Gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu Nhật theo từng tháng cho bé phát triển toàn diện

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Phương pháp và thực đơn ăn dặm kiểu Nhật theo từng tháng đang được nhiều mẹ bỉm quan tâm. Với tính khoa học và hàm lượng chất dinh dưỡng phù hợp theo độ tuổi, kiểu ăn dặm này đang dần thay thế cho kiểu ăn dặm truyền thống.

Giới thiệu về thực đơn ăn dặm kiểu Nhật

Phương pháp ăn dặm này thực sự là một điểm vượt trội trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy bé.

1. Ăn dặm kiểu Nhật có gì đặc biệt?

Thay cho kiểu ăn dặm truyền thống, kiểu ăn dặm này được đánh giá là phương pháp ăn dặm tiến bộ và khoa học. Mục đích cuối cùng của kiểu ăn dặm kiểu Nhật là tập cho bé ăn uống hợp lý, ăn thô tốt và tìm được niềm vui với những món ăn.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật là thực đơn phối hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau, đảm bảo phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Nhờ vậy, trẻ sẽ ăn ngon, tiêu hóa tốt và hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng.

2. Độ tuổi nào nên cho bé ăn dặm kiểu Nhật?

Bắt đầu từ 5 tháng tuổi, bé đã có thể bắt đầu tập ăn. Quá trình này thường kết thúc ở tháng thứ 15. Thông thường, bé sẽ ăn từ loãng đến đặc dần, thức ăn từ mịn đến thô dần.

Phương pháp ăn dặm này khuyến khích các mẹ dạy cho bé tính tự lập trong việc ăn uống. Mấu chốt của ăn dặm theo kiểu Nhật là cho bé ăn theo nhu cầu bản thân.

3. Ăn dặm kiểu Nhật có ưu điểm gì?

Giúp bé cảm nhận đủ vị thức ăn

Ăn dặm kiểu Nhật là kiểu ăn cháo lỏng rây qua lưới vào những tuần đầu để bé quen với việc ăn thìa và thức ăn khác ngoài sữa. Sau đó, mẹ sẽ chuyển dần thành ăn cháo đặc kèm rau củ.

Chế biến thức ăn không dùng cối xay mà dùng cối giã và rây là điểm đặc biệt của kiểu ăn dặm này. Bằng phương thức chế biến này, thức ăn sẽ được làm mịn khiến bé dễ nuốt hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đồng thời, hương vị và tính chất của món ăn cũng được bảo toàn nguyên vẹn. Tùy theo từng giai đoạn phát triển của bé, mẹ có thể linh hoạt dễ dàng điều chỉnh độ lỏng, đặc, độ thô của món ăn.

Tập kỹ năng nhai

Qua từng tháng, qua từng giai đoạn ăn dặm, bé đã được trải nghiệm các mức độ của thức ăn. Ăn dặm từ lỏng đến đặc, từ mịn tới thô, từ ít tới nhiều…, đồng thời tập cho bé kỹ năng nhai, nuốt tốt.

Kỹ năng bốc thức ăn bằng tay, ghim thức ăn bằng nĩa, xúc bằng thìa cũng sẽ được rèn luyện qua việc ăn cơm từ nhão đến đặc kèm với cá, thịt, rau củ… Bé sẽ cảm thấy yêu thích bữa ăn của mình vì hoàn toàn được chủ động chứ không bị ép buộc.

Kích thích vị giác

Bé ăn dặm kiểu Nhật sẽ được mẹ cho ăn riêng từng loại thức ăn. Nhờ đó, bé có thể nhận biết được mùi vị đặc trưng của từng món ăn. Phân biệt ớt cay, rau ngọt, thịt béo, cơm thơm, chanh chua, … sẽ giúp con yêu tăng khả năng vị giác cho con yêu.

Hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì

Thay vì dùng xương và thịt, người Nhật dùng cá khô bào và rong biển để chế biến thức ăn cho trẻ ăn dặm – dashi. Vì thế, bé ít khi mắc bệnh béo phì.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật theo từng tháng cho bé

Gợi ý thực đơn mẫu

Giai đoạn bé 5 – 6 tháng tuổi

Lúc này, bé đang tập làm quen với việc ăn dặm với thức ăn khác ngoài sữa và tập nuốt. Ăn 1 bữa/ngày với thức ăn lỏng, mịn là vừa đủ với khả năng của bé.

Thực đơn bé 5 – 6 tháng tuổi nên gồm sữa và cháo. Lượng thức ăn tăng dần: cháo 5 – 30g, rau củ quả 5 – 20g, đạm 5 – 10g.

Giai đoạn bé 7 – 8 tháng tuổi

Ở độ tuổi này, bé đã có thể nuốt thức ăn thành thạo. Thậm chí, một số bé còn ăn được thức ăn thô. Mẹ chỉ cần nấu mềm thức ăn, nghiền sơ là bé có thể dùng lưỡi và nướu nghiền nát thức ăn dễ dàng.

Thực đơn bé 7 – 8 tháng tuổi cũng vẫn gồm sữa và cháo. Nhưng lượng sữa giảm xuống còn lượng cháo tăng lên. Lượng thức ăn tăng dần: cháo: 40 – 70g, rau: 25g, đạm: 10 – 15g. Lúc này, bé có thể cầm, tự cắn những miếng trái cây nhỏ rồi mẹ nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Giai đoạn bé 9 – 11 tháng tuổi

Nhai tốt và biết dùng lưỡi đè nát thức ăn là biểu hiện thường thấy ở bé 9 – 11 tháng tuổi. Mẹ có thể hầm thêm rau củ, thái nhỏ hoặc nêm gia vị vào thức ăn cho bé cải thiện khẩu vị.

Thực đơn cho bé lúc này giảm sữa và tăng lượng thức ăn. Lượng thức ăn/bữa: cháo 40 – 70g, đạm 15 – 20g (nếu cho ăn đậu phụ cần 40 – 50g), rau 25 – 30g.

Bé 9 – 11 tháng đã tự cầm ăn được những loại trái cây được thái thanh dài cỡ ngón tay út. Cam, quýt, bưởi mẹ có thể bóc vỏ, bỏ hạt, tách ra từng miếng nhỏ cho bé.

Bé 12 – 18 tháng tuổi

Lúc này răng bé đã mọc nhiều hơn nên bé không còn gặp khó khăn khi nhai, nuốt nữa. Mẹ cũng không cần phải nấu thức ăn thật mềm cho bé. Tập cho bé tự dùng thìa xúc thức ăn là một kỹ năng mẹ nên trang bị trong thời gian này.

Thời điểm này bé có thể cai sữa nên mẹ cần bổ sung cho bé 2 cữ ăn phụ/ngày. Lượng thức ăn: 3 bữa/ngày (sáng, trưa, chiều) cùng 2 bữa phụ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lưu ý cho mẹ khi chế biến thức ăn

Mẹ chưa cần nêm gia vị các món ăn dặm của bé. Mẹ hãy để bé ăn đúng vị nguyên sơ của thức ăn đó để cảm nhận đúng nhất.

Không cần áp dụng chính xác các thực phẩm như người Nhật, mẹ có thể linh hoạt sao cho phù hợp với hoàn cảnh mà vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bé. Tùy theo tình hình thực tế, mẹ có thể dùng các loại rau củ (cà rốt, củ cải, bắp cải, cải bó xôi, bí đỏ, thịt gà…) để nấu nước súp cho bé.

Dùng thìa súp sẽ giúp mẹ định lượng lượng thức ăn cho bé khá tốt. Thông thường, 1 thìa cà phê tương đương với khoảng 5g hoặc 5ml thực phẩm.

Tạo cho bé tâm lý thoải mái khi ăn sẽ khiến bé không sợ ăn, mẹ sẽ đỡ áp lực. Lựa chọn món ăn bé thích cũng là một cách để tăng hào hứng cho bé trước mỗi bữa ăn. Từ đó, hình thành thói quen ăn uống tốt sau này.

Chúc mẹ sẽ vận dụng thật hiệu quả thực đơn ăn dặm kiểu Nhật theo từng tháng cho bé phát triển toàn diện nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nhi Le