Sốt phát ban ở trẻ điều trị thế nào tại nhà? Khi nào nên đưa bé đi cấp cứu?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sốt phát ban ở trẻ điều trị thế nào là mối quan tâm của nhiều phụ huynh khi con bị bệnh. Việc chăm sóc con đúng và phù hợp là điều kiện tiên quyết để giúp con mau khoẻ mạnh.

Sốt phát ban ở trẻ là bệnh gì?

Đây có thể nói là bệnh phổ biến mà mỗi bé đều ít nhất một lần mắc phải. Sốt phát ban ở trẻ nguyên nhân hầu hết là do nhiễm vi rút thông thường (70%-80%), trong đó nhóm vi rút đường hô hấp luôn chiếm đa số và hầu hết là những vi rút lành tính. Khi bé có hệ miễn dịch chưa tốt, bệnh sẽ khiến nhiệt độ cơ thể bé tăng cao so với bình thường, và sau đó xuất hiện các đốm nhỏ trên bề mặt da.

Các dấu hiệu sốt phát ban ở trẻ

  • Chán ăn và quấy khóc
  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao
  • Cơ thể phát ban, bắt đầu nổi các đốm nhỏ và từ từ lan rộng. Thường hay bắt đầu ở vùng ngực, lưng, bụng tới cổ và cánh tay.
  • Kèm ho, chảy nước mũi hay/và tiêu chảy

Vậy sốt phát ban ở trẻ điều trị như thế nào là hiệu quả? Cùng tìm hiểu trong phần sau của bài viết nhé.

Sốt phát ban ở trẻ điều trị thế nào?

Theo dõi nhiệt độ cơ thể và hạ sốt cho bé

Đầu tiên là ba mẹ phải theo dõi nhiệt độ cơ thể con sốt bao nhiêu độ. Sau đó là phải biết cách hạ sốt cho bé phù hợp.

Đối với sốt phát ban ở trẻ dưới 6 tháng tuổi thì phụ huynh nên đưa bé đi gặp bác sĩ để được chỉ định uống thuốc hạ sốt. Luôn nhớ là tuyệt đối không được tự ý cho bé dùng thuốc ở độ tuổi này.

Còn đối với trẻ trên 6 tháng thì phụ huynh có thể cho dùng thuốc paracetamol với liều lượng 10mg/1kg cân nặng của trẻ. Sau 6 tiếng cho bé uống thêm 1 liều như vậy nếu vẫn chưa hạ sốt. Tuy nhiên, tốt và an toàn nhất là nên cho bé dùng thuốc với sự hướng dẫn của bác sĩ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra, phụ huynh có thể lau người cho con bằng nước ấm để hạ sốt.  Đồng thời để tránh tình trạng co giật khi trẻ sốt cao. Cho bé mặc quần áo thoải mái thoáng mát cũng giúp trẻ hạ sốt.

Cho bé uống nhiều nước và bù điện giải

Mẹ cần cho bé bú đủ và nhiều nếu dưới 6 tháng tuổi. Bé trên 6 tháng tuổi thì bổ sung thêm nhiều nước hoặc nước ép trái cây tốt cho sức khoẻ và đề kháng.

Sốt phát ban ở trẻ điều trị thế nào? Hãy cho bé ăn đầy đủ chất dinh dưỡng

Nên chế biến các món ăn mềm, dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng như cháo, sữa, nước trái cây. Và cho bé ăn khi thức ăn còn ấm. Nên xúc cho bé ăn chậm, dừng lại khi bé không muốn ăn và bổ sung món ăn bé thích.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tăng số bữa ăn/ngày nhưng giảm số lượng thức ăn/bữa. Điều này giúp bé vẫn nạp đủ năng lượng dù thể trạng đang mệt mỏi và cảm giác chán ăn.

Giữ mũi bé thông thoáng

Khi bị nghẹt mũi, bé sẽ dễ bị tình trạng khó chịu và khó thở. Phụ huynh hãy giúp con thông thoáng mũi bằng cách nhỏ nước muối sinh lý 0,85%. Nếu bé lớn thì có thể tư vấn của bác sĩ để dùng thuốc.

Vệ sinh thân thể

Ông ta hay nói nên kiêng nước và gió khi bị sốt phát ban. Thực tế, việc vệ sinh, lau người sạch sẽ cho bé sẽ giúp bé bớt sốt và thoải mái hơn khi dưỡng bệnh. Ngoài ra, các thành viên trong nhà cũng phải thường xuyên rửa tay và giữ gìn thân thể sạch sẽ.

Cách ly trẻ

Sốt phát ban ở trẻ điều trị thế nào? Một cách nữa đó là ba mẹ nên cách lý trẻ. Vì sốt phát ban ở trẻ dễ lây lan, do vậy giữ trẻ tránh tiếp xúc với các bé khác để phòng trường hợp lây lan.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sốt phát ban ở trẻ điều trị không dứt điểm sẽ để lại những biến chứng nào?

Thông thường, nếu được chăm sóc cẩn thận và đúng cách thì bé sẽ khỏi bệnh và sinh hoạt lại bình thường. Tuy nhiên, nếu không nhận được sự quan tâm đúng thì bệnh sẽ đế lại các biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa, đi ngoài ra máu hoặc nặng hơn là viêm não.

Khi nào thì nên đưa trẻ đi cấp cứu để điều trị sốt phát ban? 

  • Sốt phát ban kéo dài hơn 7 ngày
  • Tình trạng phát ban không thuyên giảm và chuyển biến tốt sau 3 ngày
  • Sốt cao trên 3 ngày, kèm theo tình trạng mệt lã người
  • Trẻ bị sốt cao co giật. Không đáp ứng thuốc hạ sốt
  • Có các bệnh nền như tim mạch, ung thư, lupus, hồng cầu liềm ...
  • Khi xuất hiện các tình trạng như sốt cao kèm mất nước do nôn, tiêu chảy, thở dốc....
  • Tình trạng không cải thiện dù đã được thăm khám hoặc xuất hiện những triệu chứng mới

Tuy đây là bệnh khá phổ biến nhưng ba mẹ cũng không nên ỷ lại và không đề cao cảnh giác. Hãy bình tĩnh chăm sóc bé và nhờ sự trợ giúp y tế khi cần thiết để không để lại hậu quả nghiêm trọng ba mẹ nhé.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu