Thai nhi 3 tháng giữa phát triển khoẻ mạnh trăm sự nhờ mẹ bầu thông thái

Thai nhi 3 tháng giữa phát triển như thế nào? Mẹ bầu nên làm gì, ăn gì trong giai đoạn này để thai nhi phát triển não bộ cũng như thể chất một cách tốt nhất?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 6 có nhiều chuyển biến rõ rệt. Vào giai đoạn này thai nhi có chiều dài khoảng 30cm, cơ thể của bé vẫn còn khá nhỏ, đầu to hơn so với thân mình và trọng lượng cơ thể của bé khoảng 600gr. Cùng tìm hiểu bài viết để biết:

  • Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 6 qua từng tuần
  • Dinh dưỡng cho mẹ mang thai vào 3 tháng giữa

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 6 qua từng tuần

3 tháng giữa của thai kỳ, hay còn gọi là tam cá nguyệt thứ hai, bắt đầu từ tuần thứ 13 đến tuần thứ 26 của thai kỳ. Ở giai đoạn này, thai nhi có những thay đổi rõ rệt theo từng ngày.

Theo BS CKI. Dương Ngọc Vân Thai – Khoa Sản-Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, sự phát triển của thai nhi tháng thứ 6 gần như đã hoàn thiện về các chức năng trên cơ thể. Lúc này bé đã có thể nhắm, mở mắt và bắt đầu cảm nhận được với ánh sáng. Bên cạnh đó, chức năng thính giác cũng đã phát triển, bé có thể nghe và phản ứng khi nghe bố mẹ nói chuyện hay được cho nghe nhạc. Chính vì vậy, thai thi ở tháng thứ 6 có thể đá hay đạp bụng mẹ. Một điều thú vị hơn nữa là nếu thỉnh thoảng mẹ cảm nhận được chuyện động giật giật ở bụng thì có khả năng là bé đang bị nấc cụt.

Vào cuối tháng thứ 6 của thai kỳ, thai nhi sẽ nặng khoảng 600g và dài khoảng 35cm. Da có bé lúc này sẽ dần có màu đỏ và có thể nhìn thấy được lớp tĩnh mạch dưới da. Nếu chẳng may, thai nhi bị sinh non thì bé vẫn có thể sống sót sau tuần thứ 23 khi được chăm sóc y khoa đặc biệt.

Tuần 13 và 14:

Tuần này bé biết liếc mắt, cau mày, nhăn mặt, đi tè và thậm chí mút tay. Các ngón tay có thể nắm lại và dấu vân tay dần hình thành. Nếu may mắn, khi siêu âm, bạn có thể bắt được khoảnh khắc mút ngón cái thật đáng yêu của bé.

Bé to bằng quả chanh vàng với cơ thể phát triển khá nhanh. Mặc dù bạn vẫn khó mà cảm thấy chuyển động của bé nhưng thực ra chân tay bé đã rất linh hoạt và chòi đạp rất nhiều. Bé dài khoảng 7,62 cm. Cân nặng của bé đạt được từ 23 đến 43g.

(Nguồn ảnh: Suckhoedoisong)

Bạn có thể xem:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ở tuần 17 và 18:

Tai đã vào vị trí cố định giúp bé nghe được rõ hơn. Điều tuyệt vời nhất từ tuần này chính là mẹ bầu sẽ cảm nhận rõ ràng từng cử động của bé vì bé thường xuyên co duỗi tay chân, di chuyển qua lại trong bọc ối.

Tuần 19:

Não phát triển nhanh, bắt đầu phân chia từng vùng với chức năng riêng biệt phân biệt khứu giác, vị giác, xúc giác, thính giác và thị giác. Lúc này bé có thể nhận ra sự thân quen trong giọng nói của mẹ. Bé nặng khoảng 241g và chiều dài đạt được 15,3 cm.

Ở tuần 20:

Răng của bé đã hình thành xương hàm, và với các cơ bắp đang hình thành, bé đang bắt đầu cử động mạnh mẽ hơn trong tử cung của mẹ. Bé sẽ cử động để đáp ứng bất kỳ áp lực nào lên bụng của mẹ. Tóc bé bắt đầu mọc. Bé phát triển kỹ năng nuốt và dài khoảng 25 cm, nặng 340g.

Tuần 21:

Lông mày và mi mắt của bé phát triển hoàn thiện. Bé dài khoảng 26,67 cm và nặng 360g, đạt kích thước của một củ cà rốt to. Bé hoạt động nhiều đến nỗi bạn cảm thấy như đang luyện tập kung-fu trong bụng mình vậy. Một trải nghiệm thật kỳ lạ!

Tiếp đến, ở tuần 24:

Mỡ bắt đầu xuất hiện trên lòng bàn tay và ngón tay của bé và bé có thể mút ngón cái của mình khá thường xuyên. Mẹ bầu có thể cảm nhận được bé nấc qua biểu hiện nhịp nhẹ nhàng đều đều như tiếng tim đập ở bụng mình. Bé dài khoảng 33 cm và nặng gần 570g.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuần 25:

Từ đầu đến chân bé đo được khoảng 35 cm, cân nặng 680g, da bé bắt đầu căng ra, ít nhăn nheo hơn và tóc cũng mọc dày và dài hơn.

Cuối cùng, trong tuần 26:

Hệ thống dây thần kinh trong tai bé đã phát triển hoàn thiện nên bé có thể nghe rõ kể cả khi ba mẹ trò chuyện cùng nhau. Hoạt động thở tiếp tục được bé luyện tập hằng ngày, từ đó hoàn thiện chức năng phổi. Nếu là bé trai thì hai tinh hoàn di chuyển dần từ bụng xuống đúng vị trí sau này khi bé sinh ra.

Mẹ đừng quên thám khai định kỳ để theo dõi sức khoẻ (Nguồn ảnh: Suckhoedoisong)

Do thai nhi 3 tháng giữa phát triển rất nhanh, cơ thể của mẹ cũng có nhiều thay đổi rõ rệt hơn:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Tinh thần thoải mái hơn đối với các bà mẹ vì thời gian này tỉ lệ sảy thai giảm đi đáng kể và triệu chứng nôn, nghén không còn nữa thay vào đó là hiện tượng thèm ăn và ăn nhiều.
  • Các hormon được sản xuất bởi nhau thai, buồng trứng, tuyến thượng thận và tuyến yên giúp bào thai phát triển cũng như kích thích sự thay đổi bên trong các cơ quan của người mẹ.
  • Huyết áp giảm trong khi hệ tuần hoàn hoạt động nhanh hơn vì vậy đôi khi người mẹ bị xây xẩm, nôn nao, cảm giác muốn ói hay ngất khi thay đổi tư thế.
  • Lưu lượng máu tăng lên, chủ yếu là huyết tương và dịch chất trong máu, có thể hay bị chảy máu cam, chảy máu lợi hay nhức đầu.
  • Cơ thể có cảm giác khó thở do giảm lượng O2 trong máu để CO2 vận chuyển nhiều hơn ra khỏi bào thai. Dung tích phổi sẽ tăng thêm, nhịp thở nhanh hơn.
  • Lúc này phần trên của tử cung phình căng trong khung chậu nên kích thước vòng 2 bắt đầu lớn dần. Lượng dịch âm đạo tăng lên để ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn có hại.

Bạn có thể xem:

Dinh dưỡng cho mẹ mang thai vào 3 tháng giữa

Ở giai đoạn này, điều quan trọng nhất mẹ bầu cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mình và thai nhi để em bé trong bụng phát triển tốt nhất. Vì vậy, mẹ hãy lưu ý việc bổ sung các chất sau:

Vitamin D

Vitamin D là dưỡng chất quan trọng giúp bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ tăng khả năng hấp thụ canxi, phốt pho một cách tốt nhất, để từ đó phát triển xương và răng cho thai nhi.

Nếu thiếu canxi, mẹ bầu cũng như thai nhi sẽ phải đối mặt với những nguy cơ rất nguy hiểm như: Thai nhi bị dị dạng xương, tăng nguy cơ bị tiền sản giật ở mẹ bầu. Theo đó, các thực phẩm như: Gan cá, dầu cá, sữa, nước cam, có chứa rất nhiều vitamin D mà mẹ bầu nên bổ sung ngay.

Vitamin A

Vitamin A có tác dụng phát triển mọi tế bào và một số bộ phận của thai nhi như: Tim, gan, phổi, thận, mắt, xương và cả hệ thần kinh trung ương. Đồng thời, nó còn hạn chế tình trạng hen suyễn ở trẻ mới sinh, hỗ trợ bé phát triển khỏe mạnh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

(Nguồn ảnh: Unplash)

DHA

Là nguồn dưỡng chất cần thiết để giúp phát triển não bộ của thai nhi, DHA chiếm khoảng 20% ở não bộ và gần 60% chất liệu hình thành nên võng vạc. Ngoài ra, nó còn giúp các tế bào thần kinh có phản xạ truyền tin nhanh hơn, chính xác hơn. Bởi vậy, việc bổ sung DHA là điều rất cần thiết để con được thông minh hơn cũng như tăng cường dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ.

Sắt

Bổ sung sắt từ các thực phẩm như: Thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt, các loại ngũ cốc, đậu đỗ… sẽ giúp mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ hạn chế việc thiếu máu khi mang thai.

Vì vậy, hãy là một mẹ bầu thông thái để con yêu được phát triển trong môi trường tốt nhất các mẹ nhé!

Theo: theAsianparent

Nguồn tham khảo: Quá trình phát triển của thai nhi theo từng tháng – medlatec.vn

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Ele Luong