Thai 32 tuần nặng bụng dưới nguyên nhân là gì? Có nguy hiểm cho em bé không? 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai 32 tuần nặng bụng dưới nguyên nhân là gì? Có nguy hiểm cho em bé trong bụng không? Mẹ có thể làm gì để hạn chế tình trạng này? 

Thi 32 tuần trong bụng mẹ đã phát triển như thế nào?

  • Bé đang trong giai đoạn “tăng tốc” để hoàn thiện
  • Phổi của thai nhi 32 tuần tuổi đang tiếp tục phát triển, mặc dù chúng vẫn cần thêm vài tuần nữa để hoàn chỉnh
  • Móng chân và móng tay hiện đã được hình thành đầy đủ, cũng như lông mi và lông mày. Mái tóc của bé bây giờ cũng ở thời điểm đã phát triển
  • Đến cuối tuần 32, bé lúc này có kích thước của một củ đậu. Bé sẽ có cân nặng khoảng 1,7kg và dài khoảng 42,5 cm tính từ đầu đến gót chân
  • Giai đoạn này bé sẽ bắt đầu di chuyển xuống gần vùng chậu và xoay đầu
  • Xương bé tuy đã hình thành đủ, nhưng nhìn chung vẫn còn mềm

Còn mẹ bầu trong giai đoạn thai 32 tuần thì ra sao?

  • Chóp tử cung của bạn hiện giờ cách rốn khoảng 14.5 cm, có thể đặt áp lực lên cơ hoành và cản trở nhịp thở của mẹ. Áp lực tử cung cũng có thể làm tăng chứng ợ nóng trong một thời gian
  • Bắt đầu có xu hướng cảm nhận các cơn gò Braxton
  • Mẹ có thể đau thắt lưng hơn do em bé phát triển bự hơn
  • Bầu ngực có thể bắt đầu “rò rỉ” chất lỏng màu vàng, đó là sữa non - một cách cơ thể chuẩn bị cho giai đoạn nuôi con sắp tới
  • Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ cũng sẽ nới lỏng các khớp xương và dây chằng gắn xương chậu vào cột sống
  • Trải nghiệm cảm giác “làm tổ” - ý nói rằng mẹ sẽ bắt đầu muốn dọn dẹp nhà cửa và mọi thứ để chuẩn bị đón con ra đời

Thai 32 tuần nặng bụng dưới có phải là hiện tượng bình thường?

Khi mang thai 32 tuần, mẹ vẫn sẽ tiếp tục tăng cân vì thai nhi phát triển mạnh mẽ để chuẩn bị ra đời. Khoảng một nửa trọng lượng đó sẽ vào con và nửa còn lại chủ yếu là chất lỏng và máu.

Thời điểm này, bé vẫn có thể nằm ở phía trên bụng mẹ. Nhưng chẳng mấy chốc thì con sẽ di chuyển thấp hơn về phía xương chậu để chuẩn bị chào đời.

Khi em bé di chuyển xuống, mẹ có thể biết và cảm nhận được điều đó. Mẹ bầu có thể thở khó khăn hơn, và chứng ợ nóng cũng có thể tăng lên. 

Tuy nhiên, vì sự phát triển nhanh chóng của con chèn ép các dây thần kinh và từng thớ thịt trong bụng mẹ, dẫn đến những cơn nặng và đau bụng dưới.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé ngày một lớn dần thì sự căng cơ và dây chằng sẽ đạt đỉnh điểm vì phải nâng đỡ tử cung ngày càng lớn và nặng hơn. Một cử động nhỏ như ho cũng có thể là nguyên nhân của thai 32 tuần nặng bụng dưới.

Ngoài ra, thai 32 tuần nặng bụng dưới không hẳn là do thai nhi. Nhiều trường hợp là do mẹ bị táo bón quá nhiều. Và khi bị táo bón, bạn sẽ rặn nhiều thì có thể kích thích cơn gò và làm sinh non trong giai đoạn này. Lúc này, mẹ bầu nên cho bác sĩ theo dõi ngay để được can thiệp.

Khi nào thì hiện tượng thai 32 tuần nặng bụng dưới là nguy hiểm cho mẹ bầu?

Hầu hết các trường hợp thì thai phụ chỉ cần nghỉ ngơi là hiện tượng nặng bụng dưới sẽ đỡ. Nhưng nếu xuất hiện kèm theo với những triệu chứng sau thì mẹ bầu nên nhờ người thân hộ tống đi đến trạm y tế gần nhất.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Sốt
  • Đau dữ dội hoặc dai dẳng
  • Xuất hiện tình trạng chảy máu
  • Ớn lạnh
  • Xuất huyết âm đạo
  • Mê sảng
  • Khó chịu khi đi tiểu
  • Buồn nôn và ói mửa

Thai phụ có thể làm gì để hạn chế khó chịu khi nặng bụng dưới?

  • Nghỉ ngơi nhiều nhất có thể
  • Vẫn duy trì chế độ ăn uống hợp lý và cân bằng để đảm bảo sức khoẻ cho mẹ và bé
  • Di chuyển hay đứng lên cứ mỗi 30 phút. Tránh ngồi một chỗ trong thời gian dài
  • Thư giãn bằng nước ấm, không nên sử dụng nước nóng
  • Uống nhiều nước
  • Gặp bác sĩ nếu tình trạng làm mẹ quá khó chịu

Ngoài ra, ở giai đoạn này của thai kỳ, mẹ có thể chuẩn bị:

  • Các công tác bàn giao công việc để chuẩn bị nghỉ thai sản nếu đi làm
  • Chuẩn bị quần áo đi sinh, cũng như những đồ dùng cần thiết cho bé
  • Xem xét quãng đường từ nhà đến bệnh viện để đảm bảo mọi việc suôn sẻ
  • Tự hỏi bản thân còn lo lắng điều gì? Làm gì để bản thân bớt lo? Chồng hay người thân có giúp được gì không?

Giai đoạn “nước rút” này rất quan trọng, vì thế mẹ phải luôn trong trạng thái chuẩn bị sẵn sàng. Đừng quá căng thẳng, mà hãy cứ bình tĩnh, lạc quan và chuẩn bị tốt nhất có thể và đếm ngược đến ngày nhìn mặt con yêu nhé.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu