Thai yếu nên ăn gì để dưỡng thai, giúp con phát triển khỏe mạnh cứng cáp?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai yếu nên ăn gì là thắc mắc của nhiều mẹ bầu khi thấy xuất hiện những bất thường về phôi thai như thai nhi quá nhỏ, thai phát triển chậm so với tuổi thai, hormone thai kỳ thấp, kích thước túi ối nhỏ,.. Lúc này, các mẹ thường lo sợ bởi những lời dọa như “sảy thai”, “nguy hiểm tính mạng”,…mà không dám làm gì cả, thậm chí là nằm bất động trên giường. Tuy nhiên, hãy thực sự bình tĩnh để đối phó với tình huống này.

Làm sao để nhận biết thai yếu?

Như đã đề cập phía trên, đa phần mẹ bầu được chẩn đoán thai yếu khi có những bất thường về phôi thai, phôi nhỏ, thai phát triển chậm so với tuổi thai… Ngoài ra, khi bác sĩ sẽ phát hiện được tình trạng thai, thấy thai yếu sẽ có yêu cầu cụ thể như: Cho uống hoặc tiêm nội tiết, đặt thuốc chống co bóp tử cung, bổ sung thêm vitamin tổng hợp cho bà bầu, cũng như thay đổi chế độ ăn uống phù hợp,dành thêm nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Đồng thời, cũng hẹn khám lại sau một tuần hoặc 10 ngày để kiểm tra sự phát triển của thai nhi.

Thai yếu cũng có thể là tim thai yếu nếu nhịp tim thai dưới 110 nhịp/phút, trong khi thông thường nhịp tim thai sẽ dao động trong khoảng 140-160 nhịp/phút. Nếu thai nhi hoạt động nhiều trong bụng mẹ, nhịp tim có thể tăng lên 180 nhịp/phút.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai yếu

Mẹ bầu nghén quá nhiều có thể làm thai yếu

Có rất nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan dẫn đến thai yếu trong thai kì như:

  • Mẹ nghén quá mức không thể ăn uống bất cứ thứ gì dẫn đến sức khoẻ kém
  • Có tiền căn bệnh về tử cung như: viêm nhiễm cổ tử cung, u tử cung, tử cung co rút khác thường hoặc ung thư cổ tử cung
  • Mẹ làm việc quá sức, không có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý
  • Mẹ bầu mắc một số bệnh như huyết áp thấp, suy tim, bệnh thận mãn tính, mất cân bằng nội tiết…
  • Hoạt động mạnh, té ngã gây động thai

Mẹ bầu nên ăn gì khi thai yếu?

Chế độ ăn của bà bầu rất quan trọng

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chất đạm

Đây là nguồn dưỡng chất quan trọng giúp các tế bào mô thai nhi tăng trưởng, giúp tử cung và tuyến vú của mẹ bầu phát triển tốt. Ngoài ra các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt gia cầm, trứng, sữa, cá, đậu nành thường giàu năng lượng và dễ hấp thu. Mỗi ngày, mẹ bầu nên bổ sung thêm 10-18 gr đạm tương đương với 50-100gr thịt cá, 100-180gr đậu, 1-2 ly sữa.

Chất béo

Mẹ bầu nên tăng cường các chất béo không bão hòa như omega 3, omega 6 có trong các thực phẩm như: Cá hồi, dầu oliu, các loại hạt, hạt óc chó… sẽ rất tốt cho thai nhi. Bởi chúng giúp kích thích trí não thai nhi phát triển, đặc biệt từ tháng thứ 5 của thai kỳ trở đi.

Chất sắt

Có nhiều trong thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt… đây là chất có thể giúp tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu. Nếu mẹ bầu thiếu máu sẽ làm giảm lực co bóp của tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng sắt dự trữ của em bé trong 6 tháng đầu đời. Vì vậy, trong các bữa ăn hàng ngày, mẹ nên bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt mỗi ngày.

Axit folic (Vitamin B9)

Trái cây, các loại hạt, gan động vậy, bông cải xanh chứa nhiều axid folic

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Axit folic có nhiều trong các loại rau xanh như rau muống, cải xanh, súp lơ, bó xôi, ngũ cốc, thịt gia cầm, gan, tim động vật…Đây là dưỡng chất thiết yếu cần bổ sung suốt thai kỳ, tối thiểu là 3 tháng đầu thai kỳ để hạn chế các dị tật nứt đốt sống, thai nhi vô não…Vì vậy bổ sung axit folic được khuyến khích dành cho các mẹ bầu có thai yếu để giảm được nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ.

Tinh bột

Thai yếu nên ăn gì? Mẹ hãy bổ sung tinh bột đầy đủ nhé. Đây là một trong những loại dưỡng chất thiết yếu để bổ sung năng lượng cho cơ thể trong các hoạt động hàng ngày của mẹ. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều tinh bột sẽ khiến mẹ bầu tăng cân nhanh mà thai nhi cũng không tăng cân được. Ngoài cơm, mẹ bầu có thể sử dụng các thực phẩm khác như: bún, miến, bánh mì… để thay đổi khẩu vị.

Can-xi

Canxi có nhiều trong hải sản tôm cua ghẹ, rau xanh, đậu đỗ, trứng, sữa giúp hệ thần kinh hoạt động tốt và tăng khả năng đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương vững chắc cho trẻ. Nếu thiếu canxi mẹ dễ bị chuột rút, đau nhức xương, bé có thể bị còi xương ngay trong bụng mẹ. Dẫn đến nguy cơ nhẹ cân, chậm phát triển sau này

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vitamin D

Có vai trò quan trọng giúp cơ thể thai nhi hấp thụ canxi, phát triển hệ xương và hình thành răng sữa. Vì vậy, ngoài việc bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi, mẹ cũng nên chú ý phơi nắng buổi sáng trước 8h khoảng 10 phút mỗi ngày để tăng cường vitamin D và hấp thụ canxi một cách tối ưu.

Bà bầu được khuyên uống sữa đủ đế cung cấp canxi cho thai nhi

Vitamin C

Vitamin C là một loại khoáng chất rất quan trọng và cần thiết đối với cơ thể, đặc biệt là các mẹ bầu. Đây là hợp chất chống oxy hóa rất tốt, giúp mẹ tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch khi mang thai, chống lại bệnh tật rất tốt. Vitamin C có nhiều trong hoa quả trái cây tươi, rau xanh giúp hỗ trợ phát triển hệ xương vững chắc, cơ và mạch máu cho tế bào thai, tạo sự bền chắc cho nhau thai.

Ngoài ra, bên cạnh việc ăn uống điều độ, đầy đủ dưỡng chất và nghỉ ngơi hợp lý, mẹ bầu cũng nên tránh các loại thực phẩm sau như: Thủy hải sản có hàm lượng thủy ngân cao, Sushi, Động vật có vỏ sống, Thịt nguội, Các loại bánh có trứng sống, Lạc, Măng tươi, Cà phê, Rượu và bia, Nước ép hoa quả chưa được khử trùng,…..

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

hienpham