợp tác mẹ không nên quá ép buộc trẻ”.

Những điều mẹ cần biết khi bắt đầu cho bé ăn dặm

Theo thạc sĩ, thầy thuốc Doãn Thị Tường Vi (nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198). Từ 6 tháng tuổi, trẻ có thể bắt đầu ăn dặm. Khi đó, việc chọn thực phẩm và cung cấp cho bé một thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng rất quan trọng trong việc phát triển thể chất và trí tuệ.

Các mẹ lưu ý, các món ăn sau sẽ được phân chia theo từng giai đoạn cụ thể:

  • Giai đoạn trẻ 6 tháng trở lên: Cho các bé ăn chủ yếu ăn các món bột như lòng đỏ trứng gà, đậu hũ, thịt heo, bò, gà, tim, sườn…
  • Giai đoạn trẻ  7 tháng trở lên: Có thể cho bé bắt đầu thử nghiệm với một số món tanh như: bột cua đồng, chim bồ câu, cá, lươn…
  • Trẻ trên 8 tháng tuổi: Có thể cho bé làm quen với hải sản như ngao, ghẹ, tôm, cua, cá…
  • Trên 9 tháng tuổi: Cho trẻ bắt đầu làm quen với cháo hạt hoặc thức ăn được xay mịn.
  • Từ 1 tuổi: Lúc này bé có thể ăn được hầu hết các loại thực phẩm như người lớn, chuyển từ thực phẩm xay mịn sang băm nhỏ. Mẹ nên tăng dần độ thô để con tập và hoàn thiện kĩ năng nhai, nuốt.

Các mẹ nhớ không nên nêm gia vị. Nếu có thì thật nhạt để không ảnh hưởng tới thận, hệ tiêu hóa của con nhé!

Thực đơn cho bé cần đảm bảo đủ các thành phần dinh dưỡng (Nguồn ảnh: Vnexpress)

Mẹ có thể quan tâm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thực đơn cho bé 1 tuổi - Hãy thật đa dạng mẹ nhé!

Hướng dẫn mẹ một số thực đơn cho bé ăn dặm thơm ngon bổ dưỡng

1. Cháo ngũ sắc tôm nấu bí đỏ

Thực đơn cho bé tập ăn dặm (Nguồn ảnh: Vnexpress)

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 1 trái bí đỏ nhỏ
  • Tôm
  • Cà rốt, khoai tây.

Cách làm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Ngâm gạo và nấu cháo trước cho chín vừa tới.
  • Băm nhỏ tôm, cà rốt và khoai tây.
  • Cho tất cả các nguyên liệu vào cháo đã nấu trước. Sau đó, cho thêm ít kỷ tử để tạo độ ngọt, thơm tự nhiên cho cháo. Đồng thời, cho vào cháo một ít dầu ăn dành cho bé.
  • Cho vào nồi hấp 30 phút nữa để bí chín thêm. Lúc này, bí đỏ mềm sẽ khiến cháo cho bé ngọt hơn.

2. Cháo lươn cà rốt khoai mỡ

Nguyên liệu

  • Lươn đồng
  • Khoai mỡ
  • Cà rốt.

Cách làm

  • Nấu cháo cho chín nhuyễn
  • Hấp chín lươn. Sau đó bỏ xương, lấy thịt và giã nhỏ.
  • Hấp chín và nghiền nhỏ hỗn hợp khoai mỡ và cà rốt.
  • Khi cháo chín, cho lươn và hỗn hợp cà rốt khoai mỡ vào nấu thêm 5 phút. Cho thêm một muỗng dầu ăn và một chút hạt nêm dành riêng cho bé.

3. Cháo thịt bò đậu Hà Lan

Nguyên liệu

  • Thịt bò
  • Đậu Hà lan

Cách làm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Tùy độ ăn thô của bé để nấu cháo cho phù hợp. Đậu Hà Lan sau khi luộc chín đem xay nhuyễn.
  • Thịt bò băm nhỏ. Cho nước lạnh vào chén đựng thịt và khuấy đều tay để không bị vón cục.
  • Cho đậu và thịt vào cháo và đun sôi 5 phút. Thêm một vài giọt tương tách muối và một ít dầu vào cháo.

4. Cháo cá lóc rau mồng tơi cà rốt

Nguyên liệu

  • Cá lóc
  • Rau mồng tơi
  • Cà rốt

Cách làm

  • Nấu cháo nhuyễn
  • Cá lóc làm sạch lọc, lấy thịt và hấp cùng vài lát gừng để khử mùi tanh của cá. Sau đó nghiền nhỏ thịt cá.
  • Băm nhỏ rau mồng tơi và cà rốt
  • Cho cá và rau mồng tơi, cà rốt vào cháo đã nấu trước đó. Thêm dầu và nước tương cho bé.

 Mẹ có thể quan tâm:

Ăn Dặm 3in1 – Phương pháp ăn dặm kết hợp toàn diện cho trẻ nhỏ

5. Cháo gà nấm hương/nấm rơm

Cháo nấm cho bé ăn dặm (Nguồn ảnh: Dantri)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Hấp thịt gà, chín thì băm nhỏ với đầu hành trắng cho thơm.
  • Nấm hương rửa sạch cho ít nước vào luộc chín rồi băm nhỏ
  • Nấm rơm gọt chân sạch sẽ , trần qua nước sôi, băm nhỏ.
  • Bắc nồi cháo trắng lên, cho thịt gà + nấm rơm + nấm hương + nước luộc nấm hương vào cùng.
  • Cho dầu dinh dưỡng tuỳ ý vào tô cháo.

6. Cháo óc heo – rau ngót

  • Óc heo lột lớp màng bên ngoài sạch sẽ
  • Uớp óc với 1 thìa nước mắm, gia vị
  • Hấp cách thủy óc cho tới khi chín. Dùng thìa tán nhỏ
  • Rau ngót băm hoặc xay
  • Bắc nồi cháo trắng lên, đổ bát óc và rau ngót vào và trộn đều.

7. Cháo chim bồ câu hầm hạt sen với nấm hương

Cháo ăn dặm bổ dưỡng cho bé (Nguồn ảnh: Thanhnien)

  • Chim bồ câu (bỏ chân vì chân làm hôi nồi cháo) và gạo cho vào ninh cùng cho ngọt cháo.
  • Nấm hương hạt sen rửa sạch, luộc chín.
  • Băm nhỏ nấm hương. Dùng thìa tán nhuyễn hạt sen.
  • Gỡ chim bồ câu lấy thịt,băm nhỏ.
  • Bắc nồi cháo lên cho thịt chim băm với nấm hương hạt sen vào trộn cùng.

Nguồn tham khảo: Ăn dặm ở trẻ: Thế nào là hợp lý? - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ngocanh