Mẹ bị đau xương mu khi mang thai 36 tuần - Có phải em bé sắp ra đời?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ mang thai 36 tuần bị đau xương mu là nỗi niềm khó nói của nhiều chị em. Hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng này nhé!

Mẹ đang bước vào tuần thai thứ 36. Lúc này ngoài tâm trạng hồi hộp mong chờ em bé sắp chào đời thì mẹ cũng phải đối diện với nhiều biểu hiện khó chịu của cơ thể như táo bón, mất ngủ, đau lưng, đau xương mu…

Tại sao mẹ mang thai 36 tuần đau xương mu?

Xương mu có liên kết với khớp háng và dây chằng góp phần tạo nên vùng xương chậu (2 bên xương chậu được kết nối bằng khớp xương mu có thể co giãn), có vai trò nâng đỡ các cơ quan phía trên của cơ thể. Khi tử cung to lên, vùng xương chậu cũng phải giãn ra khiến xương mu yếu đi, gây ra các cơn đau.

Khi bị đau xương mu, mẹ sẽ cảm thấy đau nhói hoặc đau âm ỉ vùng háng, cơn đau có thể lan từ xương chậu đến đùi, háng, bẹn... Đau xương mu thường gặp khi mẹ bầu bước sang tam cá nguyệt thứ 3 nhưng cũng có thể diễn ra ở bất kì thời điểm nào của thai kỳ. Ban đầu chỉ là những cơn đau nhẹ, càng về các tháng cuối thì cơn đau càng nặng và xuất hiện với tần suất dày hơn. Đồng thời, cơn đau cũng có xu hướng tăng lên khi mẹ di chuyển, leo cầu thang, đứng lên, ngồi xuống hoặc về đêm...

Có nhiều nguyên nhân góp phần làm mẹ bầu bị đau xương mu:

Thai nhi quay đầu, di chuyển sâu xuống dưới

Xương mu có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ phần phía trên của cơ thể. Vào những tuần cuối thai kỳ, khi bé yêu quay đầu và cơ thể bé di chuyển sâu xuống vùng bụng dưới của mẹ, cơ thể mẹ bắt đầu tiết ra hormine relaxin làm cho các khớp vùng chậu giãn nở, sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ. Khi khớp bị co giãn, dây chằng bị kéo căng làm vùng xương mu và khung chậu của mẹ bị đau.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai phụ có tiền sử bệnh về xương khớp

Nhiều mẹ bầu bị các bệnh về xương khớp như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm rất dễ bị đau xương mu ở tuần thai thứ 36. Trọng lượng của thai nhi và nước ối cũng như việc mẹ tăng cân làm vùng cột sống bị quá tải, các khớp xương bị thoái hóa nặng hơn hoặc làm cho nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí ban đầu của cột sống. Xương khớp chịu tác động nặng nề dẫn đến đau nhức trầm trọng.

Mẹ bầu thiếu canxi trong thai kỳ

Thiếu canxi có thể là thủ phạm gây ra các cơn đau dồn dập vùng xương mu ở mẹ bầu. Tình trạng thiếu canxi làm khớp xương trở nên yếu hơn, dễ gây ra nhức mỏi. Khi thai nhi quay đầu, cơn đau nhói sẽ xuất hiện nhiều hơn và thường biến mất khi bé đã quay đầu hoàn toàn. Một số ít trường hợp mẹ sẽ bị đau dữ dội cho đến khi con chào đời.

Sự thay đổi hormone là nguyên nhân làm mẹ mang thai 36 tuần đau xương mu

Nội tiết tố trong cơ thể chị em thay đổi nhiều khi mang thai. Lượng hormone relaxin, progesterone trong máu tăng cao làm giãn nở khớp xương, nhất là khớp háng vùng xương chậu sẽ giãn nở tối đa để chuẩn bị cho quá trình chào đời của thai nhi nên gây ra tình trạng nhức nhối, đau nhức vùng khớp háng và xương mu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ mang đa thai, từng sinh con nhiều lần

Ở các mẹ mang đa thai, trọng lượng thai nhi và cơ thể mẹ lớn hơn nhiều càng khiến mẹ dễ bị đau xương mu. Các mẹ sinh con nhiều lần có cơ bụng mềm, lỏng hơn, khi thai nhi tụt xuống dưới cũng dễ gây áp lực lên xương mu gây ra các triệu chứng đau tức ở vùng này.

Thai nhi quá to hoặc vận động quá nhiều cũng gây áp lực lên xương mu và gây ra tình trạng đau tức.

Mẹ bầu vận động, đi lại nhiều

Những tuần thai cuối mẹ nên nghỉ ngơi nhiều hơn và hạn chế đi lại, vận động mạnh. Những hoạt động thường ngày đều dồn áp lực lên vùng xương mu dẫn đến đau tức. Mẹ đi lại nhiều thì tình trạng này càng dễ xảy ra. Cơn đau còn có thể lan đến háng, lưng, bẹn, hông và bên trong đùi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ mang thai 36 tuần đau xương mu do phù nề

Tình trạng phù nề cũng có thể là nguyên nhân gây ra việc bà bầu bị đau xương mu. Nguyên nhân là do khi mang thai, thể tích máu trong hệ tuần hoàn bị tăng cao và tập trung nhiều vào nhau thai để vận chuyển dinh dưỡng tới thai nhi. Điều này gây áp lực lên tuần hoàn phần dưới của cơ thể dẫn đến tình trạng phù nề gây chèn ép và làm đau xương mu.

Nếu cơn đau chỉ dừng ở mức đau xương mu, khớp háng hay xương cụt trước tuần 37 thì mẹ không nên quá lo lắng vì đây là các dấu hiệu bình thường. Mặt khác nếu cơn đau đi kèm với các dấu hiệu sau thì mẹ nên chuẩn bị tinh thần để chào đón bé yêu nhé:

  • Có dấu hiệu xuống bụng
  • Đi tiểu nhiều
  • Cơn đau xuất hiện dồn dập
  • Có cơn co thắt mạnh vùng tử cung kèm theo dịch nhờn âm đạo
  • Rỉ ối
  • Cổ tử cung mở

Làm thế nào để hạn chế khó chịu vì đau xương mu ở tuần thai thứ 36?

Đau xương mu bình thường không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và sẽ hết khi mẹ sinh xong, dẫu vậy mẹ hoàn toàn có thể áp dụng 1 số mẹo sau để hạn chế cơn đau ở vùng này:

  • Không nên vận động mạnh, di chuyển thường xuyên và liên tục
  • Duy trì tư thế ngồi/nằm/đứng hợp lý; khi ngồi nên giữ lưng thẳng, có gối tựa sau lưng
  • Hạn chế tạo áp lực lên vùng xương háng
  • Không đi giày cao gót, nên đi giày dép đế bằng, ma sát tốt
  • Có thể sử dụng đai đeo thắt lưng để nâng đỡ bụng bầu, giảm áp lực lên vùng chậu; khi ngủ nên dùng gối cho bà bầu để có tư thế nằm thoải mái nhất
  • Không đứng/nằm/ngồi ở 1 tư thế quá lâu, tuyệt đối không đứng trên 1 chân
  • Bổ sung đầy đủ canxi trong suốt thai kỳ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
  • Không tự ý mua thuốc giảm đau không theo chỉ định của bác sĩ. Nếu cơn đau vượt quá sức chịu đựng mẹ hãy đi thăm khám ngay.

Thay lời kết

Hiện tượng đau xương mu trong tháng cuối thai kỳ có thể khó chịu nhưng lại là biểu hiện sinh lý bình thường. Mẹ không nên vì quá lo lắng mà ảnh hưởng đến sức khỏe. 1 chế độ vận động, nghỉ ngơi hợp lý chính là chìa khóa giúp mẹ giảm bớt tình trạng này khi ngày con yêu ra đời đã cận kề.

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi