Tê tay khi mang thai có phải dấu hiệu của bệnh nguy hiểm không?

Chứng tê tay ở mẹ bầu thường khởi phát khá nhẹ nhàng, đó là cảm giác tê dại ở đầu ngón tay tựa như bị kim chích nhẹ, kiến cắn nhẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tê tay khi mang thai thường hay gặp ở những chị em đang ở tháng thứ 5, tháng thứ 6 cho đến hết thai kỳ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Tê tay khi mang thai có phải dấu hiệu của bệnh nào nguy hiểm trong thai kỳ không?
  • Mách mẹ một số biện pháp khắc phục

Tê tay khi mang thai có phải dấu hiệu của bệnh nào nguy hiểm trong thai kỳ không?

Tê tay khi mang thai

Rất nhiều bà bầu hiện nay thường xuyên gặp chứng tê nhức tay. Đây là tình trạng mà một phần nào đó ở tay bị mất cảm giác hoặc cảm thấy như kiến bò, kim châm. Hiện tượng tê tay khi mang thai thường hay gặp ở những chị em đang ở tháng thứ 5, tháng thứ 6 cho đến hết thai kỳ.

Chứng tê tay ở mẹ bầu thường khởi phát khá nhẹ nhàng, đó là cảm giác tê dại ở đầu ngón tay tựa như bị kim chích nhẹ, kiến cắn nhẹ. Với những trường hợp nặng hơn, chị em sẽ cảm thấy nóng và hơi đau nhức. Triệu chứng này xuất hiện ở hầu hết khắp nơi trên cơ thể.

Đừng bỏ lỡ:

Mẹ bầu bị tê tay chân thiếu chất gì? Làm sao để khắc phục tình trạng này?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một số nguyên nhân gây ra chứng tê tay khi mang thai:

Tê tay khi mang thai

- Khi thai lớn, mẹ bầu cũng tăng cân nhanh chóng và thai to cũng chèn ép vào các mạch máu khiến việc tuần hoàn máu khó khăn hơn, tay chân cũng vì thế mà bị tê mỏi.

- Do mẹ bầu bị phù nề nên cơ thể thiếu đi canxi và magiê.

- Trong lúc ngủ, đặc biệt là khi mẹ bầu lười vận động cũng khiến cho chân hoặc tay bị tê mỏi.

- Một số nguyên nhân khác: có thể kể tới việc ăn uống thiếu chất (thiếu vitamin B1, B12, acid folic). Hay do mẹ bầu bị tổn thương dây thần kinh ngoại vi do mắc chứng tiểu đường. Hoặc cũng có khi là do mẹ bầu phải đứng quá lâu ở 1 tư thế nên khiến máu bị ứ đọng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mách mẹ một số biện pháp khắc phục

Mẹ hãy chú ý thường xuyên vận động cơ thể:

Ở bà bầu, khả năng lưu thông máu sẽ kém hơn người bình thường. Vì thế mỗi ngày, nên thường xuyên khởi động các khớp tay chân và tập các bài tập dành cho bà bầu.Tránh vị thế đứng và giẫm chân tại chỗ mà phải đi bộ. Chính hoạt động của chỗ lõm gan bàn chân và sự co rút của bắp chân sẽ thúc đẩy máu tuần hoàn ngược.

Mẹ nên ngủ với tư thế thoải mái nhất:

Khi ngủ, các mẹ bầu không dùng cánh tay mình để gối đầu hay cho trẻ gối đầu. Trong lúc ngủ, nếu thấy bị tê thì nhanh chóng thay đổi tư thế ngủ để máu lưu thông tốt hơn. Tư thế ngồi, làm việc đúng cách: Khi làm việc với máy tính, nên tranh thủ đi lại, vận động các khớp. Lúc ngồi xem ti vi, hãy gác hai chân lên, cánh tay nên đặt trên thành ghế để tránh tê mỏi. Khi được thư giãn, mẹ bầu nên nằm dài ra, hai chân đưa lên cao trong ngày.

Đừng bỏ lỡ:

Tê tay khi mang thai tháng cuối - Nguyên nhân và cách điều trị cho thai phụ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ nên khám bác sĩ để được chẩn đoán kĩ lưỡng hơn:

Nếu tình trạng tê tay chân có liên quan đến sự thiếu hụt canxi trong cơ thể, mẹ bầu nên hỏi ý kiến chuyên gia tư vấn và khám bác sĩ để được chỉ định uống bổ sung canxi, tuyệt đối không được tự ý uống thuốc.

Nên xoa bóp nhẹ nhàng nếu tình trạng tê tay chưa hết hẳn:

Ở bà bầu, khả năng lưu thông máu sẽ kém hơn người bình thường. Vì thế mỗi ngày, nên thường xuyên khởi động các khớp tay chân và tập các bài tập dành cho bà bầu, đơn giản mẹ bầu chỉ cần được massage nhẹ nhàng từ bả vai xuống đầu ngón tay, cẳng chân đến bàn chân sẽ giảm rõ rệt đau nhức mỏi.

Chườm đá lạnh:

Chườm lạnh cũng giúp giảm sưng và đau. Không nên chườm nóng vì có thể làm tình trạng sưng nề tăng thêm.

Mẹ nên chú ý hơn đến chế độ ăn uống:

Tê tay khi mang thai

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bổ sung Vitamin và khoáng chất: Theo Bác sĩ Tạ Quốc Bản - Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc, mẹ hãy chú ý dinh dưỡng thai kỳ để cung cấp các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Liều lượng yêu cầu cho mỗi loại là: Vitamin D10mcg/ngày; Canxi 800-1000mg/ngày; Kẽm 15mg/ngày; Acid folic 400mcg/ngày; Vitamin A 800 mcg/ngày; Vitamin B21,4 mg/ngày; Vitamin C 80mg/ngày,...

Thực đơn hằng ngày nên có các loại trứng, Sữa, rau xanh, ngũ cốc, hạt các loại, trái cây...để bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai phụ.

Bà bầu cần bổ sung những loại thực phẩm giàu canxi như sữa, tôm, cua, cá… Nhiều trường hợp thai phụ được chỉ định bổ sung canxi sẽ giảm hẳn triệu chứng tê chân tay.

Uống nhiều nước và dùng nhiều chất xơ (để tránh táo bón), trái cây họ cam và các loại ngũ cốc chúng có nhiều vitamin C, E và P có tính năng bảo vệ các tĩnh mạch.

Thêm nữa, các mẹ nên thực hiện những bài tập thể dục dành riêng cho bà bầu vào mỗi buổi sáng. Nên khởi động các động tác khớp tay, khớp chân để máu lưu thông tốt hơn. Nếu thấy tê chân, tay trong khi ngủ thì chị em cần nhanh chóng thay đổi tư thế nằm để máu được lưu thông tốt hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguồn thông tin: Nguyên nhân gây tê tay khi mang thai tháng cuối - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Ele Luong