Thai 38 tuần chưa quay đầu, liệu mẹ có phải sinh mổ?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai 38 tuần chưa quay đầu ảnh hưởng như thế nào đến quá trình sinh? Thực hiện các biện pháp sau để giúp “mẹ tròn con vuông”.

Thai 38 tuần chưa quay đầu hay còn gọi “thai ngôi ngược” là tình trạng hiếm gặp ở sản phụ. Ở tuần 38 thai nhi có kích thước lớn hơn dẫn đến không gian xung quanh bé bị thu hẹp. Lúc này, thai nhi rất khó xoay chuyển trong bụng mẹ. Từ đó dẫn đến hiện tượng thai ngôi ngược. Thai nhi sẽ ở nguyên vị trí đó khi chào đời. Vậy các mẹ đã biết thai ngôi ngược nguyên nhân do đâu? Nó có ảnh hưởng như thế nào và biện pháp giải quyết là gì? Hãy cùng theAsianparent Vietnam tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Nguyên nhân thai 38 tuần chưa quay đầu

Thông thường, các mẹ khi mang thai lần đầu đến tuần 35 thai nhi sẽ quay đầu. Tuy nhiên có một số trường hợp thai nhi vẫn chưa quay đầu dù đã quá số tuần. Tình trạng này chiếm khoảng 3% đến 4% các trường hợp mang thai. Và khi đó bác sĩ thường sẽ cho mẹ sinh mổ để đảm bảo an toàn. Thai 38 tuần chưa quay đầu có thể do một số nguyên nhân sau đây. 

Do tử cung của mẹ

Tử cung của mẹ bất thường có thể là nguyên nhân dẫn đến thai 38 tuần chưa quay đầu. Sự bất thường này có thể do bẩm sinh hoặc do vết sẹo sau phẫu thuật. Ngoài ra nó cũng có thể do một số bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc do u xơ tử cung. Các hiện này dẫn đến thai nhi không đủ không gian để quay đầu.

Vị trí của nhau thai

Trường hợp nhau thai nằm ở vị trí thấp, hoặc gần đầu của thành tử cung, thai khó quay đầu. Vì khi ấy nhau thai làm thu hẹp không gian xung quanh đầu thai nhi. Lúc này, thai nhi không thể quay đầu hướng xuống vị trí bên dưới được.

Mẹ mang đa thai

Khi mang đa thai đồng nghĩa không gian của thai nhi sẽ bị thu hẹp. Lúc này, thai nhi không có khả năng quay đầu xuống dưới vì không gian cổ tử cung quá hẹp.

Mẹ mang đa thai khiến thai nhi khó quay đầu

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài các nguyên nhân trên còn có thể do một số nguyên nhân như lượng nước ối quá ít hoặc quá nhiều, sự bất thường của bào thai, hoặc do mẹ sinh non. 

Thai ngôi ngược có nguy hiểm không?

Thai nhi ở ngôi ngược sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé. Đặc biệt là rất nguy hiểm trong quá trình sinh. Khi bé chào đời, thai phụ có thể bị rách cổ tử cung.

Thai nhi có thể xảy ra hiện tượng sa dây rốn hoặc chèn ép dây rốn dẫn đến tử vong. Ngoài ra, em bé khi sinh sức khỏe không được tốt như các bé khác. Bé dễ mắc các sang chấn như xuất huyết não - màng não, liệt thần kinh cánh tay, gãy xương đùi. Nếu quá trình đưa thai nhi ra không đúng cách, có thể gây tổn thương cơ quan trong bụng bé.

Đồng thời, mẹ sinh thường trong trường hợp thai ngôi ngược, thai nhi có thể gặp nhiều nguy hiểm. Sản phụ gắng sức đưa bé ra ngoài khi cổ tử cung chưa mở trọn. Tay thai nhi giơ cao làm quá trình sinh bị kéo dài. Dẫn đến thai ngạt hoặc có thể gây gãy xương cánh tay khi dùng thủ thuật hạ tay. 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai 38 tuần chưa quay đầu sinh thường được không?

Nếu thai nhi ở ngôi thuận thì khả năng mẹ sinh thường là hoàn toàn có thể xảy ra. Ngược lại đã gần đến ngày dự sinh mà em bé vẫn chưa vào ngôi thuận. Lúc này thì quá trình sinh thường của mẹ sẽ gặp phải một số khó khăn.

Mẹ bị vỡ ối và xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ. Cảm giác đau lưng khủng khiếp nhưng không có các cơn gò tử cung. Thời gian chuyển dạ kéo dài hơn so với bình thường. Trường hợp mẹ không xử lý kịp có thể khiến bé bị ngạt do thiếu oxi rất nguy hiểm.

Mang thai mẹ nên đến thăm khám bác sĩ thường xuyên

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Do đó mẹ nên đến bác sĩ để được tư vấn kĩ. Trong một số trường hợp nếu cần thiết mẹ nên chọn sinh mổ để đảm bảo an toàn.

Các biện pháp khi thai 38 tuần chưa quay đầu

Phải thường xuyên đi khám bác sĩ để sớm phát hiện nếu có dấu hiệu ngôi ngược. Nếu ngôi ngược nhưng thai nhi nhỏ, tầng sinh môn đã giãn nhiều. Đồng thời mẹ sinh con rạ, bác sĩ có thể chỉ định cho thai phụ sinh nở tự nhiên.

Áp dụng biện pháp sinh ngã âm đạo, can thiệp từng phần, thai nhi được sinh tự nhiên đến phần rốn. Sau đó, người đỡ sinh sẽ phụ giúp khi sinh vai, tay và đầu.

Trường hợp thai đã quá lớn thì mẹ nên mổ lấy thai ở tuần 38. Nó sẽ giúp hạn chế tối đa những ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Sinh mổ thường áp dụng cho các trường hợp như: Con đầu lòng nặng trên 3kg. Cân nặng thai nhi ước lượng nặng hơn so với kỳ trước. Người mẹ lớn tuổi sinh con đầu lòng. Xuất hiện hiện tượng sa dây rốn. Suy thai trong quá trình chuyển dạ hay chuyển dạ kéo dài.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mang thai đã khó, quá trình sinh con còn khó khăn hơn. Làm thế nào để bé có thể chào đời một cách an toàn và thuận lợi nhất? Đặc biệt là đối với các bé ngôi ngược luôn luôn là băn khoăn của các mẹ. Nhưng các mẹ đừng quá lo lắng. Hãy trang bị cho mình đầy đủ kiến thức nếu như gặp phải trường hợp này. Chúc các mẹ có thật nhiều sức khỏe và kiến thức để sẵn sàng đón bé chào đời nhé!

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin với các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

myngoc