Thống kinh là gì? Làm thế nào để vượt qua cơn đau thống kinh nhẹ nhàng nhất?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thống kinh là tình trạng đau bụng thường gặp ở phụ nữ khi đến ngày hành kinh. Nếu cơn đau quá dữ dội kèm theo các dấu hiệu bất thường thì chị em phải lưu ý. Vậy thống kinh là bệnh gì, có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào?

Những thông tin chi tiết được cung cấp dưới đây sẽ giúp chị em hiểu ngọn ngành về thống kinh. Từ đó biết cách để vượt qua các cơn đau nhẹ nhàng và phát hiện sớm bệnh phụ khoa tiềm ẩn.

Thống kinh là bệnh gì?

Chúng ta đều biết rằng chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở nữ giới. Nó diễn ra khi trứng rụng và nhưng không được thụ tinh. Lúc này niêm mạc tử cung bong tróc và được đưa ra ngoài, kèm theo máu kinh.

Kinh nguyệt sẽ gây ảnh hưởng đến tử cung, buồng trứng, âm đạo, ngực và cả hệ thống thần kinh nội tạng. Thế nên đến ngày hành kinh bạn sẽ cảm nhận thấy một cơn đau xuất hiện từ bụng dưới và lan khắp ngực, đùi, vùng kín.

Thống kinh là tình trạng thường gặp ở phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt

Ngoài ra còn kèm theo tình trạng cương cứng ngực, khó thở, rối loạn tiêu hóa, đau lưng, sốt nhẹ, đau đầu, bủn rủn chân tay…. Tất cả những cảm giác khó chịu này được gọi là thống kinh.

Bị thống kinh có nguy hiểm đến sức khỏe hay không?

Để trả lời câu hỏi này thì bạn cần biết thống kinh được chia làm 2 loại là nguyên phát và thứ phát.

Thống kinh nguyên phát

Thống kinh nguyên phát còn gọi là thống kinh vô căn. Nghĩa là tình trạng đau bụng khi hành kinh nhưng thăm khám không phát hiện được nguyên nhân thực thể.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thống kinh nguyên phát thường là cơ đau trằn bụng dưới hoặc đau kiểu co rút, dữ dội từng cơn, lan ra đến sau lưng…. Nó thường xuất hiện trước khi có kinh vào giờ hoặc ngay khi bắt đầu hành kinh. Kéo dài vài ngày kèm theo buồn nôn, đau đầu, ngất xỉu….

Những cơn đau thống kinh khiến chị em kiệt sức, mệt mỏi

Theo các chuyên gia thì thống kinh nguyên phát gây ra bởi các lớp cơ thành tử cung co thắt để tống máu ra ngoài. Khi co thắt quá mức cơ bị thiếu oxy và dưỡng chất nên gây ra những cơn đau.

Đa số phụ nữ đều bị thống kinh vô căn một thời gian dài trong độ tuổi sinh sản. Nó có thể xuất hiện khi bắt đầu dậy thì, kèm dài đến năm 30 tuổi. Và đa phần các trường hợp sẽ tự thuyên giảm, không cần điều trị.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thống kinh thứ phát

Thống kinh thứ phát là thống kinh tìm ra được căn nguyên gây bệnh. Triệu chứng đau bụng có thể giống như thống kinh nguyên phát. Những cơn đau thường xuất hiện trước khi bạn có kinh 1 tuần. Có thể kéo dài đến khi hết kinh hay xuất hiện đột ngột.

Thống kinh thứ phát xảy ra ở phụ nữ có độ tuổi từ 30-40, sau nhiều năm không bị hoặc ít bị thống kinh. Đây là trường hợp bệnh có nguy hiểm đến sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em.

Những cơ đau quằn quại sẽ sẽ khiến bạn không thể làm việc gì, cơ thể kiệt quệ. Nhưng nguy hiểm hơn là có thể gây vô sinh hiếm muộn.

Lí do là bởi thống kinh thứ phát thường là dấu hiệu của nhiều căn bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung,  hẹp cổ tử cung, ung thư tử cung, viêm nhiễm phụ khoa….

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các căn bệnh này sẽ khiến phụ nữ khó có thai, vô sinh và đặc biệt là nguy hiểm đến tính mạng. Bởi vậy khi cơn đau kéo dài hơn ngày ra kinh, xuất hiện sau chu kỳ kinh. Kèm theo bất thường như rong kinh, vô kinh, cường kinh… thì phải đi khám ngay.

Thống kinh vô căn thường xuyên hiện ở các cô gái mới dậy thì

Cách điều trị thống kinh như thế nào?

Việc điều trị cũng phải dựa trên đó là nguyên phát hay thứ phát. Đối với phụ nữ mới dậy thì có kinh lần đầu cần được chuẩn bị kiến thức, tâm lý để chấp nhận tình trạng bệnh.

Chườm ấm vùng bụng dưới

Để hạn chế cơn đau, vượt qua kỳ kinh nhẹ nhàng thì chị em có thể chườm ấm vùng bụng dưới. Kết hợp thư giãn, nghỉ ngơi, xoa bóp và uống đủ nước. Lưu ý trong chế độ ăn uống phải bổ sung thêm vitamin B, E, kẽm, magie, acid béo omega-3.

Chườm ấm để làm giảm cơn đau bụng

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa

Trước khi đến kỳ kinh nguyệt khoảng 3-5 ngày nên ăn các thức ăn dễ tiêu hóa, thực phẩm chua như salad, nộm, canh chua…. Các món ăn này sẽ hỗ trợ giảm cơn đau. Tránh thực phẩm tươi sống, nhiều gia vị, đồ lạnh.

Hạn chế uống café, trà

Không dùng cà phê, trà hay socola gây cảm giác hồi hộp, lo lắng. Bổ sung thêm các loại trái cây giúp lưu thông khí huyết.

Thực hiện bài tập nhẹ nhàng

Tránh lao động nặng nhọc duy trì việc tập luyện thể thao thường xuyên. Khi bị đau có thể tập yoga nhẹ nhàng để hỗ trợ giảm đau hiệu quả. Bao gồm các động tác như quỳ, uốn cong đầu gối và ngồi trên gót chân, cúi thấp người đến khi trán chạm đất…

Uống thuốc

Riêng những người bị bệnh thứ phát thì phải điều trị trên bệnh lý thực thể. Bạn phải đi khám để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị thích hợp nhất.

Thông thường bạn sẽ được chỉ định uống thuốc nội tiết tố sinh dục nữ để trị đau bụng kinh. Hoặc sử dụng các bài thuốc đông y, bấm huyệt, châm cứu làm giảm bớt cơn đau.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Để phòng ngừa bệnh do nguyên nhân thứ phát thì chị em nên vệ sinh vùng kín thường xuyên. Trong thời gian hành kinh phải thay băng tốt nhất 4 giờ/ lần. Thăm khám phụ khoa định kỳ 5 tháng 1 lần để phát hiện sớm và điều trị bệnh lý phụ khoa.

Thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/1 lần để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý phụ khoa.

Như vậy thống kinh là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ. Tuy ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng sống nhưng đa số trường hợp đều không có gì đáng lo ngại. Điều quan trọng là chị em cần nắm rõ kiến thức, cách thức làm giảm cơn đau thống kinh để vượt qua kỳ kinh nhẹ nhàng hơn.

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nguyenthi Huyen