Sữa mẹ là loại sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy làm sao để biết sữa mẹ như thế nào là tốt và không tốt? Hãy cùng theo dõi nhé!
Sữa mẹ được tạo ra như thế nào?
Sữa mẹ là sữa được tạo thành từ vú của người phụ nữ sau khi có thai, bắt đầu có nhiều từ khoảng 24 đến 48 tiếng sau khi sinh.
Sữa được cấu tạo trong các tuyến hình túi trong vú của người mẹ.
Các tuyến tạo sữa này lớn lên và hoạt động từ tháng thứ 3 trong thai kì, do ảnh hưởng của các hormone như oestrogen, progesterone, prolactin (từ tuyến yên trên não người mẹ) và lactogen (từ nhau thai).
Vú người mẹ không chứa nhiều sữa sẵn như vú bò cái nên phải sau khi sinh mẹ mới có nhiều.
Khi cho con bú, sức mút của con tạo một phản xạ tại não mẹ cho ra 2 kích thích tố (hooc mon) prolactin và oxytocin. Prolactin kích thích tuyến tạo sữa tiết thêm sữa trong khi oxytoxin kích thích các tuyến này bóp sữa và đẩy sữa theo các mạch ra đầu núm vú.
Lợi ích tuyệt vời của sữa mẹ
Với trẻ sơ sinh
- Sữa mẹ an toàn nhất trong các loại sữa. Hiếm khi có trường hợp bị dị ứng sữa mẹ và nó cũng đảm bảo được các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh.
- Tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh về nhiễm trùng, hen suyễn, tiêu chảy,…
- Sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn bé ít khi táo bón hơn.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì, bệnh Celiac và bệnh Crohn, thậm chí là ung thư.
- Giảm nguy cơ bị SIDS- hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
- Giúp tăng hiệu quả của vắc xin.
Với các bà mẹ
- Cho trẻ bú sữa mẹ thường xuyên giúp bạn giảm cân tự nhiên.
- Giúp co hồi tử cung sau khi sinh.
- Phòng được chảy máu sau đẻ.
- Làm giảm nguy cơ bị ung thư vú, buồng trứng hoặc ung thư dạ con.
- Giảm nguy cơ loãng xương và đái tháo đường.
- Trì hoãn sự rụng trứng, tức là bạn sẽ bị chậm kinh nguyệt và không cần dùng bao su khi quan hệ.
- Cho con bú sẽ giúp tăng cường tình cảm gắn bó giữa mẹ và con.
- Nó là thức ăn sẵn có nên tiết kiệm được chi phí.
Các thành phần trong sữa mẹ
Trong sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Cụ thể là:
- Casein – là một chất đạm đặc biệt trong sữa mẹ giúp ngăn chặn tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp, viêm tai, và dị ứng.
- Sắt – thành phần cơ bản tạo nên các tế bào hồng cầu.
- Lactose – giúp phát triển não bộ và thần kinh và điều hòa sinh khuẩn trong ruột.
- Vitamin C -thúc đẩy hình thành collagen, kích hoạt enzym, giúp hấp thu chất sắt.
- DHA – Docosahexaenoic acid giúp phát triển não và mắt.
- Lipase – men này giúp em bé tiêu hóa và thu nhận các chất béo.
- Lactase – giúp thu nhận đường lactose trong sữa mẹ.
- Amylase – giúp tiêu hóa các chất tinh bột.
Sữa mẹ như thế nào là tốt?
Các loại sữa mẹ
Sữa non: được sản xuất trong giai đoạn cuối thai kỳ và vài ngày đầu tiên sau sinh. Loại sữa này cô đặc, giàu chất đạm, các kháng thể và tế bào miễn nhiễm; ít mỡ. Nó trông loảng, màu vàng nhạt.
Sữa già (sữa thuần thục): là loại sữa trong quá trình cho con bú, mặc dù có sự thay đổi thành phần theo mỗi lúc nhưng không quá đáng kể. Sữa này có màu trắng.
- Sữa đầu cữ bú: tiết ra lúc đầu, lượng lớn, giúp trẻ hết khát và nó trông khá loãng.
- Sữa cuối cữ bú: tiết ra sau, nó có nhiều chất béo và vitamin hơn. Loại này trông đặc và thơm hơn.
Nhìn chung, trẻ cần tất cả các loại sữa trên để phát triển tốt nhất.
*Sữa mẹ như thế nào là tốt ? Theo nhiều nghiên cứu, sữa mẹ kể cả trong điều kiện khó khăn như nghèo đói, chiến tranh vẫn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé.
Cách giúp đảm bảo chất lượng sữa mẹ
Tuy có sự ổn định về thành phần dinh dưỡng song người mẹ vẫn phải chú ý đến lối sống và chế độ ăn uống, vì nó cũng ảnh hưởng đến khả năng tạo sữa và độ an toàn của sữa mẹ:
- Ăn uống đầy đủ và cân bằng các chất để có một cơ thể khỏe mạnh.
- Ngủ đủ giấc, thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý.
- Không nên dùng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá, nước chè đặc… Giảm ăn các loại gia vị như tỏi, ớt, tiêu, giấm…vì nó có truyền sang cho bé qua sữa mẹ.
- Thể dục đều đặn, tránh Stress.
Màu sữa mẹ không tốt cho trẻ
Nếu sữa mẹ không có màu trắng ngà mà lại có màu nâu hồng như hơi lẫn một chút máu. Tình trạng này thường hay xảy ra những ngày đầu sau sinh (còn được gọi là hội chứng đường ống gỉ” khá hay gặp với những phụ nữ sinh con đầu lòng.
Thông thường, tình trạng này sẽ mất đi sau vài ngày. Nhưng nếu bạn thấy điều này diễn ra lâu hơn, ngực đau tức, bé không còn cảm thấy hứng thú với việc bú sữa mẹ. Thì khi đó bạn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe cũng như chất lượng sữa để có cho mình những lời khuyên chính xác nhất nhé.
Hướng dẫn cho bé bú sữa mẹ đúng cách
- Ngay sau khi, bạn nên cho bé bú sữa luôn, vì sữa này có rất nhiều kháng thể.
- Nên cho trẻ sơ sinh bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và kết hợp với thức ăn dặm trong 6 tháng tiếp theo.
- Cho bé bú thường xuyên sẽ càng kích thích tạo sữa.
- Bạn nên vắt sữa mẹ rồi bảo quản để dùng được lâu và khi bạn vắng nhà.
- Nếu bú bình thì nên chọn núm vú có lỗ vừa để tránh nuốt nhiều khí, dễ gây nôn trớ.
- Luôn vệ sinh sạch sẽ núm vú và các dụng cụ khi cho bé bú sữa.
Như vậy, bạn đã biết sữa mẹ như thế nào là tốt và cách cho bé bú sữa mẹ để bé phát triển tốt nhất. Sữa công thức thật tiện dụng nhưng chưa chắc đã an toàn vì hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa chưa đảm bảo chất lượng, do vậy bạn nên dùng sữa mẹ. Chúc bạn thành công trong việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.
Xem thêm
- Cách cho con bú không bị sặc và cách xử lý khi bé sặc sữa
- Giải đáp thắc mắc mẹ bỉm: bé ăn dặm đi ngoài như thế nào?
- Bánh cho bé ăn dặm loại nào tốt và phù hợp nhất cho sự phát triển của con?