Thai lưu ra máu nhiều hay ít? Có nguy hiểm hay không?

Không phải mẹ bầu nào thai chết lưu cũng gặp tình trạng ra máu âm đạo. Có mẹ bầu không xuất hiện giọt máu nào, không hề thấy dấu hiệu thai lưu, chỉ khi đi siêu âm thì mới có thể biết được thai không còn phát triển.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai lưu ra máu nhiều hay ít? Máu thai lưu giống máu khi hành kinh, có màu đỏ thẫm, ra nhiều mấy ngày đầu, sau đó giảm dần rồi hết hẳn, kéo dài khoảng 5-7 ngày (lâu hơn có thể 10 ngày tùy từng trường hợp). Tuy nhiên không phải mẹ bầu nào thai chết lưu cũng gặp tình trạng ra máu âm đạo.

Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Tìm hiểu về thai lưu
  • Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai lưu
  • Thai chết lưu bao lâu thì ra máu? Thai lưu ra máu nhiều hay ít?
  • Cần làm gì khi phát hiện thai lưu?
  • Các cách phòng tránh thai lưu

Tìm hiểu về thai lưu

Thai lưu là gì?

Nhiều người vẫn hay lầm tưởng giữa sảy thai và thai chết lưu. Cả hai tình trạng này đều giống nhau ở điểm bào thai đã mất nhưng khác nhau về thời gian. Thai chết lưu là hiện tượng thai chết trong thai kỳ hoặc trong lúc sinh. Thai lưu thường xuất hiện từ tuần thứ 20 trở đi. Còn sảy thai sẽ xảy ra trước tuần thứ 20.

Thai lưu cũng có ba trường hợp:

  • Trong tuần thứ 20 đến tuần thứ 27: thai lưu sớm.
  • Tuần thứ 28 đến tuần thứ 36: thai lưu muộn.
  • Từ tuần thứ 37: thai lưu đủ tháng.

Mức độ nguy hiểm của thai lưu

Lưu thai không chỉ nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn có hệ lụy nguy hiểm. Tình trạng này nếu không được phát hiện kịp thời sẽ gây:

  • Vỡ ối khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ
  • Tại nơi màng nước ối bị vỡ, vi khuẩn sẽ xâm nhập và làm ảnh hưởng đến dạ con.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, có thể gây vô sinh, băng huyết,…

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai lưu

Nhiều mẹ bầu vẫn hay tự trách bản thân đã không cẩn thận dẫn đến tình trạng thai chết lưu. Nhưng trong thực tế, nguyên nhân từ người mẹ là rất ít. Các yếu tố sau đây mới chính là “thủ phạm” tăng nguy cơ thai chết lưu mà mẹ bầu cần biết.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Biến chứng từ các bệnh của mẹ bầu

  • Có tiền sử bệnh tiểu đường, huyết áp cao, co giật,… sẽ có tỷ lệ thai lưu rất cao.
  • Thường xuyên bị căng thẳng, stress
  • Hay sử dụng thuốc giảm đau, các chất kích thích: rượu, bia, cà phê, ma túy,…  Những chất này tăng nguy cơ thai lưu trong tử cung gấp 2 – 3 lần.

Các vấn đề về dây rốn

Dây rốn là nơi cung cấp thức ăn và oxy cho con. Nếu dây rốn bị thắt lại hoặc bị vắt thì con sẽ không có đủ oxy. Thai nhi không có đủ dinh dưỡng để phát triển bình thường, mạnh khỏe.

Những vấn đề khác

  • Nhiễm trùng ở thai nhi hay nhiễm trùng ở mẹ.
  • Thai nhi bị dị tật bẩm sinh.
  • Thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể. Có thể là do mẹ bầu bị biến đổi gen trong quá trình mang thai.

Thai lưu ra máu nhiều hay ít?

Dấu hiệu của thai lưu rất rõ ràng mà mẹ bầu có thể phát hiện được:

  • Dịch hoặc máu chảy từ âm đạo. Đây là biểu hiện mà mẹ bầu không được chủ quan. Máu chảy nhiều, dịch có mùi hôi bất thường là những dấu hiệu nhiễm trùng âm đạo. Những vi khuẩn này có thể xâm lấn, gây vỡ nước ối ảnh hưởng đến em bé.
  • Thai lưu ra máu như thế nào? Máu thai lưu giống máu khi hành kinh, có màu đỏ thẫm, ra nhiều mấy ngày đầu, sau đó giảm dần rồi hết hẳn, kéo dài khoảng 5-7 ngày (lâu hơn có thể 10 ngày tùy từng trường hợp)
  • Không còn hiện tượng nghén dù bạn đang trong giai đoạn thai nghén.
  • Thai nhi giảm dần các chuyển động, không thấy con đạp.
  • Bụng đau từ nhẹ đến nặng.
  • Kích thước bụng cũng nhỏ dần đi theo thời gian.
  • Tâm trạng mẹ bầu luôn lo lắng, bất an.
  • Cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, không ăn uống được,…

Tuy nhiên không phải mẹ bầu nào thai chết lưu cũng gặp tình trạng ra máu âm đạo. Có mẹ bầu không xuất hiện giọt máu nào, không hề thấy dấu hiệu thai lưu, chỉ khi đi siêu âm thì mới có thể biết được thai chết lưu. Nếu mẹ bầu thấy những thay đổi bất thường trong cơ thể, đừng chủ quan mẹ nhé! Hãy đi khám ngay để đảm bảo an toàn, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Cần làm gì khi phát hiện thai lưu?

Ngay khi phát hiện thai lưu, mẹ bầu cần sớm thực hiện can thiệp đưa thai ra ngoài an toàn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu thai nhỏ: Sau khi siêu âm thai không thấy tim thai hoặc nhịp tim thai, bác sĩ sẽ hẹn thai phụ tái khám sau khoảng 3 – 7 ngày để chắc chắn thai chết lưu hay chưa và có hướng xử lý tiếp theo

Nếu thai lớn: Lúc này việc đưa thai lớn bị chết lưu ra ngoài gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm hơn cho thai phụ. Vì vậy sau khi đã kết luận chắc chắn thai đã không còn phát triển, thai phụ cần kiểm tra sức khỏe liên quan như: nhóm máu, kiểm tra chức năng đông máu, bệnh lý mạn tính,… Mẹ sẽ được giải thích, tư vấn và ổn định tâm lý trước thời khắc đau lòng này.

Khi gặp tình trạng thai lưu, bác sĩ luôn ưu tiên cố gắng để người mẹ sinh thường, có thể can thiệp bằng thuốc hoặc các biện pháp đẩy sinh khác. Chỉ khi nào thai quá lớn thì phải dùng biện pháp mổ lấy thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các cách phòng tránh thai lưu

Để tránh tình trạng thai chết lưu, mẹ bầu nên:

  • Tập cho mình lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng: sắt, canxi, chất béo,… Tuy nhiên, mẹ không nên ăn dư để tránh gây ra hiện tượng béo phì. Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng. Từ đó, mẹ sẽ được tư vấn chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, bổ sung các chất cần thiết trong thai kì.
  • Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích gây hại đến sức khỏe của mẹ và con. Nhất là bia, rượu, ma túy, cà phê,..
  • Vận động nhẹ nhàng, không làm các công việc nặng nhọc.
  • Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tập thể dục, đi bộ để có thể dễ sinh. Mẹ bầu nên tập yoga để tăng cường sức khỏe, tốt cho cả mẹ và bé.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tránh để vi khuẩn xâm nhập vào vùng kín. Nếu phát hiện dịch hay máu bất thường tại vùng kín, mẹ bầu nên kiểm tra ngay.
  • Không sử dụng thuốc giảm đau, thực phẩm chức năng khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Đặc biệt, mẹ nên khám thai định kì theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Khám định kỳ sẽ theo dõi được sự phát triển, các chỉ số của con có bình thường hay không.

Thai lưu là điều mà không mẹ bầu nào muốn xảy ra với mình. Tăng cường chăm sóc sức khỏe của bản thân, theo dõi chu kỳ thai thường xuyên để kịp thời phát hiện và xử lý tình trạng thai lưu.

Nguồn thông tin: Thai lưu là gì và cần làm gì khi bị thai lưu để mẹ an toàn? – Medlatec

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nhi Le