Sữa đầu của mẹ có tốt không khi mà phần sữa này thường trong và không chứa nhiều chất béo như sữa cuối? Dưới đây là hướng dẫn về cách cho con bú sữa đầu và sữa cuối hiệu quả nhất để bé mau lớn và phát triển tốt.
Sữa đầu của mẹ có tốt không?
Khi cho con bú, trong vòng 5 phút đầu tiên mẹ sẽ thấy sữa chảy ra với đặc điểm là trong và loãng. Nhiều mẹ nghĩ rằng sữa đầu này không hề có nhiều dinh dưỡng nên thường vắt bỏ đi và chỉ cho bé ăn sữa cuối. Nhưng về mặt khoa học, liệu mẹ có nên làm như thế?
Theo các chuyên gia sữa mẹ, thành phần và chất dinh dưỡng của sữa mẹ sẽ bao gồm như sau:
- Sữa đầu cữ bú (foremilk): Được cất giữ trong các ngăn chứa và tiết ra vào lúc đầu cữ bú. Sữa đầu cữ bú có dung lượng lớn, giúp trẻ hết khát.
- Sữa cuối cữ bú (hindmilk): Tiếp theo loại sữa đầu cữ bú là loại sữa chảy ra trong lúc sau cữ bú. Loại sữa này phong phú, nhiều chất kem và đầy đủ những vitamin tan trong mỡ – giống như quá trình chính sau khi dùng món khai vị súp loãng.
Như vậy, về mặt dinh dưỡng, sữa đầu có hàm lượng lactose cao nhưng ít béo. Tuy nhiên, sữa đầu vẫn đảm bảo chứa đầy chất dinh dưỡng như đạm, vitamin, khoáng chất, nước để cho bé bú.
Ngoài ra sữa đầu có chứa nước và kháng thể có vai trò trước tiên là giúp bé thỏa mãn cơn khát, thêm vào đó, trong sữa đầu có thành phần kháng thể giúp bé tăng cường hệ miễn dịch.
Do đó, mẹ cần cho bé bú đầy đủ cả sữa đầu và sữa cuối mới đảm bảo bé phát triển được tốt nhất.
Sữa đầu của mẹ có tốt không – Những rắc rối khi bé chỉ bú mỗi sữa đầu mẹ cần lưu ý
Các mẹ chưa có kinh nghiệm cho con bú có thể từng gặp phải trường hợp như bé mới bú sữa mẹ được khoảng 10-15 phút đã lăn ra ngủ. Mẹ tưởng con no bèn dừng bú. Nhưng lạ thay trẻ ngủ được một lát lại tỉnh dậy khóc kêu đói? Liệu có phải sữa đầu của mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ?
Sữa đầu chứa nhiều kháng thể, hỗ trợ mạnh mẽ sức đề kháng của em bé – điều mà các loại sữa công thức không thể cạnh tranh được.
Tuy nhiên khi mẹ cho bé bú sữa đầu, cơ thể người mẹ thường tiết ra hoóc môn oxytocin khiến trẻ dễ buồn ngủ. Điều này dẫn đến tình trạng bé ngủ trước khi kịp ăn no.
Từ đó trẻ chỉ ngủ được giấc ngắn lại đói, rồi dậy khóc đòi ăn. Vòng luẩn quẩn này sẽ tiếp tục nếu mẹ chưa điều chỉnh lại cách cho bé bú.
Ngoài ra nếu chỉ bú mỗi sữa đầu, bé có thể gặp phải các vấn đề sau:
- Tăng cân chậm hoặc không tăng cân.
- Trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa
- Bé dễ đi ngoài
Cho bé bú như thế nào để con nhận trọn nguồn dinh dưỡng từ sữa đầu và sữa cuối?
Để bé phát triển tốt, mau tăng cân, mẹ cần cho bé bú đúng cách, sao cho đảm bảo con luôn nhận được sữa đầu và sữa cuối với tỉ lệ cân bằng.
Mẹ nên vắt sữa đầu cất đi
Nếu bạn thấy bé uống nhiều sữa đầu và uống ít sữa cuối, vậy trước khi bắt đầu cho bé bú, bạn hãy vắt trước một ít sữa. Điều này sẽ giúp bé hấp thu sữa đầu và sữa cuối với tỷ lệ phù hợp và nhận được nhiều dưỡng chất nhất.
Mẹ lưu ý:
- Không đổ sữa này đi
- Cho bé uống phần sữa vắt ra này sau khi còn đã bú hết phần sữa cuối để giúp con ngủ ngon hơn.
Luôn luôn cho bé bú trọn vẹn một bên bầu ngực rồi mới chuyển bên
Sữa đầu thường chảy ra đầu tiên từ mỗi vú trong mỗi cữ bú, do đó tốt nhất mẹ nên cho bé bú hết một bên rồi mới đổi sang bên còn lại.
Việc thay đổi vú thường xuyên sẽ khiến bé bú nhiều sữa đầu, từ đó bé sẽ dễ bị no và không uống được sữa cuối.
Cho con bú khi thấy trẻ có dấu hiệu đói
Chứ không nên đợi con đói hẳn, gào khóc rồi mới cho con bú. Vì nếu càng để bé đói lâu bé sẽ càng bú một cách vội vàng. Điều này sẽ dẫn đến việc bé uống nhiều sữa đầu hơn sữa cuối.
Do đó, tốt nhất khi thấy bé đói, mẹ nên cho bé bú ngay để bé có thể hấp thu cả hai loại sữa với một tỷ lệ phù hợp.
Xem thêm:
- Hướng dẫn chi tiết cách BẢO QUẢN VÀ TRỮ ĐÔNG SỮA MẸ chuẩn khoa học
-
Bác sĩ nhi chỉ ra đây là cách cho con bú sữa mẹ hiệu quả nhất
- Làm thế nào để có nhiều sữa cho bé bú? Bí quyết tăng lượng sữa mẹ hiệu quả
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!