Làm sao để thoát khỏi khủng hoảng tiền hôn nhân?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Stress tiền hôn nhân không phải là một bệnh lý, đó là một hội chứng tâm lý đặc biệt chỉ xuất hiện ở các cặp đôi sắp kết hôn.

Không ít cô dâu, chú rể trước ngày cưới chỉ nghĩ đến việc bỏ trốn khỏi đám cưới. Lý do không phải vì đây là một cuộc hôn nhân sắp đặt hay do không yêu đối phương mà chỉ vì họ đang bị khủng hoảng tiền hôn nhân.

Đừng để khủng hoảng tiền hôn nhân trở thành gánh nặng vô hình đe dọa đến ngày vui sắp tới của 2 bạn. Tại sao lại có thời kỳ stress tiền hôn nhân? Dấu hiệu nhận biết và phương pháp đối phó với tình trạng này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Stress tiền hôn nhân xảy đến với ai?

Không phải chỉ ở những cuộc hôn nhân sắp đặt, thật ngạc nhiên là stress tiền hôn nhân xảy ra ngay cả với những cặp đôi đang yêu nhau thắm thiết. Ngay sau phút giây ngập tràn hạnh phúc khi trao nhau lời cầu hôn họ sẽ cùng lên kế hoạch cho đám cưới trong tương lai gần.

Tuy nhiên khi thực sự bắt tay vào chuẩn bị, một trong hai người bỗng cảm thấy chán nản, mệt mỏi, mất cảm hứng với đối phương. Họ luôn tỏ ra cáu gắt, bực dọc với người chồng hoặc người vợ tương lai của mình. Thậm chí còn nảy sinh suy nghĩ không muốn đám cưới này diễn ra.

Sự thay đổi cảm xúc đột ngột ấy được gọi là trạng thái stress tiền hôn nhân. Rất nhiều các cặp đôi không chuẩn bị tâm lý để trải qua vấn đề này ngay trước sự kiện trọng đại của cuộc đời.

Những lo tính về việc tổ chức đám cưới, về nghi lễ, khách mời, chi phí, địa điểm và cuộc sống sẽ thực sự sang một trang mới sau ngày kết hôn cũng khiến cho nhiều người không khỏi bồn chồn, lo lắng.

Stress tiền hôn nhân thực chất chỉ là một diễn biến tâm lý khó tránh khỏi mà bất kỳ cặp đôi nào cũng phải trải qua nếu 2 bạn thực sự phải tự đứng ra lo liệu mọi vấn đề cho đám cưới.

Tuy nhiên, hãy cẩn thận vì cơn khủng hoảng này có thể trở nên trầm trọng hơn nếu những suy nghĩ căng thẳng có chiều hướng tiêu cực làm ảnh hưởng đến rất nhiều vấn đề xoay quanh lễ kết hôn và cả chính sức khỏe của cả 2 nữa đấy.

Dấu hiệu nhận biết khủng hoảng tiền hôn nhân

Với tâm lý nhạy cảm, hay lo lắng, phụ nữ thường dễ rơi vào trạng thái stress tiền hôn nhân. Dễ nhận thấy những vấn đề này nếu người bạn đời tương lai của bạn có những biến đổi rõ rệt về tâm lý, thể hiện bằng cả hành vi, lời nói và trạng thái tinh thần:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sự mệt mỏi luôn thường trực

Vì có quá nhiều việc phải lo nghĩ, quá nhiều thứ phải bàn bạc, cân nhắc, tính toán mà đôi khi chính bản thân bạn phải tự đứng ra giải quyết mà không ai có thể thay thế được nên cô dâu hay chú rể sẽ rơi vào trạng thái kiệt sức cả về thể chất và tinh thần.

Thay vì trạng thái hưng phấn, vui vẻ, rạng ngời, nhiều người nhận thấy sự mệt mỏi, ủ rũ bộc lộ khá rõ ra bên ngoài ở các cặp đôi sắp cưới.

Việc không kiểm soát được tình hình sẽ làm sự mệt mỏi gia tăng và dẫn đến rất nhiều những hệ lụy khác.

Mất tập trung trong mọi vấn đề

Stress tiền hôn nhân chính là một trong những chất xúc tác đến thần kinh và não bộ của con người khiến chúng ta gặp phải các vấn đề về tư duy. Việc lo lắng và mất nhiều thời gian dành cho đám cưới sắp diễn ra mà bạn trở nên mất tập trung ở cả những vấn đề khác.

Mọi thứ bỗng trở nên chẳng đâu vào đâu, ngay cả với công việc quen thuộc hàng ngày bạn cũng vụng về, lóng ngóng và cảm thấy áp lực nhiều hơn trước.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Rơi vào những cảm xúc tiêu cực, dễ kích động, hay cáu kỉnh, bực dọc

Với mong muốn mọi thứ thật hoàn hảo cho lễ cưới của mình kể cả những chi tiết nhỏ nhặt nhất, thay vì bình tĩnh để giải quyết từng chuyện một thì trước đám cưới, cô dâu chú rể bỗng như biến thành 1 con người khác.

Các bạn rơi vào trạng thái tiêu cực, dễ kích động, hay cáu kỉnh, bực dọc khi mọi thứ không được như ý, khi bất đồng quan điểm hay xuất phát từ những lý do khách quan bên ngoài.

Bạn nổi đóa lên và không có thái độ hợp tác và lắng nghe những người xung quanh. Đôi lúc, bạn còn tự nhận ra mình bảo thủ và cố chấp đến không ngờ vì chỉ khăng khăng muốn mọi thứ theo ý mình.

Sự cáu kỉnh, bực dọc cũng giống như một quả bom nổ chậm luôn thường trực bên trong và có thể bùng nổ thành một cuộc cãi vã không hồi kết đối với người còn lại, không ai nhường ai và cả 2 đều mệt mỏi, chán chường. Những biểu hiện của trạng thái này cho thấy bạn đang gặp vấn đề về stress tiền hôn nhân rồi đấy.

Xuất hiện ý nghĩ muốn chia tay

Tâm lý rối rắm của các cặp đôi trước khi diễn ra hôn sự cũng làm cho mỗi người một tâm trạng, một nỗi lo khác nhau. Chính điều đó làm nảy sinh những mâu thuẫn và xung đột dường như khó tháo gỡ tại thời điểm này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi không thể kiểm soát được những lo lắng hay cảm giác hoang mang, một trong hai người hoặc cả hai có xu hướng tránh né, trốn chạy, cảm thấy bất cần và buông bỏ dù trước đó các bạn yêu nhau nhiều như thế nào chăng nữa.

Không ít các cặp vợ chồng đã từng thừa nhận rằng hơn lúc nào hết, thời điểm trước khi cưới, cả hai đều đã từng xuất hiện ý nghĩ muốn chia tay nhiều hơn một lần. Nó lặp đi lặp lại trong vô thức, có lúc trở nên dồn dập đến mức ám ảnh, gây ức chế.

Sự bất cần, buông bỏ cũng làm cho mọi tình cảm yêu thương, gắn kết trước đó trở nên vô nghĩa và các bạn bỗng nhiên muốn dừng lại để thoát khỏi tình trạng stress tiền hôn nhân mà mình đang gặp phải.

Trạng thái sức khỏe không ổn định

Tất cả những vấn đề tâm lý mà bạn gặp phải kể trên khi gặp tình trạng stress tiền hôn nhân sẽ làm cho cơ thể sản sinh ra các hormone tiêu cực như cortisol và epinephrine. Những hormone căng thẳng này ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bản thân, làm cho huyết áp, nhịp tim trở nên rối loạn.

Stress tiền hôn nhân kéo dài chính là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau đầu âm ỉ và xuất hiện triệu chứng đau dạ dày ở một số người. Những giấc ngủ chập chờn, không ngon giấc sẽ thường xuyên ghé thăm nếu các bạn để cho trạng thái lo lắng, bồn chồn luôn chế ngự.

Ứng phó với stress tiền hôn nhân

Ở mỗi người, giới hạn chịu đựng và kiểm soát cảm xúc là khác nhau nên việc quá lo lắng, và căng thẳng có thể khiến họ xuống tinh thần và rơi vào cảm giác khá tồi tệ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy nhiên, dù là một giai đoạn khá khó khăn nhưng stress tiền hôn nhân lại như một thử thách giúp cả 2 bạn nhìn nhận nghiêm túc lại mối quan hệ này. Nếu các bạn thật lòng yêu thương và muốn đến với nhau, hãy cùng tìm cách để vượt qua cơn khủng hoảng tâm lý này nhé!

Lên kế hoạch lễ cưới càng chi tiết càng tốt

Sau cái gật đầu đồng ý lời cầu hôn, chắc chắn cả 2 bạn đều đang nghĩ đến một đám cưới hoàn hảo trong tương lai gần. Mọi việc cần bắt đầu từ đâu, nên làm như thế nào, lựa chọn ra sao?

Nếu các bạn không dành thời gian để bàn bạc và lên kế hoạch chi tiết thì mọi thứ sẽ thực sự rối rắm, dẫn đến tranh cãi, bất đồng quan điểm và hệ quả tất yếu là cả 2 cùng rơi vào trạng thái stress tiền hôn nhân.

Với 1001 chi tiết cần phải được chuẩn bị, hãy ngồi xuống và ghi lại tất cả những việc quan trọng cần làm để đảm bảo mọi thứ được thực hiện theo thứ tự một cách trơn tru. Nếu có điều kiện, các bạn có thể bàn bạc với đơn vị tổ chức lễ cưới. Dựa vào nhu cầu của cô dâu, chú rể họ sẽ giúp các bạn lên một wedding planner phù hợp.

Đừng ôm đồm quá nhiều việc

Đám cưới là dành riêng cho 2 bạn nhưng để có được 1 đám cưới trọn vẹn thì luôn cần có sự giúp đỡ của mọi người. Trước ngày cưới, cô dâu chú rể nên cố gắng làm tốt nhất những việc của riêng mình như chụp ảnh cưới, chọn lễ phục, lên danh sách khách mời, chọn hoa, chọn nhẫn, chọn thiếp mời. Đừng cố gắng biến mình thành siêu nhân và bị quá tải đến mức trở nên stress tiền hôn nhân.

Hãy để mọi người cùng tham gia vào công tác chuẩn bị và tổ chức, giúp cả 2 vợ chồng bạn giảm tải sự căng thẳng và hồi hộp trong những ngày này. Tin tưởng một người thân hoặc đơn vị tổ chức sự kiện để họ thay các bạn chịu trách nhiệm một số công việc cần thiết chính là cách để các bạn chuyên nghiệp hóa lễ cưới của mình và tổ chức nó một cách khoa học và hợp lý.

Chia sẻ vấn đề với mọi người

Kết hôn là một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Trong giai đoạn tiền hôn nhân, đôi khi một trong hai hoặc cả hai bị căng thẳng và dường như người còn lại đang trở nên vô tâm với mình.

Nếu đang cảm thấy điều tương tự, các bạn nên trao đổi, trò chuyện cùng nhau. Đám cưới là ngày vui của cả 2, đừng chỉ để một người đứng ra lo toan, tính toán và quyết định tất cả.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thường xuyên thảo luận về kế hoạch đám cưới sẽ giúp các bạn tìm được tiếng nói chung, tránh được những xung đột không đáng có cũng như hiểu và dành nhiều thời gian cho nhau hơn.

Ngoài những tin nhắn hay cuộc gọi chỉ để nói về hôn lễ, đừng quên gửi cho nhau những lời ngọt ngào, những câu hỏi thăm và chia sẻ. Những điều nho nhỏ này sẽ giúp giải tỏa nhanh chóng những căng thẳng trong quá trình tổ chức lễ cưới.

Không chỉ trao đổi công việc với người bạn đời, nếu tình trạng stress tiền hôn nhân xuất phát phần nhiều từ tâm lý cá nhân thì việc bạn chia sẻ lo lắng của mình đối với người thân cũng là cách để trút bỏ bớt gánh nặng cho mình.

Hãy tâm sự với người lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm hoặc người đã kết hôn. Họ sẽ là người đưa ra cho bạn những lời khuyên bổ ích. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy vững vàng hơn khi bước vào hôn nhân.

Giữ sức khỏe ổn định và chăm sóc bản thân thật tốt

Hiểu được rằng bản thân ai cũng có giới hạn nên thay vì cố gắng quá sức và ôm đồm mọi việc, cô dâu chú rể cũng cần thời gian riêng dành cho bản thân để ổn định tinh thần, cảm xúc và sức khỏe.

Hơn ai hết, 2 nhân vật chính cần đảm bảo sức khỏe thật tốt để thực hiện mọi nghi thức, thủ tục trong ngày cưới và tận hưởng quãng thời gian hạnh phúc sau đó. Chính vì vậy, dù có bận đến đâu thì hãy giữ cho mình một tinh thần vui vẻ, tích cực và dành nhiều thời gian để chăm sóc bản thân thật tốt.

Ngủ đủ giấc, tập thể dục hàng ngày, ăn đúng bữa và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, không lạm dụng các chất kích thích là những cách để các bạn tái tạo lại năng lượng, f5 lại cơ thể và trở thành những cô dâu, chú rể rạng rỡ, hạnh phúc nhất trong ngày cưới của mình.

Ngoài ra, còn có một vài lời khuyên nhỏ để các cặp đôi chuẩn bị tâm lý thật tốt trước ngày cưới

  • Hãy kết hôn khi bản thân đã thực sự sẵn sàng, đừng vì một lý do nào khác để phải đánh cược cuộc đời mình.
  • Chỉ lấy người mình yêu và người yêu mình.
  • Chuẩn bị tâm lý để thích nghi với cuộc sống mới sau đám cưới.
  • Cả 2 nên tham gia các lớp học tiền hôn nhân để có được một hành trang tốt cho cuộc sống mới.

Lời kết

Mỗi một cặp đôi luôn có những kế hoạch khác nhau để chuẩn bị cho đám cưới của mình/ Tuy nhiên ở thời điểm này cả cô dâu và chú rể đều bắt buộc phải đưa ra những quyết định quan trọng.

Việc phải xử lý một khối lượng công việc lớn nhỏ, có tên, không tên trước đám cưới chính là nguyên nhân khiến cho não bộ của các bạn quá tải và dẫn đến stress tiền hôn nhân. Dẫu vậy, đừng để cơn khủng hoảng này đóng băng tinh thần của chính các bạn.

Hãy biến những trải nghiệm cho một đám cưới như những điều hạnh phúc tuyệt vời trong đời mình. Dù không tránh khỏi những giây phút mệt mỏi thì hãy luôn nhớ về những yêu thương đã gửi trao và cùng nắm tay nhau bước tiếp trên hành trình phía trước!

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi