Những tác dụng phụ của vắc xin tiêm phòng uốn ván mẹ bầu cần nắm vững

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tác dụng phụ của tiêm phòng uốn ván cho bà bầu thường gặp nhất là sốt nhẹ, đau nhức toàn thân, sưng tấy ở vết tiêm, ... và sẽ giảm sau một vài ngày.

Tiêm phòng uốn ván khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Tiêm uốn ván khi mang thai là điều vô cùng quan trọng, bởi nó sẽ giúp tăng sức kháng khuẩn, bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi. Khi tiêm uốn ván, mẹ bầu không được tùy tiện tiêm mà cần tuân thủ chính xác lịch tiêm, tuổi thai nhi và số lần mang thai của người mẹ.

Tuy nhiên, không ít bà mẹ thắc mắc có nên tiêm phòng uốn ván khi mang thai hay không? Tiêm phòng uốn ván có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Các chuyên gia về vắc xin giải thích như sau:

Bệnh uốn ván (còn được gọi là phong đòn gánh) là chứng bệnh làm co giật, căng cứng cơ do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra.

Các triệu chứng của bệnh được biểu hiện là những cơn co cứng cơ kèm theo đau, trước tiên là các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là cơ thân. Đây là căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao (25 – 90%), đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.

Đối với phụ nữ mang thai, vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập trong lúc sinh nở theo đường sinh dục và gây uốn ván tử cung.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cho đến nay, các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu và đưa ra kết luận, vắc xin uốn ván hoàn toàn vô hại cho thai nhi. Chưa một nghiên cứu khoa học hay một trường hợp báo cáo y khoa nào ghi nhận vắc xin phòng ngừa uốn ván làm giảm trí nhớ.

Tác dụng phụ của tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Cũng như nhiều loại vắc xin khác, các biến chứng do tiêm phòng uốn ván là cực kỳ hiếm. Ngược lại, nếu phụ nữ mang thai không tiêm đầy đủ các mũi trong suốt thai kỳ thì người mẹ và thai nhi còn có thể gặp nhiều rủi ro về bệnh tật hơn.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tất cả phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ (có thai hoặc không có thai) đều cần được tiêm phòng uốn ván để giúp bảo vệ cả mẹ và bé trong trường hợp không may bị vi khuẩn uốn ván xâm nhập.

Tác dụng phụ của tiêm phòng uốn ván cho bà bầu - Một số tác dụng phụ mà bạn có thể gặp phải sau khi tiêm bao gồm:

  • Sốt
  • Sưng, đau và đỏ tại chỗ tiêm
  • Buồn nôn hoặc đau dạ dày
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Nhức mỏi cơ thể
  • Sưng hạch bạch huyết gần nơi tiêm.
  • Có thể có các phản ứng toàn thân: Dị ứng, đau đầu, đổ mồ hôi, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp.

Khi tiêm phòng uốn ván, thai phụ có thể xuất hiện hiện tượng sốt nhẹ, sưng đau tại vị trí tiêm thậm chí đau cả bắp tay. Điều này là hoàn toàn bình thường, thai phụ không cần quá lo lắng. Những triệu chứng này sẽ giảm sau tiêm một vài ngày.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một số tác dụng phụ rất hiếm gặp như:

  • Phản ứng dị ứng: khó thở, tim đập nhanh
  • Co giật

Để giảm bớt các tác dụng phụ này, người mẹ có thể thực hiện các biện pháp như chườm khăn ấm, dùng khăn ấm lau người, bổ sung rau xanh và trái cây giàu vitamin để giảm nhẹ các triệu chứng.

Tuy nhiên, nếu thời gian sốt quá lâu từ 3 - 4 ngày, với các biểu hiện nặng như sốt cao, mệt mỏi, ngủ li bì thì nên đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời.

Tiêm vắc xin khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý điều gì?

Khi tiêm vắc xin khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý theo khuyến cáo, không nên tiêm vắc xin virus sống cho phụ nữ mang thai bởi đây là vắc xin được tạo ra bằng cách sử dụng các chủng virus sống, có thể nguy hại cho thai nhi. Vì vậy, phụ nữ cần tiêm vắc xin loại này trước khi có kế hoạch mang bầu.

Ngoài ra, để đảm bảo quá trình chủng ngừa an toàn, hiệu quả, mẹ bầu nên chú ý chọn các trung tâm tiêm chủng hoặc bệnh viện lớn, uy tín để thực hiện tiêm chủng.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương