Cho bé tập ăn dặm cần chuẩn bị những gì - Gợi ý thực đơn ăn dặm ngon, bổ, dễ làm cho mẹ

Từ 6 tháng tuổi trở đi, bé bắt đầu làm quen với món ăn dặm để tăng cường dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu phát triển của bé. Thực đơn ăn dặm cho bé cần gì lưu ý?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi trở đi không những ngon mà còn đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo bé luôn có hứng thú trong mỗi bữa ăn. Vì đây là thời điểm bé yêu của mẹ bắt đầu làm quen với món ăn dặm để đáp ứng nhu cầu phát triển của bé.

Cùng tìm hiểu bài viết để có thêm kinh nghiệm xây dựng thực đơn ăn dặm thơm ngon bổ dưỡng cho con mẹ nhé!

  • Lời khuyên cho mẹ khi chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé
  • Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé thơm ngon, bổ dưỡng

Lời khuyên cho mẹ khi chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé

Khi mới bắt đầu ăn dặm, mẹ nên chuẩn bị những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa vì hệ tiêu hóa của bé đang còn non nớt. Tốt nhất thức ăn nên được xay/nghiền mịn và không có lợn cợn để bé dễ nuốt hơn. Những bữa ăn đầu tiên của bé, mẹ nên chuẩn bị cháo trắng được nghiền nhỏ hoặc lọc qua rây để cháo được mịn, đảm bảo bé dễ nuốt.

Ở thành phố đều có nhiều dịch vụ xay gạo trẻ em. Nếu không muốn mua bột xay sẵn, mẹ có thể tự chuẩn bị gạo ngon và xay cho bé.

Độ loãng, đặc của cháo được tăng lên phù hợp với tình trạng tiếp nhận thức ăn của bé. Sau vài buổi cho bé làm quen với cháo trắng, mẹ có thể kết hợp với những thực phẩm rau, củ như: bí đỏ, khoai lang, cà rốt… Và dần dần là thử cho bé ăn cá, thịt nạc, ức gà và tôm trong những ngày ăn dặm cuối 6 tháng tuổi. Hoặc tốt nhất mẹ nên cho bé ăn khi sang 7 tháng tuổi.

(Nguồn ảnh: Unplash)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một số lưu ý trong việc xây dựng thực đơn và cho bé ăn dặm mà bố mẹ cần lưu ý:

  • Thay đổi thực đơn thường xuyên ngoài cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé thì còn giúp bé không bị ngán.
  • Kiểm tra các nguy co dị ứng và khả năng tiêu hóa khi cho bé ăn thức ăn mới. Bằng cách cho bé ăn một ít trước rồi dần dần tăng lên.
  • Sử dụng các loại thực phẩm tươi sạch, không bị nhiễm khuẩn hay hết hạn.
  • - Không cho bé ăn quá nhiều thịt cá cùng một lúc.
  • Chỉ nên ăn dặm 2 bữa/ ngày. Đồng thời mẹ vẫn phải cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ phát triển.
  • Các thực phẩm khi chế biến đã có sẵn vị ngọt, mặn nên mẹ không cần nêm thêm gia vị vì điều này là không cần thiết khi bé con nhỏ.

Bạn có thể xem:

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé thơm ngon, bổ dưỡng

1. Cháo bí đỏ nghiền nhỏ

  • Bí đỏ là được gọt vỏ, rửa sạch, sau đó thái nhỏ và đem hấp cho chín mềm.
  • Sau khi bí đỏ được hấp chín mẹ có thể dùng thìa nghiền nhỏ trong bát và lọc lại qua rây để loại bỏ phần xơ và thô.
  • Lấy phần bí đỏ được nghiền và đã lọc qua rây cho vào nồi, thêm chút nước, đảm bảo đạt ở độ loãng vừa phải, đun trên lửa nhỏ, vừa đun vừa quấy cho tới khi cháo bí sôi là có thể tắt bếp.
  • Đợi cháo nguội có thể cho bé ăn, cháo bí đỏ không những là thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng ngon, bổ mà còn dễ ăn nên chắc chắn bé yêu nhà bạn sẽ rất thích.

Ngoài nguyên liệu là bí đỏ, mẹ có thể thay đổi bằng khoai lang hoặc ngô ngọt cũng rất ngon.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cháo bí đỏ thơm ngon bổ dưỡng (Nguồn ảnh: Unplash)

2. Cháo cải ngọt và đậu phụ non

Mẹ có thể làm món cháo cải ngọt kết hợp với đậu phụ non để có được món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi.

  • Cải ngọt, cải chíp, rau xanh các loại theo mùa đều có thể thực hiện và thay đổi trong thực đơn ăn uống của bé. Rau được nhặt sạch lá úa, rửa sạch, sau đó đem luộc chín, nghiền mịn và lọc qua rây để loại bỏ phần xơ, thô của rau.
  • Đậu phụ được chần qua nước sôi sau đó nghiền mịn như với rau.
  • Hỗn hợp rau và đậu phụ được trộn với nhau. Mẹ có thể cho thêm nước luộc rau vào hỗn hợp để có cháo loãng, đảm bảo bé dễ ăn.
  • Tiếp tục đưa hỗn hợp lên bếp, bật ở lửa nhỏ và đun sôi trong vài phút, vừa đun vừa quấy cho tới khi cháo sôi, sánh mịn.
  • Chờ cháo nguội, mẹ có thể cho bé ăn.

Cháo cải ngọt hấp dẫn (Nguồn ảnh: Unplash)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có thể xem:

LỢI ÍCH CỦA BƠ - Siêu phẩm cho bé từ khi chập chững ăn dặm

3. Súp khoai tây sữa

Khoai tây gọt vỏ, cắt nhỏ rồi luộc chín. Sau đó cho tiếp khoai tây vào sữa đã pha thành dạng lỏng. Đun ở lửa nhỏ cho tới khi mềm nhừ. Cuối cùng là nghiền thành súp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chú ý: Đây là món ăn dễ tiêu và thơm ngon cho tất cả các thành viên trong gia đình.

4. Cháo cật heo – cải thảo

Khi đã quen với cháo trắng, các loại rau củ, mẹ có thể cho bé tập ăn dần với cháo thịt. Cách chế biến như sau:

  • Phi hành trắng đã băm nhuyễn với dầu ăn cho thơm, cho cật heo vào xào.
  • Cho cải thảo nấu mềm, để bớt nóng.
  • Trộn bột/cháo vào, thêm dầu ăn, khuấy đều

5. Cháo cá thịt trắng và cà rốt

  • Cà rốt gọt vỏ, cắt miếng khoảng 1mm, luộc chín trong 10p và nghiền nhuyễn .
  • Rong biển rửa sạch, luộc ở lửa lớn trong 1 -2p cho mềm
  • Cá bỏ da, luộc/ hấp chín mềm trong 5p rồi lọc hết xương, làm nhỏ . Cho nước súp (nước dashi) vào nồi, cho 1, 2, và 3 vào, đun sôi (khoảng 3p); cuối cùng cho bột gạo/ bột năng đã hòa tan vào, đợi sôi lại thì tắt bếp.

Chú ý: Rong biển cần đc rửa sạch kỹ với nước lạnh cho hết mặn, sau đó luộc bằng nước lạnh.

Theo theAsianparent Singapore

Nguồn tham khảo: Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm ở tháng thứ 6 - Vinmec

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

 

Bài viết của

ngocanh