Thai lưu liên tiếp không rõ nguyên nhân, mẹ cần làm những xét nghiệm nào?

Tình trạng thai lưu liên tục xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên cũng có khá nhiều trường hợp không thể xác định rõ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai lưu liên tiếp không rõ nguyên nhân là một biến chứng rất nguy hiểm, có thể xảy ra trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần mà còn khiến cho sức khỏe của chị em phần nào bị suy giảm.

Mang thai và sinh con là thiên chức vô cùng cao quý của người phụ nữ. Vì thế mà thai chết lưu là biến cố mà không mẹ bầu nào mong muốn, đặc biệt là thai lưu liên tục nhiều lần. Theo thống kê, có đến 20 - 50% trường hợp thai lưu không xác định được nguyên nhân cụ thể. Vậy, nếu không may gặp phải tình trạng này thì bố mẹ cần làm gì? Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Thế nào là thai lưu liên tiếp?
  • Những xét nghiệm cần thiết khi bị thai lưu liên tiếp không rõ nguyên nhân

Thế nào là thai lưu liên tiếp?

Thai lưu là hiện tượng thai nhi chết và bị lưu lại trong tử cung của người mẹ trên 48 giờ. Nếu tình trạng này lặp đi lặp từ 2 lần trở lên thì được gọi là thai lưu liên tiếp. Thai lưu 2 lần liên tiếp hoặc nhiều hơn là một biến chứng rất nguy hiểm, có thể xảy ra trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ.

Khám phá thêm:

Các nguyên nhân thường gặp khi bị sảy thai liên tiếp

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Từ thai phụ:

  • Mẹ mắc bệnh mãn tính như viêm thận, thiếu máu, suy gan, lao phổi, cao huyết áp, bệnh tim,
  • Bệnh nội tiết như Basedow, thiểu năng giáp trạng, tiểu đường, thiểu năng hay cường năng thượng thận
  • Nhiễm độc thai nghén, nhiễm các bệnh về ký sinh trùng như sốt rét ác tính, nhiễm vi khuẩn, vi rút, rối loạn miễn dịch hay rối loạn đông máu, vv…

Từ thai nhi:

  • Rối loạn nhiễm sắc thể
  • Tình trạng nhiễm khuẩn bào thai từ giữa tuần 24 – 27 của thai kỳ

Tình trạng thai lưu liên tục xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên cũng có khá nhiều trường hợp không thể xác định rõ. Sau khi thai chết lưu được xử lý và lấy ra ngoài, cơ thể người mẹ cần có một khoảng thời gian nhất định để hồi phục. Khi sức khỏe cũng như tinh thần của mẹ đã ổn định và thoải mái hơn, hai vợ chồng có thể giao hợp bình thường. Tuy nhiên, nếu có kế hoạch mang thai lần nữa, vợ chồng bạn nên tiến hành một số xét nghiệm.

Những xét nghiệm cần thiết khi bị thai lưu liên tiếp không rõ nguyên nhân

Khi bị thai lưu 2 lần liên tiếp nhưng không xác định được lý do một cách chính xác, điều vợ chồng bạn cần làm là tạm gác những đau buồn, lo lắng qua một bên và thực hiện những xét nghiệm sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xét nghiệm máu

Thực hiện kiểm tra công thức máu xem có mắc các bệnh về máu như thiếu máu, bất thường tế bào máu,... hay không. Đồng thời xét nghiệm hóa sinh để xem có mắc bệnh đái tháo đường, đánh giá chức năng gan, thận và phát hiện những bất thường khác. Ngoài ra, xét nghiệm này còn cho biết hai vợ chồng có nhiễm HIV, viêm gan B, virus Toxo, CMV, Rubella hay không.

Khám phụ khoa

Người vợ cần kiểm tra bạch cầu, nấm, cầu khuẩn,... nếu rơi vào trường hợp thai lưu liên tiếp 2 lần. Mẹ cần kiểm tra thông qua việc soi tươi dịch tế bào âm đạo. Bởi nếu mắc phải một trong các bệnh giang mai, bệnh lậu, nhiễm trùng đường sinh dục, nhiễm virus Urealyticu, Mycoplasma hominil, Ureaplasma, polyp cổ tử cung,... thì có thể làm ảnh hưởng xấu đến thai nhi, khiến thai ngừng phát triển hoặc chết lưu.

Xét nghiệm Antiphospholipid và Anticardiolipin

Đây là xét nghiệm cần thực hiện ngay khi phát hiện có thai hoặc sau khi sảy thai không quá 1 tháng, do vào những lúc bình thường, các chỉ số này đều cho kết quả âm tính.

Antiphospholipid và Anticardiolipin được gọi là hội chứng miễn dịch. Theo đó, cơ thể khi có sự thụ thai sẽ bắt đầu xảy ra hiện tượng viêm, tắc mạch vi thể khiến máu và chất dinh dưỡng không thể truyền cho thai nhi, dẫn đến thai chết lưu.

Trường hợp không may bị dương tính với hội chứng này, thì khi chuẩn bị mang thai lần tiếp theo hoặc ngay khi phát hiện có thai, mẹ cần lập tức đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi và điều trị.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khám phá thêm:

Xét nghiệm nội tiết tố

Những chỉ số người mẹ cần kiểm tra khi bị thai lưu liên tiếp không rõ nguyên nhân gồm: LH, FSH, Prolactin, Estradiol, Progesterone (kiểm tra vào ngày thứ 2 của chu kỳ kinh nguyệt), Testosterone và AMH - dự trữ buồng trứng.

Xét nghiệm tinh dịch đồ

Tiến hành xét nghiệm tinh dịch tươi mới được xuất tinh, thường được thu thập thông qua cách tự kích thích bằng tay. Từ đó kiểm tra và đánh giá số lượng, hình dạng tinh trùng, khả năng di chuyển, tỷ lệ tinh trùng sống, kháng thể kháng tinh trùng, độ pH,...

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ

Đây là một xét nghiệm nhằm phân tích nhiễm sắc thể ở người có bị đột biến hay không, bằng cách xác định các bộ nhiễm sắc thể, phân tích cấu trúc và số lượng của chúng. Nếu người vợ, người chồng hoặc cả hai vợ chồng có sự bất thường nhiễm sắc thể thì có thể khiến thai ngừng phát triển, sảy thai.

Siêu âm nang thứ cấp

Nhằm mục đích đếm tổng số nang noãn có kích thước từ 2 - 8 mm, thường được thực hiện qua đường âm đạo. Việc siêu âm này sẽ cho biết chức năng của buồng trứng có bị suy giảm hay không (đồng nghĩa với việc theo dõi trứng).

Chụp vòi trứng tử cung bằng cản quang (chụp HSG)

Những bất thường về tử cung như tử cung dị dạng, tử cung nhi tính, tử cung nhi hóa, tử cung có vách ngăn, dính lòng, dính cổ tử cung hay bất thường về vòi trứng như giãn, hẹp vòi trứng, tắc vòi trứng chỉ có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm này.

Đó là một số xét nghiệm quan trọng cần thiết khi bị thai lưu liên tiếp không rõ nguyên nhân mà các cặp vợ chồng cần lưu ý. Mong rằng chia sẻ này sẽ giúp bố mẹ có thêm kiến thức để chủ động hơn trong việc xác định nguyên nhân, từ đó phòng tránh tình trạng thai chết lưu và có sự chuẩn bị thật tốt cho lần mang thai kế tiếp. Bên cạnh đó, hãy đến gặp các bác sĩ sản khoa có chuyên môn để thăm khám và được tư vấn cụ thể hơn nhé. Chúc các mẹ sớm có tin vui và chào đón bé yêu ra đời thật khỏe mạnh.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Đỗ Vy