Thực đơn cho bé 1 tuổi không những phải đầy đủ các dưỡng chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất, mà còn phải đa dạng và phong phú để bé hứng thú trước mỗi bữa ăn và ăn ngon miệng hơn.
Thế nào là ăn dặm kiểu Nhật
Có 3 phương pháp ăn dặm phổ biến hiện nay là ăn dặm truyền thống, ăn dặm bé tự chỉ huy (Baby Led Weaning – BLW) và ăn dặm kiểu Nhật.
Trong đó, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật đang được các mẹ Việt ưu tiên hơn hẳn vì những ưu điểm hợp lý và có cơ sở khoa học. Một số đặc điểm chính của phương pháp ăn dặm này như sau:
- Các bé sẽ được ăn thức ăn từ loãng đến đặc, từ mịn đến thô theo từng giai đoạn phát triển kĩ năng của bé.
- Thức ăn đa dạng và được để riêng rẽ, không trộn lẫn với nhau
- Đề cao tính thẩm mỹ khi trình bày món ăn
- Tuyệt đối không thúc ép con ăn
- Thức ăn không nêm gia vị, vì ăn nhạt sẽ tốt hơn cho thận của bé
Bé 1 tuổi ăn bao nhiêu một ngày là đủ?
Khi 1 tuổi, bé cần khoảng 900 – 1.000 calo mỗi ngày được chia cho ba bữa ăn chính và hai đến ba bữa ăn nhẹ. Lượng calo này để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng, cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho bé.
Những loại thức ăn nào cần có trong thực đơn ăn cho bé 1 tuổi?
Thời điểm 1 tuổi, bé có thể ăn những thực phẩm lành mạnh chung với cả gia đình. Bạn nên cân bằng dinh dưỡng cho trẻ trong 04 nhóm thực phẩm sau:
- Rau quả
- Sản phẩm ngũ cốc
- Sữa và các sản phẩm thay thế
- Thịt và các lựa chọn thay thế
Tuy bé đã bắt đầu ăn những thực phẩm khác, nhưng mẹ vẫn nên đảm bảo cho bé uống khoảng 600 – 800ml sữa/ngày. Lượng sữa này có thể đến từ sữa mẹ, sữa công thức, sữa tươi, sữa chua, phô mai…
Tuyệt đối không đưa cho trẻ ăn những thực phẩm như:
- Toàn bộ đậu phộng, các loại hạt, hạt, hoặc bỏng ngô
- Cá có xương
- Trái cây sấy khô như nho khô
- Kẹo cứng hoặc thuốc ho
- Kẹo cao su, kẹo dẻo
- Các cục bơ đậu phộng, hạt hoặc bơ hạt trên thìa
- Rau diếp và rau bina lớn
Thực đơn ăn cho bé 1 tuổi kiểu Nhật
Ở tuổi này, sữa mẹ vẫn cung cấp dinh dưỡng quan trọng để bảo vệ chống lại bệnh tật. Nhưng bé đã có thể bắt đầu tiếp nhận các thực ăn khác.
Tuỳ vào thói quen và sở thích ăn uống của bé thì mỗi mẹ sẽ có những thực đơn riêng. Nhưng nhìn chung, có một gợi ý thực đơn ăn cho bé 1 tuổi sẽ giúp mẹ dễ tham khảo hơn. Dưới đây là thực đơn gợi ý cho mẹ
Lưu ý:
- Thời gian này bé có thể ăn cháo hạt vỡ (cháo 1:5) hoặc cơm nát
- Giai đoạn này nêm nhạt
- Giờ uống sữa: 6h, 12h, 14h, 18h, 22h
Cách chế biến một vài món ăn trong thực đơn ăn cho bé 1 tuổi
1. Thịt viên sốt cà chua
Phần thịt viên:
- 120g thịt bò xay
- 120g thịt heo xay
- 1 quả trứng
- 40g bột chiên xù
- 50g phô mai Fontina hoặc Parmesan
- 1 thìa canh dầu ô liu
- Muối tiêu
– Trộn thịt với trứng, hạt tiêu và muối. Sau đó viên thịt thành các viên tròn và đem rán vàng.
– Cà chua thái miếng, thêm muối rồi cho vào chảo nấu thành sốt. Các bạn có thể cho thêm chút nước nếu khô.
– Cho thịt viên đã chiên vào đun cùng sốt cà chua cho chín và thấm đều gia vị.
– Cuối cùng cho rau mùi thái nhỏ vào và tắt bếp. Sau đó, trình bày ra đĩa.
2. Súp rau cải xanh nấu cream
Nguyên liệu
- Bông cải xanh: 1 cây
- Khoai tây: 1 củ
- Sữa tươi: 50 ml
- Nước dùng gà: 1,2 lít
- Hành tây: 1 thìa hành tây xay nhuyễn
- Gia vị: 1 thìa bơ, hạt tiêu, hạt nêm
Bước 1: Sơ chế bông cải xanh và khoai tây
Khoai tây bạn nên chọn củ không bị xanh, không mọc mầm. Khi mua về, gọt vỏ ngâm với nước cho khỏi thâm khoai rồi rửa sạch với nước.
Dùng rau cắt khoai tây thành hình hạt lựu nhỏ và cho vào tô nước, bọc lại với màng bọc thực phẩm và đặt vào lò vi sóng nấu chín với chế độ Micro trong vòng 7 – 8 phút.
Với bông cải xanh, bạn rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng trong chừng 15 phút thì vớt ra và rửa lại rồi cũng dùng dao thái miếng nhỏ. Bạn nên lưu ý thái bông cải theo từng thớ của bông để không gây lãng phí phần thịt của bông cải.
Bước 2: Đun bơ với bông cải
Cho bơ vào bát và đặt trong lò vi sóng ở chế độ Micro trong khoảng 1 phút để bơ tan hết. Sau đó, cho hành tây xay nhuyễn vào bát, đun bằng lò vi sóng thêm khoảng chừng 1 phút nữa.
Tiếp đó, hãy cho bông cải xanh cùng với một lượng nước dùng gà vừa đủ vào tô và đun nóng bằng lò vi sóng trong khoảng 5 phút.
Bước 3: Xay nhuyễn các nguyên liệu
Sau bước thứ 2, Cho khoai tây vào máy xay, xay nhuyễn rồi múc ra tô. Tiếp đó, cho tiếp hỗn hợp bông cải, bơ và hành tây vừa đun nóng ở trên vào máy và xay rồi dùng rây để loại bỏ phần bã.
Cho hỗn hợp khoai tây và bông cải xay nhuyễn vào chung bát với nhau và dùng thìa trộn đều. Cuối cùng nêm nếm thêm các gia vị như sữa tươi, hạt tiêu, hạt nêm cho vừa ăn.
Món súp dễ ăn là “món tủ” của nhiều bà mẹ
3. Khoai tây chiên viên
Nguyên liệu mẹ cần:
- 1 cây xúc xích phomai. Mẹ có thể thay bằng các nguyên liệu khác. Ví dụ: cá hồi, thịt bò băm nhuyễn….
- 1 củ khoai tây gọt vỏ hấp chín tán nhuyễn.
- 1 viên phomai hoặc bơ lạt.
- Bột chiên xù.
- Hành lá, gia vị.
Cách làm:
Khoai tây cắt thành lát vừa phải, luộc chín với nước có kèm vài tép tỏi và chút muối.
Khi khoai chín, tán nhuyễn rồi trộn hành băm, phomai/bơ và 1/2 thìa cafe muối.
Xúc xích cắt nhỏ vừa tầm bé ăn.
Dùng bao tay múc 1 muỗng canh khoai tây bỏ vào lòng bàn tay ấn dẹt, cho xúc xích vào giữa, viên tròn.
Lần lượt nhúng từng viên khoai qua chút trứng rồi lăn đều bột chiên xù.
Chiên nhỏ lửa cho chín vàng. Lưu ý: vì thành phẩm toàn những thức ăn đã được chế biến chín sẵn nên khi rán bánh khoai tây không cần quá lâu, tránh để bột chiên xù bị cháy, không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Xem thêm:
- 5 Bí quyết quan trọng trong ăn dặm kiểu Nhật (ADKN)
- Nhu cầu chất đạm của bé theo độ tuổi
- Cách làm sữa chua bằng nồi cơm điện