Thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh là gì? Có nguy hiểm đến tính mạng của con không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh không phải là hiện tượng hiếm mà khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Các bậc phụ huynh cần phải có kiến thức về tình trạng này để có thể phát hiện và đưa bé đi điều trị sớm.

Thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh – Định nghĩa, nguyên nhân và số liệu thống kê

Đây là hiện tượng bệnh lý bẩm sinh ở trẻ sơ sinh do xuất hiện một ống thông nhỏ từ phần ổ bụng xuống dưới vùng bẹn khiến dịch ổ bụng hoặc ruột chạy xuống, tạo thành khối phồng to ở bẹn.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do ống phúc tinh mạc. Ở những tháng cuối thai kỳ hoặc vài tháng đầu sau sinh, ống phúc tinh mạc sẽ tự đóng lại. Em bé càng lớn thì khả năng tự đóng càng thấp. Và trong trường hợp ống phúc tinh mạc không đóng thì sẽ gây ra thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh. 

Ngoài ra, một nguyên nhân khác có thể là do trẻ rặn quá nhiều sau một đợt táo bón hoặc ho liên tục thời gian dài.

Các thống kê về hiện tượng này như sau: 

  • 2 – 5% số trẻ em bị thoát vị bẹn và tràn dịch màng tinh hoàn, tỷ lệ mắc bệnh cao ở trẻ thiếu tháng.
  • Bé trai mắc nhiều hơn bé gái với tỷ lệ nam/nữ là 9/1.
  • Thoát vị bẹn bị ở bên phải khoảng 60%, ở bên trái 25%, ở cả hai bên 15%.
  • Khoảng 6% số bệnh nhân bị thoát vị bẹn bị dị tật ẩn tinh hoàn kèm theo.

Các dấu hiệu thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh

  • Có một khối phồng ở vùng bẹn, bìu với trẻ trai và vùng mu-môi lớn ở trẻ gái.
  • Khối phồng này thường có từ nhỏ, có thể có ngay khi ra đời.
  • Khi trẻ ho, khóc, chạy nhảy thì khối phồng này có xu hướng to lên. Và thường tự mất khi nằm yên, khi ngủ. Trẻ thường được đưa đi khám ở tình trạng  đau, nôn, khối thoát vị không lên được.

Hướng dẫn phụ huynh cách nắn để kiểm tra tìm túi thoát vị

  • Nắn vào vùng ống bẹn – bìu để tìm túi thoát vị: sờ được túi thoát vị.
  • Từ đó, để ý những lúc con ho hay quấy khóc, vì lúc này bao thoát vị lại căng, to và chuyển động dọc theo ống bẹn xuống bìu.
  • Trong túi thoát vị có chứa một khối mềm, nắn không đau, có khi nghe thấy tiếng lọc xọc của hơi và dịch trong lòng ruột.
  • Có thể đẩy túi thoát vị vào ổ bụng được (bên trong túi thoát vị có mạc nối lớn hoặc ruột hoặc buồng trứng ở trẻ gái). Cũng có khi không đẩy túi thoát vị vào ổ bụng được và bệnh nhân đau vùng ống bẹn, kèm theo có thể nôn, bụng trướng, không trung-đại tiện bởi thoát vị bẹn bị nghẹt.
  • Bệnh nặng hơn là khi khối thoát vị bị nghẹt, không trở lại ổ bụng được, khiến cho vùng u phồng có thể sưng đau, kèm theo đó là những cơn quặn đau bụng dữ dội, bụng trướng, táo bón, trẻ quấy khóc, nôn hoặc buồn nôn.

Biến chứng nguy hiểm ở thoát vị bẹn ở trẻ

Việc không phát hiện sớm hay chần chừ việc điều trị sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của con và gây nên những biến chứng sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Rối loạn tiêu hóa, trẻ chậm lớn
  • Trẻ bị táo bón, không thể đi đại tiện được
  • Yếu tố thuận lợi gây nên xoắn tinh hoàn, teo tinh hoàn ở bé trai
  • Ảnh hưởng đến buồng trứng ở bé gái
  • Trường hợp nặng có thể gây nghẹt hoại tử ruột. Nguyên nhân do ruột hoặc mạc treo ruột không chui về ổ bụng được mà bị kẹt tại vùng cổ túi hoặc kẹt do bị xoắn. Máu không thể lưu thông khiến ruột bị hoại tử.

Điều trị sẽ theo phương pháp nào?

Nếu đã được bác sĩ chẩn đoán và xác định bé bị thoát vị bẹn thì việc phẩu thuật càng sớm càng tốt. Khi chưa mổ ngay được thì làm băng ép bên bị thoát vị và mổ sớm theo chương trình như bán cấp cứu.

Đối với trẻ sơ sinh non tháng, việc phẫu thuật sớm khi trẻ đạt được 2kg cân nặng trái ngược với các quan điểm trước đây. Ở trẻ nhỏ <1 tuổi, nguy cơ biến chứng thoát vị bẹn nghẹt tăng gấp đôi và thời gian phẫu thuật kéo dài hơn so với lứa tuổi lớn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cha mẹ đừng ngại lo sợ bé còn nhỏ mà không nên phẫu thuật vì càng để lâu thì biến chứng dễ xảy ra. Ngoài ra, xét về mặt thẩm mỹ thì với kỹ thuật mổ hiện nay, con yêu sẽ có được vết mổ nhỏ, nằm theo nếp lằn bụng dưới nên thẩm mỹ đẹp. Thời gian nằm viện điều trị trung bình là hai ngày.

A. Tách túi thoát vị ra khỏi thừng tinh, B. Thắt túi thoát vị, C. Vết mổ sau phẫu thuật

Thoát vị bẹn trẻ sơ sinh xảy ra phần nhiều ở trẻ sinh non. Do đó, nêu bé sinh thiếu tháng thì ba mẹ càng nên để ý hơn đến tình trạng này. Phẫu thuật là phương pháp duy nhất. Phụ huynh hãy nhớ không nên tin theo các phương pháp dân gian hay chờ bé lớn sẽ tự khỏi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu