Thai 37 tuần gò cứng bụng có phải là dấu hiệu cảnh báo mẹ sinh non?

Thai 37 tuần gò cứng bụng: Thông thường, các cơn gò này gò cứng và cuộn lại từ 30 giây đến 60 giây. Với những cơn gò sinh lý thì mẹ chỉ cần uống nước để thai nhi có không gian rộng rãi hơn phát triển ngay bên trong bụng mẹ.

Thai 37 tuần gò cứng bụng là dấu hiệu gì khiến mẹ bầu thắc mắc và lo lắng. Mẹ bầu thường nghĩ đây là dấu hiệu của chuyển dạ hoặc các bệnh nguy hiểm khác.

Đọc bài viết dưới đây để biết:

  • Khi nào xuất hiện cơn gò cứng bụng?
  • Nguyên nhân nào gây nên tình trạng thai 37 tuần gò cứng bụng?
  • Thai 37 tuần gò cứng bụng như thế nào cảnh báo mẹ sắp vượt cạn?

Khi nào xuất hiện cơn gò cứng bụng?

Cơn gò cứng bụng thường bắt đầu xuất hiện từ cuối tam cá nguyệt thứ 2 tới tam cá nguyệt thứ 3. Nhưng có những trường hợp đặc biệt, mẹ có thể cảm nhận được những con gò từ tuần 12. Mẹ sẽ cảm thấy cơn gò lên 1 cục cứng, lõm bên này, lồi bên kia và có khi méo cả bụng bầu luôn.

Nhiều mẹ lo sợ thai 37 tuần gò liên tục là cảnh báo dấu hiệu nguy hiểm, sắp sinh non. Thực tế, những cơn gò cứng bụng không phải lúc nào cũng nguy hiểm, báo hiệu mẹ sắp sinh.

Thai 37 tuần gò cứng bụng (Nguồn ảnh: istockphoto)

Theo bác sĩ, từ tuần thứ 22 trở đi mẹ thường gặp các cơn gò cứng bụng sinh lý Braxton Hicks. Thông thường, các cơn gò này gò cứng và cuộn lại từ 30 giây đến 60 giây. Với những cơn gò sinh lý thì mẹ chỉ cần uống nước để thai nhi có không gian rộng rãi hơn phát triển ngay bên trong bụng mẹ.

Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Xuân Minh – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng cho biết thêm, các cơn gò sinh lý Braxton Hicks này có các đặc điểm sau:

  • Không gây đau đớn nhưng có thể khiến mẹ cảm thấy khó chịu
  • Thường xảy ra khi thai nhi chuyển động hoặc mẹ chạm tay vào bụng bầu, hoặc khi mẹ mệt mỏi, mất nước, đi đứng quá nhiều và sẽ biến mất khi mẹ bầu nghỉ ngơi, thư giãn
  • Cơn gò này không tăng dần theo thời gian và không làm thay đổi cổ tử cung.

Còn với những cơn gò cứng bụng thời gian kéo dài hơn kèm theo dấu hiệu chút máu hồng ở âm đạo. Lúc này, có thể báo hiệu mẹ sinh non hoặc là dấu hiệu chuyển dạ thật sự. Mẹ cần chú ý theo dõi thật kỹ các biểu hiện để có biện pháp xử lý kịp thời.

Bạn có thể chưa biết:

Thai 36 tuần gò nhiều có sao không? Có phải dấu hiệu chuyển dạ?

Nguyên nhân nào gây nên tình trạng thai 37 tuần gò cứng bụng?

Những cơn gò cứng bụng khi mang thai: Thai gò cứng bụng trong tuần thai thứ 37 có thể do nhiều nguyên nhân và trong đó không thể không nhắc đến:

Cảm xúc của mẹ

Nhiều mẹ chắc chắn không biết, chỉ vì những cảm xúc vui buồn hay stress, căng thẳng… cũng có thể gây nên tình trạng thai 37 tuần gò cứng bụng. Với trường hợp này, mẹ không cần quá lo lắng chỉ cần tạo tâm lý thoải mái là được.

Áp lực ở tử cung

Thai nhi phát triển ở giữa khoang chậu, bàng quang và trực tràng. Trong tuần thai 37 thai nhi khá lớn và phát triển đầy đủ các bộ phận. Theo đó, tử cung cũng phải phình rộng hơn gây áp lực với các bộ phận khác nên mẹ có cảm giác như những cơn gò cứng bụng.

Áp lực ở tử cung làm thai gò nhiều (Nguồn ảnh: istockphoto)

Sự phát triển của xương thai nhi

Cuối quý 2 của thai kì là xương của thai nhi phát triển và tăng chiều dài. Do đó, mỗi khi thai nhi xoay người sẽ tạo nên những cơn gò nhẹ trên bụng của mẹ.

Táo bón

Một nguyên nhân khiến thai gò cứng bụng là chứng táo bón. Mẹ cần có một chế độ ăn uống nhiều rau xanh, chất xơ để giảm hiện tượng táo, trĩ.

Bạn có thể chưa biết:

Thai 16 tuần gò cứng bụng có nguy hiểm không, mẹ bầu nên làm gì khi thấy các cơn gò?

Thai 37 tuần gò cứng bụng như thế nào cảnh báo mẹ sắp vượt cạn?

Dấu hiệu chuyển dạ sớm: Ngoài triệu chứng sinh lý, cơn gò cứng bụng ở tuần 37 có thể là do mẹ sắp “vỡ chum”. Bởi thai 37 tuần đã phát triển đầy đủ cơ quan, bộ phận và sẵn sàng cho sự chào đời.

Mẹ có thể xác định là chuyển dạ hay không bằng cách quan sát sự hoạt động của cơn gò. Nếu mẹ cảm thấy bụng gò cứng lên liên tục với tuần suất 5 phút/ lần trong suốt 1 giờ thì được dự báo là cơn chuyển dạ.

Cơn gò cũng có thể là dấu hiệu chuyển dạ (Nguồn ảnh: istockphoto)

Trường hợp, cơn gò lệch sang một bên với thời gian có khi cả phút. Sau đó, mẹ thấy bụng nhỏ lại rồi chồi lên, trượt xuống hay xoay trong bụng. Nếu bụng cứ nhồi lên rồi xuống và cứng đau nhiều lần trong ngày. Những triệu chứng này hết sức nguy hiểm cho cả hai mẹ con. Vì vậy, mẹ cần đến bệnh viện ngay để được bác sĩ siêu âm, chẩn đoán và có sự can thiệp kịp thời.

Các mẹ đã hiểu rõ hiện tượng thai 37 tuần gò cứng bụng rồi đúng không. Tuần 37 rồi nên mẹ cùng gia đình luôn luôn ở tâm thế có thể sinh bất cứ lúc nào nhé!

Nguồn tham khảo: Phân biệt cơn gò chuyển dạ, cơn gò sinh lý và thai máy – Vinmec

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nguyenthi Huyen