Thai 10 tuần giảm nghén là bị làm sao, có nguy hiểm không?

Mẹ bầu 10 tuần vẫn sẽ có cảm giác buồn nôn và nôn thường xuyên. Ngược lại một số mẹ cũng sẽ thấy khỏe khoắn hơn. Tuy nhiên nếu các triệu chứng ốm nghén đột ngột biến mất và đi kèm với các biểu hiện bất thường khác thì mẹ bầu nên hết sức cảnh giác. Vì rất có thể thai nhi đã ngừng phát triển.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai 10 tuần giảm nghén có sao không? Đây có thể là bình thường hoặc là dấu hiệu nguy hiểm, cảnh báo thai nhi ngừng phát triển. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Khi nào thì hết nghén?
  • Thai 10 tuần giảm ốm nghén là bị làm sao?
  • Thai 10 tuần giảm nghén, mẹ bầu nên làm gì?

Khi nào thì hết nghén?

Nghén là một trong những dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển tốt do sự thay đổi của nội tiết tố thai kỳ. Điều này có thể khiến các mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức.

Tuy nhiên nếu quá trình nghén diễn ra theo đúng giai đoạn, hầu các mẹ mới cảm thấy yên tâm rằng bé đang lớn lên an toàn và khỏe mạnh.

Thông thường, ốm nghén có thể bắt đầu sớm nhất vào khoảng tuần 4-6 của thai kỳ, và sẽ thấy đỡ hơn khoảng từ tuần 12 đến 16. Mặc dù vậy thể trạng của mỗi người là khác nhau nên có người nghén trong một thời gian ngắn như giảm nghén 3 tháng đầu. Nhưng mỗi người mẹ là một cá thể độc lập và riêng biệt, nên sẽ thay đổi tuỳ theo thể trạng của từng mẹ bầu.

Mẹ đã biết chưa?

Hầu hết bà bầu bị ốm nghén sau 3 tháng đầu sẽ cảm thấy khỏe hơn, các triệu chứng cũng thuyên giảm dần. Chỉ khoảng 10% mẹ bầu là bị buồn nôn và nôn kéo dài trong suốt thai kỳ đến lúc sinh.

Theo quan sát, thời gian đỉnh điểm của ốm nghén là tầm tuần thứ 9 thai kì.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai 10 tuần giảm nghén là bị làm sao?

Ở tuần thứ 10, mẹ bầu vẫn đang tiếp tục những tuần thai đầy mệt mỏi trong 3 tháng đầu mang thai. Lúc này thai nhi dài gần 4cm. Bé đang phát triển rất nhanh chóng và hình dạng của một em bé có thể được thấy rõ ràng hơn.

Bạn vẫn sẽ có cảm giác buồn nôn và nôn thường xuyên. Ngược lại một số mẹ cũng sẽ thấy khỏe khoắn hơn. Tuy nhiên nếu các triệu chứng ốm nghén đột ngột biến mất và đi kèm với các biểu hiện bất thường khác thì mẹ bầu nên hết sức cảnh giác. Vì rất có thể thai nhi đã ngừng phát triển. Giảm nghén khi mang thai khi này là dấu hiệu nguy hiểm không thể bỏ qua.

Trường hợp do thai lưu

Thai lưu là tình trạng thai ngừng phát triển và chết lưu trong tử cung của mẹ. Theo các bác sĩ sản khoa, thai lưu có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ.

Do đó nếu thấy hết nghén, mẹ cần kết hợp theo dõi cùng các biểu hiện như sau:

  • Khi các biểu hiện tình trạng nghén (buồn nôn, nôn, mệt mỏi, các dấu hiệu khác như buồn ngủ, mất ngủ, thay đổi thói quen ăn uống…) bị giảm đi đột ngột hoặc hết hẳn trong một thời gian rất ngắn.
  • Buồn nôn và nôn có thể mất đi sau nửa ngày, thói quen sinh hoạt trở lại như trước đây, ăn uống có thể thấy tốt hơn nhiều, ngủ tốt hơn, giảm các dấu hiệu khó chịu nên cơ thể nhanh chóng được phục hồi.
  • Có thể kèm theo dấu hiệu ra chút máu sẫm màu (thai lưu) hoặc máu đỏ tươi kèm đau tức bụng dưới hay đau bụng từng cơn (sẩy thai hay thai lưu sắp sẩy).

Trường hợp thai 10 tuần đột ngột hết nghén nhưng thai nhi vẫn khỏe mạnh

Ngược lại với tình trạng thai lưu, một số mẹ bầu cũng gặp phải hiện tượng đột ngột hết nghén nhưng đi siêu âm thai nhi phát triển bình thường, khỏe mạnh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Với trường hợp này, tuy hết nghén nhưng mẹ có thể thấy cơ thể không có biểu hiện bất thường như đau bụng, xuất huyết. Sờ vào hai bầu ngực vẫn đau và căng tức thì mẹ có thể hoàn toàn yên tâm.

Khám phá thêm:

Thai 10 tuần giảm nghén, mẹ bầu nên làm gì?

Khi có dấu hiệu nghén giảm hay ngừng đột ngột, mẹ bầu cần được đi khám để xác định nguyên nhân mất nghén và xử lý kịp thời, tránh những biến chứng ảnh hưởng cho sức khỏe của thai phụ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sau khi thăm khám, siêu âm, nghe tim thai, bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ bầu cũng như thai nhi.

  • Với trường hợp động thai, mẹ bầu cần nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng và có một chế độ dinh dưỡng để an thai phù hợp.

Làm gì để giữ được thai khi có dấu hiệu dọa sảy, động thai?

Nghỉ ngơi ngay lập tức: Thực hiện việc nghỉ ngơi một cách nghiêm ngặt vấn đề này bằng việc nằm yên một chỗ. Điều này tùy thuộc vào chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Không thay đổi tư thế đột ngột: Mẹ cần cử động nhẹ nhàng, nếu đang nằm trên giường hoặc ngồi và muốn đứng dậy, mẹ hãy xoay người từ từ chứ không được đột ngột thay đổi tư thế. Tránh đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu.

Tránh hoàn toàn các công việc nặng: Các hoạt động như bê vác vật nặng, làm việc nhà nhiều, đứng lâu,... đều có thể dẫn đến sảy thai sau khi có dấu hiệu dọa sảy thai.

Không xoa bụng: Vì nó có thể kích thích tử cung, khiến tình trạng động thai trở nên nguy hiểm hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Kiêng chuyện chăn gối và các hoạt động thân mật gây kích thích tử cung co bóp

(Nguồn: Vinmec.com)

  • Trường hợp thai đã không còn phát triển nữa thì mẹ sẽ được tư vấn cách để đưa thai ra ngoài an toàn nhằm đảm bảo sức khỏe sinh sản cho bạn trong lần mang thai kế tiếp.

Tóm lại, mẹ đừng quá lo lắng khi thai 10 tuần giảm nghén mà hãy theo dõi thêm các dấu hiệu đi kèm. Nếu khi đi siêu âm thai nhi phát triển bình thường, khỏe mạnh thì mẹ hãy yên tâm nhé.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương