Nguyên nhân và hướng xử lý khi mang thai 39 tuần đau bụng đi ngoài

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai 39 tuần đau bụng đi ngoài khiến mẹ khó chịu và lo lắng? Liệu đây có phải là trường hợp hiếm gặp? Nguyên nhân vì sao và mẹ bầu phải làm sao?

Mang thai 39 tuần đau bụng đi ngoài có phải bình thường?

Có thể nói, tình trạng bà bầu thai 39 tuần đau bụng đi ngoài không phải là hiện tượng hiếm gặp. Không lâu trước khi chuyển dạ, cơ thể người phụ nữ chuẩn bị cho thử thách này theo nhiều cách khác nhau để chuẩn bị đón em bé chào đời.

Một cách cơ thể thai phụ chuẩn bị là loại bỏ mọi thứ trong đường tiêu hóa. Vì lý do này, nhiều phụ nữ thường thấy phân lỏng và thậm chí là tiêu chảy trong vài tuần hoặc những ngày cuối của thai kỳ.

Mẹ sẽ bị đau bụng quanh rốn, đôi lúc sẽ thấy rất đau và trong mỗi cơn đau sẽ kèm theo đi ngoài phân lỏng.

Những dấu hiệu này có thể khiến mẹ nhầm là đã đến lúc sinh nở. Trong hầu hết các trường hợp, những triệu chứng này không có gì đáng lo ngại và có thể điều trị được bằng cách chăm sóc kỹ càng hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vì sao bà bầu 39 tuần lại hay bị đau bụng đi ngoài?

  • Cơ thể tạo thêm khoảng trống cho em bé đang phát triển và thuận tiện hơn cho hành trình con chào đời.
  • Các cơ của thai phụ đang thả lỏng để chuẩn bị cho giai đoạn sinh nở - không chỉ trong tử cung mà còn ở trực tràng.

Ngoài ra, những nguyên nhân sau cũng có thể khiến mẹ bị tình trạng này:

  • Cơ thể bỗng dưng nhạy cảm với một số thực phẩm và khiến mẹ chột bụng.
  • Hormone thay đổi trong thai kỳ cũng góp phần tạo nên hiện trạng dễ đau bụng và đi ngoài.
  • Vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng đường ruột, thuốc men và ngộ độc thực phẩm.
  • Một số bệnh như bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng và bệnh celiac,…

Mẹ bầu nên làm gì khi gặp tình trạng này?

  • Đảm bảo luôn uống đủ nước, bao gồm cả các dung dịch điện giải. Nước sẽ giúp bổ sung nước bị mất, nước ép trái cây sẽ giúp bổ sung lượng kali và nước canh sẽ bổ sung natri giúp mẹ.
  • Xem lại và thay đổi thói quen ăn uống. Tiếp tục ăn đều đặn, nhưng tránh chất béo và quá nhiều chất xơ. Đối với các triệu chứng ợ chua cũng phổ biến trong thai kỳ, hãy tránh các loại thực phẩm có tính axit và cay có thể gây kích ứng đường tiêu hóa.
  • Giữ bình tĩnh, không cần phải hoảng hốt và luôn gần nhà vệ sinh để tiện đi ngoài.
  • Vệ sinh vùng kín và khu vực hậu môn sạch sẽ sau mỗi lần bị đau bụng và đi ngoài. Lưu ý hãy chùi từ khu vực âm hộ rồi mới đến hậu môn, không lau theo chiều ngược lại.
  • Tránh xa thực phẩm đường phố.

Hầu hết trường hợp bầu 39 tuần đau bụng đi ngoài sẽ tự hết trong vài ngày. Nhưng mẹ hoàn toàn có thể hỏi thăm bác sĩ nếu cảm thấy lo lắng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi nào thai 39 tuần đau bụng đi ngoài nên gọi cho bác sĩ?

Trong hầu hết các trường hợp, phân lỏng và đau dạ dày là hoàn toàn bình thường trước khi chuyển dạ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mẹ bầu phải thông báo và nhờ sự trợ giúp từ bác sĩ sản khoa nếu có kèm theo:

  • Đau đầu nghiêm trọng.
  • Nôn mửa nặng.
  • Sốt trên 37,8 độ C
  • Tiểu ít.
  • Tim đập nhanh.
  • Sưng tấy đột ngột
  • Nóng rát khi đi tiểu
  • Bụng bầu cứng hay mềm một cách đột ngột

Những triệu chứng khác cho thấy mẹ bầu 39 tuần chuẩn bị chuyển dạ

  • Bụng bầu tụt xuống
  • Cổ tử cung bắt đầu giãn nỡ
  • Dịch nhầy âm đạo tiết ra nhiều hơn và có màu hồng
  • Các cơn gò chuyển dạ giả thường xuất hiện với tần suất dày đặc
  • Rò rĩ hay vỡ nước ối
  • Áp lực bất thường ở vùng bụng dưới gần xương chậu

Đừng ngần ngại liên hệ bác sĩ để được tư vấn dù chỉ là một thay đổi nhỏ của cơ thể khiến mẹ lo lắng trong thời điểm cuối thai kỳ. Tất cả chỉ vì an toàn của con yêu mà thôi.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu