Thai gò nhiều ở tuần 32 liệu có phải là dấu hiệu mẹ có nguy cơ sinh non?

Ngay khi mẹ thấy các cơn gò xuất hiện với tần suất nhiều hơn trong một khoảng thời gian nhất định thì mẹ cần phải theo dõi và quan sát thật kĩ lưỡng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai 32 tuần gò nhiều có thể là bình thường nếu đó là các cơn gò sinh lý. Nhưng khi cơn gò xuất hiện với tần suất nhiều và kéo dài thì mẹ cần phải hết sức cảnh giác.

Nội dung bài viết:

  • Hiện tượng thai gò ở tuần thứ 32
  • Đây có phải là hiện tượng nguy hiểm?
  • Làm gì khi có hiện tượng thai gò?

Tuần thai thứ 32 và hiện tượng thai gò

Bước sang tuần thứ 32, thai nhi nặng trung bình từ 2 kg và dài khoảng 40-43 cm. Em bé phát triển rất nhanh với các hệ cơ quan ngày càng hoàn toàn thiện hơn.

Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Xuân Minh – Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng cho biết, tử cung mẹ ở tuần thai này không còn nhiều khoảng trống nhưng vẫn đủ để em bé chuyển mình và cử động tự do, tuy nhiên không còn mạnh mẽ như các tuần trước đó. Tử cung của mẹ đã vượt qua phần dạ dày, mẹ có thể bị khó chịu khi bé đạp vào các cơ quan xung quanh. Bào thai to ra có thể gây ra các triệu chứng như rò rỉ nước tiểu, ợ nóng, buồn nôn, khó thở, mẹ cũng đôi khi chán ăn, có thể ngất xỉu.

Tuần thứ 33 bụng mẹ đã khá to (Nguồn ảnh: istockphoto)

Cũng trong tuần này, người mẹ sẽ cảm thấy mình ngày càng nặng nề và vẫn tiếp tục phải đối mặt với những khó chịu thường gặp của những tuần cuối trong thời kỳ mang thai. Một trong số đó là hiện tượng cứng bụng hay còn gọi là thai gò tử cung.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đây là tình trạng mẹ cảm thấy căng tức và cứng vùng bụng dưới trong một khoảng thời gian từ ngắn đến dài. Các cơn gò xuất hiện như một cách để tử cung của cơ thể người mẹ tập dượt cho quá trình vượt cạn sắp tới.

Bài viết liên quan:

Thai 32 tuần gò nhiều có phải là hiện tượng nguy hiểm?

Hiện tượng thai gò là một phản xạ của cơ thể người mẹ khi sắp đến ngày dự sinh. Tuy nhiên việc thai 32 tuần gò nhiều được xem là bình thường hay là dấu hiệu báo động thai nhi có thể chào đời sớm thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Tử cung mẹ gò nhiều nhưng được xem là bình thường 

Đây được gọi là cơn gò Braxton – Hicks hay hiện tượng chuyển dạ giả. Các cơn gò này xuất hiện không mang tính chu kỳ. Có thể bất chợt xuất hiện và kéo dài từ 30 giây – 2 phút. Người mẹ thường thấy bụng căng cứng lên rồi trở lại như bình thường.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các cơn gò sinh lý này thường xuất hiện khi mẹ bầu mệt mỏi, đi lại nhiều, tâm lý lo lắng, không thoải mái. Chính vì vậy, nếu mẹ có những cảm giác như trên thì không cần quá lo lắng mà chỉ cần nghỉ ngơi, để cho tinh thần thư giãn là ổn.

Cơn gò sinh lý là hiện tượng bình thường (Nguồn ảnh: istockphoto)

Khi cơn gò xuất hiện liên tục như một dấu hiệu thông báo mẹ sắp sinh

Ngay khi mẹ thấy các cơn gò xuất hiện với tần suất nhiều hơn trong một khoảng thời gian nhất định thì mẹ cần phải theo dõi và quan sát thật kĩ lưỡng. Nếu cơn gò:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Diễn ra với một chu kỳ đều đặn
  • Cơn gò kéo dài hơn 2 phút
  • Mẹ cảm thấy đau tức bụng ở mức độ nhiều
  • Có dấu hiệu chảy máu âm đạo hoặc vỡ ối đi kèm (có thể có hoặc không)

Lúc này mẹ nên đi khám sớm bởi đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang sắp chào đời. Nếu thai nhi sinh ra ở tuần thai này thì bé sẽ bị coi là trẻ sinh non. Điều đó đồng nghĩa với việc trẻ sẽ gặp nhiều nguy cơ về vấn đề sức khỏe như rối loạn tiêu hóa, hô hấp, nhiễm trùng, sức đề kháng non nớt, …

Bài viết liên quan:

Mẹ bầu cần làm gì khi có hiện tượng thai gò vào các tuần cuối của thai kỳ?

Các cơn gò tử cung có thể xuất hiện ngay từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi. Với những cơn gò sinh lý, mặc dù đây là hiện tượng bình thường nhưng cũng gây ra nhiều khó chịu cho mẹ bầu. Vì vậy mà mẹ có thể áp dụng một số cách sau đây để cảm thấy dễ chịu hơn với những cơn gò vào cuối thai kỳ này.

1. Mẹ nên ngồi hoặc nằm xuống nghỉ ngơi

Nên chú ý rằng, bụng mẹ đang căng cứng nên mẹ cần từ từ ngồi xuống. Thư giãn và nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian nhất định. Khi ngồi dậy cũng nên từ từ chuyển tư thế để không gây ra ảnh hưởng đối với hệ cơ xương của mẹ bầu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi thai gò nhiều mẹ nên nằm nghỉ ngơi (Nguồn ảnh: istockphoto)

2. Uống một ly nước ấm và thư giãn đầu óc

Hãy nhờ chồng hoặc người thân chuẩn bị cho một ly nước hoặc ly sữa ấm. Đềiu này sẽ giúp cơ thể mẹ thư giãn, từ đó giúp giảm bớt tình trạng của cơn gò.

3. Cần tuyệt đối tránh những hành động nguy hiểm đến thai nhi khi có cơn gò

Không vận động mạnh, tránh quan hệ tình dục vào thời điểm mẹ đang cảm thấy có con gò cứng bụng là những lưu ý mẹ cần nhớ kĩ để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Điều quan trọng cuối cùng là ngay khi các cơn gò xuất hiện nhiều và kéo dài theo một chu kỳ nhất định thì mẹ nên đi khám ngay lập tức.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguồn tham khảo: Sự thay đổi của bà bầu tuần thứ 32 – Vinmec

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương