Thai 18 tuần gò cứng bụng khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Không biết đó có phải là dấu hiệu cảnh báo sự nguy hiểm cho thai nhi hay báo dọa sảy thai.
Các mẹ cùng theo dõi ngay trong bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời chính xác nhất. Từ đó, mẹ có thể phòng tránh được các tình huống xấu mà hai mẹ con có thể gặp phải trong suốt thai kỳ. Nhưng trước khi đi tìm hiểu điều đó, các mẹ cần làm rõ cơn gò tử cung là gì.
Cơn gò tử cung là gì?
Là cơn gò cứng bụng thường xuất hiện từ cuối tam các nguyệt thứ 2 cho đến hết thai kỳ. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt thì cơn gò tử cung xuất hiện sớm hơn từ tuần thứ 12.
Thời gian các cơn gò cứng bụng thường khoảng 30 giây. Nhưng khi chúng đến làm cơ bắp của tử cung bị thắt chặt, có khi làm căng cứng bụng bầu. Tần suất cơn gò có thể tăng lên từ 1 – 2 lần trong 60 phút. Hoặc chúng chỉ xuất hiện vài lần 1 ngày, có khi suốt thời gian mang thai mẹ cũng không có một cơn gò tử cung nào.
3 cơn gò cứng bụng phổ biến mà các thai phụ có thể gặp phải
Cơn gò sinh lý (Braxton Hicks)
Cơn gò sinh lý hay còn gọi cơn gò tử cung giả thường xuất hiện bất ngờ trong ngày. Đây là cách để giúp cổ tử cung của mẹ làm quen với việc “vượt cạn” sắp tới. Một số dấu giệu nhận biết cơn gò là những cơn gò xuất hiện bất chợt trong ngày. Các cơn gò sinh lý này là cách để cơ thể hay tử cung mẹ được “tập luyện” cho việc sinh nở.
Những dấu hiệu nhận biết cơn gò tử cung Braxton Hicks:
- Tần suất cơn gò không nhiều và có thể diễn ra 1-2 lần/giờ hoặc vài lần/ngày.
- Cơn gò sẽ hết nếu mẹ thay đổi tư thế nằm.
- Thời gian kéo dài cơn gò ít hơn 1 phút.
- Không có nhịp điệu và rất khó dự đoán.
- Cường độ cơn gò thường giữ nguyên.
Cơn gò tử cung sinh lý có thể xuất hiện khi mẹ bầu đứng quá nhiều, mệt mỏi hay mất nước. Mẹ bầu chịu khó nghỉ ngơi và thư giãn là cơn gò sẽ hết.
Cơn gò tử cung sinh non
Thời điểm xảy ra cơn gò tử cung thường trước tuần 37 của thai kỳ và dấu hiệu này có thể là sinh non. Tấn suất cơn gò đều đặn và cứ 10 đến 12 phút lại xuất hiện một cơn gò. Đặc biệt, cơn gò không giảm ngay cả khi mẹ bầu thay đổi đổi vị trí hoặc tư thế.
Mẹ bầu sẽ cảm thấy căng chặt ở tử cung kèm theo một số biểu hiện như:
- Cơn đau âm ỉ.
- Cảm thấy áp lực ở khung chậu và bụng.
- Co thắt hay chuột rút.
Nếu mẹ bầu có các dấu hiệu này thì cần đến bệnh viện ngay để khám. Vì có thể là mẹ sẽ sinh non và gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con.
Cơn gò tử cung chuyển dạ
Một cơn gò chuyển dạ thật sự diễn ra thì cường độ và khoảng cách thời gian giữa các cơn gò ngày một tăng dần. Cơn gò này sẽ giúp cổ tử cung và chuẩn bị cho con sắp chào đời.
Thai 18 tuần gò cứng bụng có phải là dấu hiệu báo sảy thai?
Nếu mẹ bầu thai 18 tuần gò cứng bụng thì phải làm sao? Đó có phải là dấu hiệu dọa sảy thai hay không?
Lúc này, mẹ thật bình tĩnh để nhận định đó là cơn gò bất thường hay gò sinh lý. Nếu là cơn gò có kèm theo các triệu chứng như:
- Cơn gò thường xuyên hơn dù không đau.
- Mẹ bầu có uống nước hay thay đổi vị trí thì cơn gò vẫn không giảm.
- Cơn gò tăng dần về cường độ, thời gian và khoảng cách.
- Mẹ có thể cảm thấy đau đớn hay âm đạo rỉ máu…
Thai phụ cần đến bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Các mẹ chớ chủ quan xem thường các dấu hiệu ở trên vì có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.
Mong rằng với một số thông tin ở trên, mẹ bầu biết mình phải làm gì khi thai 18 tuần gò cứng bụng. Hãy thật bình tĩnh và đưa ra những quyết định đúng đắn nhất để đảm bảo sự an toàn cho cả hai mẹ con.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!