Thai nhi không đạp bất thường có phải do bé bị tổn thương?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai nhi không đạp bất thường là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ mang thai. Thế nhưng, bỗng dưng một ngày nọ, thai ít đạp hẳn đi khiến cho không mẹ bầu lo lắng. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là gì?

Hiện tượng thai nhi không đạp bất thường là hiện tượng thai chuyển động, còn có tên khác là thai máy. Hiện tượng thai nhi đạp, cử động sẽ xuất hiện vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ.

Thai nhi đạp thế nào là bình thường?

Thông qua những cử động của thai, bạn sẽ biết được tình trạng sức khỏe thai nhi. Từ tuần thứ 20, mẹ bầu sẽ phát hiện ra điều này. Đầu tiên, mẹ sẽ có cảm giác rất nhẹ, thoáng qua, như có gì nhúc nhích trong bụng. Thai nhi sẽ cử động không thường xuyên, sau đó đều dần. Đồng thời, mẹ có thể nhận ra hành động quẫy đạp của con. Cuối tuần thứ 27-32, mẹ sẽ cảm nhận hoạt động của thai nhi rõ nhất.

Trung bình, thai nhi sẽ cử động 3 đến 5 lần/giờ là bình thường. Trong 12 giờ, thai nhi sẽ cử động khoảng 30 đến 40 lần. Thậm chí, có bé sẽ quẫy đạp đến 100 lần trong 12 giờ. Tình trạng sức khỏe, thể chất, tính cách các bé khác nhau sẽ dẫn đến số lần cử động cũng khác nhau.

Cách tính số lần cử động thai tiêu chuẩn

Biết được số lần quẫy đạp tiêu chuẩn của thai nhi, mẹ sẽ an tâm hơn.

Thời gian tốt nhất để đếm số lần thai cử động là 8-9 giờ sáng, 1-2 giờ chiều, 8-9 giờ tối mỗi ngày.

Cách đếm: mỗi buổi mẹ đếm 1 lần, mỗi lần 1 giờ, 3 lần nhân với 4. Từ đó, mẹ sẽ có được số lần thai cử động trong 12 giờ. Nếu thai nhi chuyển động liên tục, mẹ bầu chỉ được tính là một lần. Không phải cứ mỗi một chuyển động nhỏ của thai nhi cũng được tính là một lần, mẹ nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy nhiên, nếu thai nhi không đạp bất thường, thậm chí không cử động, đây là dấu hiệu đáng ngại.

Nguyên nhân khiến thai nhi không đạp bất thường

Chức năng của nhau thai kém

Khi không được nhau thai cung cấp đủ oxy, thai nhi sẽ giảm chuyển động.

Số lần thai cử động giảm là dấu hiệu tình trạng sức khỏe thai nhi kém đi. Khi thai nhi không cử động hay cử động yếu, có thể thai yếu hoặc thai lưu.

Mẹ bầu bị sốt khiến thai nhi không đạp bất thường

Đây là nguyên nhân phổ biến của hiện tượng thai nhi không đạp bất thường.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi sốt, lưu lượng máu quanh cơ thể mẹ sẽ tăng nhưng giảm lưu lượng máu đến nhau thai và tử cung. Tình trạng này dẫn đến thai nhi bị thiếu oxy nhẹ. Chuyển động của thai nhi sẽ đột ngột giảm. Mẹ nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám và điều trị.

Do cơ địa của mẹ

Những mẹ bầu có thành bụng dày khó cảm nhận cử động của thai nhi hơn mẹ bầu có thành bụng mỏng. Bên cạnh đó, lượng nước ối quá ít hay quá nhiều cũng ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận.

Ở những tháng cuối thai kỳ, mẹ tránh nhầm lẫn cử động thai với cơn gò tử cung nhé! Nếu gò tử cung làm toàn bộ bụng cứng chắc lên và có thể gây đau thì cử động thai chỉ xuất hiện ở một vùng bụng.

Thai nhi không đạp có thể do các nguyên nhân khác

Bên cạnh đó, thai nhi không đạp bất thường còn xuất phát từ những nguyên nhân khác. Cụ thể như:

  • Thay đổi môi trường bên ngoài về điều kiện âm thanh, ánh sáng
  • Tâm lý mẹ bất ổn ảnh hưởng đến chuyển động của thai nhi

Những lưu ý khi thai nhi không đạp bất thường

Xử lý thế nào nếu chuyển động thai đột ngột giảm?

Nếu thai nhi không đạp bất thường, ít hơn 3-4 cử động thai một giờ, nhất là vào 2 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần cẩn thận.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đầu tiên, mẹ nên trấn an tinh thần. Sau đó, mẹ xác nhận loại giảm chuyển động thai nhi: giảm đột ngột hay là giảm dần dần? Mẹ có thể theo dõi tiếp trong một giờ nữa. Hoặc đến kiểm tra tại bệnh viện chuyên khoa để có phương pháp xử trí hợp lý.

Khi đến bệnh viện để kiểm tra, bác sĩ sẽ thực hiện một số trắc nghiệm để đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi. Bác sĩ sẽ quan sát và theo dõi biến động tim thai theo cử động của thai. Mẹ sẽ được trải nghiệm NST (Non Stress Test) , ST (Stress Test), trắc nghiệm CST (Contraction Stress Test), …

Để tránh tình trạng thai nhi không đạp bất thường, mẹ bầu nên làm gì?

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Nếu không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, sức đề kháng mẹ bầu sẽ giảm. Khả năng miễn dịch thấp, tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. Thai nhi sẽ bị ảnh hưởng cả về sự phát triển thể chất lẫn trí tuệ.

Do đó, mẹ nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể như:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Chất đạm có trong thịt, cá tươi, thịt gia cầm,
  • Tinh bột từ ngũ cốc, gạo, …
  • Các thực phẩm chế biến từ sữa bò, các loại đậu, ngũ cốc, trái cây, bánh mì;
  • Chất béo giúp cho sự phát triển tế bào não và giúp hấp thu tốt vitamin
  • Các vitamin A, D, E, K, …, khoáng chất, chất xơ, nước trong rau của quả, trái cây, …

Có chế độ sinh hoạt khoa học

Mẹ bầu nên chú ý nghỉ ngơi, đặc biệt là tránh bị cảm lạnh hay bị sốt, bệnh truyền nhiễm. Khi nhiệt độ cơ thể mẹ liên tục cao hơn 38 độ C, lưu lượng máu của tử cung và nhau thai sẽ giảm rõ rệt. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển động của thai nhi.

Đồng thời, mẹ nên giữ cho không khí trong nhà lưu thông và trong lành mỗi ngày.

Thai nhi không đạp bất thường là hiện tượng cũng khá phổ biến. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, thai nhi sẽ có những thay đổi nhất định. Miễn là các chuyển động của thai nhi đều đặn, nhịp nhàng, ít thay đổi, mẹ có thể yên tâm là thai nhi đang phát triển bình thường nhé!

Đừng quá lo lắng mà nên cố gắng giữ sức khỏe chờ bé yêu chào đời nào!

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nhi Le