Những điều cần nhớ khi tập ăn cho bé 6 tháng tuổi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tập ăn cho bé 6 tháng tuổi là một cột mốc quan trọng của cả mẹ và bé yêu. Mẹ cần chuẩn bị những gì và xử lý ra sao trong những ngày đầu bé bắt đầu ăn dặm?

Thành phần dinh dưỡng khi tập ăn cho bé 6 tháng tuổi

6 tháng tuổi là giai đoạn trẻ cần bổ sung dinh dưỡng ngoài sữa mẹ, mặc dù sữa vẫn chiếm tỉ lệ ¾ tổng lượng thức ăn mỗi ngày. Vì vậy mẹ nên tập cho bé ăn dặm đồng thời tiếp tục cho bé bú sữa mẹ.

Hàng ngày, chế độ ăn cho bé 6 tháng tuổi cần cung cấp đủ dinh dưỡng với 4 nhóm chất cần thiết gồm bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.

Tập ăn cho bé 6 tháng tuổi theo BLW

Mẹ nên làm gì để chuẩn bị cho trẻ?

  • Đọc và nghiên cứu kỹ các tài liệu về ăn dặm cho bé, đặc biệt cụ thể ở phương pháp mà mẹ sẽ theo. Như trong bài viết này là phương pháp Ăn dặm bé tự chỉ huy - Baby Led Weaning.
  • Khi mới bắt đầu, đồ ăn nên là các rau củ hấp chín vừa phải, không quá cứng nhưng cũng không chín mềm. Tips: hấp trong nồi cơm điện khi nấu cơm cho cả nhà.
  • Đồ ăn để trực tiếp lên khay của bé, mỗi món một miếng để bé tự do lựa chọn. Lưu ý: mẹ nhớ vệ sinh kỹ ghế và mặt khay nhé.
  • Không cho bé xem tivi hay bất cứ hoạt động nào khác gây xao nhãng.
  • Để bé chủ động ăn, không can thiệp cho dù bé có vụng về thế nào.
  • Luôn để bé ngồi thẳng và tránh không đưa thức ăn vào miệng giúp bé để tránh nguy hiểm có thể xảy ra.

Lưu ý về việc bé bị hóc khi tập ăn cho bé 6 tháng tuổi

Đây là việc hết sức bình thường khi cha mẹ bắt đầu giới thiệu cho trẻ một loại thức ăn hoàn toàn mới ngoài sữa.

Nguy cơ trẻ bị hóc khi ăn dặm BLW thực chất cũng là nguy cơ sặc sữa khi trẻ bú. Vì thế quan trọng nhất đó là cha mẹ nắm được nguyên tắc xử lí khi bé gặp tình trạng hóc/ sặc này. 

Nếu bé nghẹn và oẹ nhưng vẫn vui vẻ ăn thì mẹ chỉ cần lau dọn sơ và để bé tiếp tục. Trong trường hợp bé oẹ và khóc lóc, hãy cho bé dừng bữa và ra khỏi ghế.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách xử lý nghẹn/hóc cho bé trong trường hợp nặng

  • Đặt bé trên cánh tay bạn. Dùng gốc bàn tay vỗ nhẹ vào giữa xương bả vai của bé. Làm như vậy khoảng 5 lần và sau mỗi lần nên kiểm tra xem bé đã hết nghẹn chưa. Dùng ngón tay út lấy vật gây nghẹn ra khỏi miệng bé.
  • Nếu vật gây nghẹn vẫn chưa ra, đặt bé nằm ngửa, để 2 ngón tay vào giữa ngực bé và ép ngực bé khoảng 5 lần. Giữa mỗi lần ép, bạn nên kiểm tra xem vật gây nghẹn đã ra chưa.
  • Nếu bé vẫn còn bị nghẹn, bạn nên gọi ngay cấp cứu và trong thời gian chờ xe cứu thương, lần lượt thực hiện 5 lần vỗ lưng và 4 lần ép nhực như hướng dẫn trên. Trong trường hợp bé bất tỉnh, lập tức hô hấp nhân tạo cho bé.

Đối diện với sự lộn xộn và bừa bộn khi cho bé ăn dặm BLW

Một sự thật là phương pháp BLW sẽ khiến mẹ vất vã hơn so với những phương pháp khác như ăn dặm truyền thống hay ăn dặm kiểu Nhật. Vì bé chủ động cầm bốc và lại đang trong giai đoạn tập, nên khả năng cao là chỉ biết ném đồ ăn và bôi bẩn.  

Để hạn chế sự bừa bộn này, bạn có thể sắm một chiếc yếm và 1 chiếc khăn trải lên khu vực bé ăn. Như vậy, bạn sẽ dễ dàng vệ sinh hơn khi bé ăn xong.

Thức ăn và cách chế biến tập ăn cho bé 6 tháng tuổi

Ở giai đoạn mới bắt đầu là các bé đang học cầm nắm, nên dùng cả bàn tay để nắm đồ ăn. Và các bé chưa có kĩ năng nuốt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vậy nên thực phẩm chủ yếu là rau củ quả cắt thanh dài hấp luộc khi tập ăn cho bé 6 tháng tuổi. Chú ý luộc mềm vừa phải để bé không bóp nát được. Mẹ có thể kiểm tra bằng 2 ngón tay của mình dùng lực bóp được là ổn. Do giai đoạn này bé sẽ dùng lợi để cắn nhai nên phải đủ mềm.

Nhóm 1: Rau Củ

  • Mẹ có thể hấp hoặc luộc. Không nêm muối hay đường.
  • Thái rau dài bằng ngón tay trỏ hay ngón giữa, độ lớn ít nhất bằng 2 ngón tay chụm lại. Mẹ nên sử dụng dao răng cưa để thái vì sẽ giúp bé cầm dễ hơn.
  • Bao gồm: măng tây, ngô bao từ, súp lơ trắng, bông cải xanh, ớt chuông, cà rốt, khoai tây, su su, khoai lang, su hào,…

Nhóm 2: Trái cây

  • Bao gồm: chuối, táo, đu đủ, bơ, dưa hấu bỏ hạt, xoài, cam, lê, dưa gang, vú sữa, dứa,…
  • Lúc nào mẹ cũng phải rửa thật kỹ, gọt vỏ, bỏ hạt. Và mua tại cửa hàng uy tín, có nguồn gốc rõ ràng.
  • Có thể cho bé ăn trực tiếp hay hấp sơ.
  • Cách cắt: cắt miếng dài bằng ngón trỏ hay ngón giữa, độ lớn ít nhất bằng 2 ngón tay chụm lại. Mẹ nên sử dụng dao răng cưa để thái vì sẽ giúp bé cầm dễ hơn.

Nhóm 3: Ngũ cốc

  • Bao gồm: bánh mì việt nam. bánh mì pháp baguette, mì udon, mỳ ống,…
  • Tuỳ vào từng loại, bé có thể ăn trực tiếp hay phải luộc lên (như udon hay mì ống) hay nướng.
  • Cách cắt: tuỳ vào kích thước của từng loại bánh mì. Mẹ có thể cắt thành từng khoanh dày 5cm; 1/2 hay 1/4 kích thước.

Nhóm 4: Đạm - Protein

  • Bao gồm: thịt gà, thịt lợn, tôm, cá,…
  • Chế biến: luộc, hấp, nướng hoặc áp chảo tuỳ loại.
  • Lưu ý: mẹ nên chọn phần thịt ít mỡ, nhưng đừng quá nạc vì khi hấp sẽ bị khô. Với hải sản, nếu nhà có tiền sử dị ứng thì chưa nên cho bé ăn vội.

Thời gian khi mới bắt đầu, mẹ sẽ rất vất vả khi tập ăn cho bé 6 tháng tuổi. Nhưng khi con lớn dần và dần hoàn thiện các kỹ năng thì mẹ sẽ đỡ cực hơn. Mẹ hãy luôn bình tĩnh, vui vẻ và đón nhận sự thay đổi từng ngày của con nhé.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu