Để mau chóng hồi phục, người bệnh sốt xuất huyết ăn gì và nên kiêng những thực phẩm nào? Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bạn khỏi bệnh và hồi phục sức khoẻ nhanh chóng.
Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Đây là một bệnh nguy hiểm đối với cả người lớn lẫn trẻ em. Sốt xuất huyết được xem là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người bình thường.
Người bị sốt xuất huyết nhẹ sẽ sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp. Nếu bị nặng, người bệnh có thể bị chảy máu, giảm huyết áp đột ngột dẫn đến tử vong.
Những triệu chứng thường gặp của bệnh sốt xuất huyết là: sốt cao (lên đến 40 độ C), nhức đầu, đau phía sau mắt. Hoặc bạn cũng có thể bị đau khớp và cơ, buồn nôn, phát ban, …
Đặc biệt, sau khi phát hiện sốt khoảng 3-4 ngày, cơ thể người bệnh sẽ bắt đầu phát ban. Tầm 1-2 ngày, hiện tượng phát ban sẽ được thuyên giảm. Sau đó, bạn có thể bị phát ban trở lại.
Thông thường, người bị sốt xuất huyết sẽ tự khỏi bệnh sau 14 ngày. Việc điều trị bệnh thường nhằm để tránh những biến chứng nặng nề trong tương lai.
Những thực phẩm nên kiêng khi bị sốt xuất huyết
Thức ăn cay, nóng
Khi bị bệnh, năng lượng của bệnh nhân bị mất đi khá nhiều. Sức đề kháng cũng vì thế mà yếu hơn. Lúc này, người bệnh nên tránh những thức ăn cay, nóng như gừng, ớt, mù tạt, … Thức ăn cay, nóng sẽ làm tăng nhiệt cơ thể, khiến bệnh nặng thêm.
Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Người bệnh nên hệ tiêu hoá cũng trở nên nhạy cảm theo. Bạn nên chọn những món ăn dễ tiêu hoá, vị thanh, ít dầu mỡ. Các món nướng, chiên, xào nhiều dầu mỡ, … cần được hạn chế.
Đồ ngọt
Đường sẽ hạn chế khả năng chống lại vi khuẩn của bạch cầu. Bệnh sẽ càng trầm trọng hơn. Vì thế, người bệnh nên hạn chế uống nước ngọt, soda,… hay dùng mật ong và các loại đường tự nhiên khác.
Thực phẩm sẫm màu
Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh rất dễ bị xuất huyết. Trong giai đoạn theo dõi bệnh, bạn nên hạn chế tối đa đưa các thực phẩm sẫm màu vào cơ thể.
Điều này sẽ giúp quá trình chẩn bệnh, theo dõi tình hình bệnh chính xác hơn. Những thực phẩm có màu đỏ, nâu, đen như cà phê, socola, coca, dưa hấu, … cần được hạn chế.
Trứng và những thực phẩm chứa nhiều protein
Protein là một trong những tác nhân tạo ra lượng nhiệt lớn. Trứng gà lại là nơi chứa rất nhiều protein. Người bị sốt, đặc biệt là trẻ em, khi ăn trứng sẽ là tăng nhiệt cơ thể. Nếu nhiệt không phát tán ra bên ngoài được, trẻ sẽ sốt càng cao và càng lâu khỏi bệnh.
Người bệnh sốt xuất huyết ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
Nước
Đây là thực phẩm được đánh giá là quan trọng nhất đối với người bệnh, đặc biệt là bị sốt.
Người bệnh sốt xuất huyết sốt cao sẽ kèm theo tình trạng mất nước. Do đó, việc bù nước, điện giải (ví dụ: uống oresol) là cực kỳ cần thiết.
Bạn cũng có thể uống các loại nước trái cây, nước ép của cam, bưởi, nước chanh, nước dừa,… Nguồn cung cấp khoáng chất và vitamin C dồi dào này giúp tăng đề kháng cho cơ thể, thành mạch bền vững hơn. Ảnh hưởng của bệnh vì thế mà cũng giảm đi.
Cháo loãng, súp, thực phẩm mềm, dạng lỏng
Khi bị bệnh, cảm giác chán ăn, đắng miệng xảy ra rất thường xuyên. Nếu không được tiếp nhận thức ăn, cơ thể sẽ không đủ sức chống lại ảnh hưởng của bệnh. Các loại cháo loãng, súp được đánh giá khá “thân thiện” với hệ tiêu hoá nhạy cảm và khẩu vị khó chịu khi bệnh.
Dễ hấp thu, giàu dưỡng chất, cung cấp lượng nước nhất định, … đó là lí do vì sao cháo loãng, súp là món ăn “mặc định” dành cho người bệnh. Cháo ngũ cốc được ưu tiên hàng đầu vì hàm lượng chất xơ và dinh dưỡng cao.
Nếu bệnh nhân là trẻ em sơ sinh (còn đang bú mẹ), mẹ cần cho bé bú nhiều hơn ngày thường. Dưỡng chất dồi dào trong sữa mẹ sẽ tăng sức đề kháng tự nhiên cho bé. Chia thành nhiều lần bú trong ngày sẽ giúp bé hạn chế mất nước.
Nước ép từ các loại rau quả
Cơ thể người bị sốt khó tiếp nhận thức ăn cứng. Một ly nước ép sẽ dễ dàng cung cấp vitamin tốt cho việc phục hồi hơn so với việc ăn thực phẩm cứng. Nước ép từ quả tươi và các loại rau lá có tác dụng rất lớn trong việc tăng cường khả năng miễn dịch và giảm đau cho người bệnh.
Một số hoa quả bệnh nhân sốt xuất huyết nên ăn:
- Bí ngô: Giàu vitamin A, giúp hỗ trợ sự phát triển tiểu cầu và điều chỉnh các protein được sản xuất bởi các tế bào cơ thể. Hiệu quả sẽ cao hơn nếu bạn uống nửa ly nước ép bí ngô tươi với một thìa mật ong. Mỗi ngày uống 2-3 ly.
- Đu đủ: bạn có thể ăn trực tiếp đu đủ chín hoặc nghiền nát để lấy nước uống. Một ly nước ép đu đủ mỗi buổi sáng hoặc buổi tối sẽ xua tan mệt mỏi cho cơ thể.
- Cam, bưởi: với lượng chất khoáng và vitamin C dồi dào, họ trái cây này rất thích hợp để tăng cường miễn dịch cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Ngoài ra, khi bạn ăn cam trực tiếp, bạn còn có thể cung cấp chất xơ, cải thiện tình trạng cho hệ tiêu hoá.
- Ổi: Đây cũng là một trong những “vua vitamin C” nổi tiếng. Ổi rất hữu ích để người bệnh có thể tăng khả năng miễn dịch và tăng số lượng tiểu cầu.
- Dưa gang: Với đặc điểm giàu nước và chất khoáng, dưa gang là lựa chọn lý tưởng để giải nhiệt cơ thể.
Cho người bệnh ăn bù sau khi khỏi bệnh
Sau khi hết sốt, khỏi bệnh, cơ thể rất suy nhược nên cần được bổ sung nhiều dinh dưỡng. Một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp người vừa hết bệnh nhanh chóng hồi phục sức khoẻ.
Hy vọng những thông tin người sốt xuất huyết ăn gì và kiêng gì bên trên sẽ giúp ích cho người bệnh. Lựa chọn thực phẩm đúng đắn kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ mang đến sức khoẻ tốt!
Chúc bạn mau khỏi bệnh nhé!
Xem thêm:
- Dạy con cách rửa tay đúng – 6 bước đơn giản để vượt qua mùa dịch COVID-19
- Sự thật về việc ăn tỏi sống có thể chống virus corona
- Top 4 loại vitamin tăng cường miễn dịch Corona hiệu quả nhất