Nhiều mẹ bầu được bác sĩ chỉ định sinh mổ rất lo lắng vì nghe nói rằng sinh mổ không có sữa. Vậy mẹ sinh mổ không có sữa phải làm sao?
Nguyên nhân mẹ sinh mổ không có sữa
Do ảnh hưởng của thuốc gây mê, gây tê
Trong quá trình sinh mổ, thay vì các cơn co bóp trong quá trình chuyển dạ liên tục như ở các mẹ sinh thường, các mẹ sinh mổ sẽ được gây tê, gây mê và em bé sẽ được đưa qua vết mổ ra ngoài.
- Cơ thể mẹ trải qua ít sự thay đổi hơn và chịu ít kích thích từ việc sinh con hơn, khiến việc kích thích tạo sữa bị chậm hơn.
- Thuốc gây tê, gây mê cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của người mẹ.
- Ngoài ra, các loại thuốc kháng sinh, chống viêm, nhiễm trùng cũng khiến ức chế hormone sản xuất sữa, dẫn đến mẹ mất sữa sau khi hồi phục.
Mẹ không cho con bú ngay
Do sự ảnh hưởng của các loại thuốc trong quá trình sinh mổ nên trong 2 giờ sau phẫu thuật, người mẹ thường không thể cho con bú ngay được và cũng không thể nằm cạnh con để da kề da. Bởi vậy mà hormone prolactin và oxytocin tăng tiết sữa, làm tuyến sữa không được kích thích, dẫn tới tình trạng sữa không xuất hiện.
Ảnh hưởng từ vết mổ
Sau khi thuốc gây tê mất tác dụng, vết mổ sẽ bắt đầu đau, khiến mẹ cảm thấy khó chịu và khó khăn trong ăn uống. Các cơn đau cũng có thể làm mẹ khó ngủ, mất ngủ, ảnh hưởng trực tiếp lên quá trình tạo sữa của cơ thể.
Tâm lý của người mẹ khi sinh mổ
So với sinh thường, mẹ sinh mổ thường gặp nhiều vấn đề tâm lý hơn.
- Những cơn đau chuyển dạ tuy khiến mẹ đau nhưng chúng hoàn toàn tự nhiên, nên không khiến các mẹ quá lo lắng như khi sinh mổ, với rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng.
- Tâm lý lo lắng từ việc sinh mổ ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiết sữa của mẹ sau sinh, làm ức chế tiết sữa, khiến mẹ không có sữa, mất sữa.
Sinh mổ không có sữa phải làm sao?
Hầu hết các mẹ sinh mổ không có sữa cho con bú đều rất lo lắng vì không biết mất sữa có lấy lại được không, làm sao đảm bảo đủ dinh dưỡng cho con đây. Tuy nhiên, các mẹ yên tâm vì tình trạng này hoàn toàn có thể khắc phục được bằng một số mẹo đơn giản như:
Kích sữa
Cho con bú càng nhiều càng tốt để kích sữa sau sinh mổ. Tuy nhiên, cần chú ý đến tư thế bú của con để đảm bảo con bú được nhiều sữa, thoải mái, còn mẹ không bị đau nứt đầu ti.
Chế độ ăn uống
Khắc phục sinh mổ không có sữa bằng cách bổ sung các thực phẩm kích thích sản xuất sữa một cách hợp lý như rau xanh, hoa quả, ngũ cốc, yến mạch và các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác như móng giò, thịt nạc… Nên ăn nhiều bữa trong ngày sẽ giúp mẹ có đủ chất dinh dưỡng và giảm bớt tình trạng táo bón.
Massage bầu ngực
Việc massage bầu ngực và vắt sữa bằng tay để kích sữa, trước khi massage dùng tay vê đầu vú. Hoặc nếu không, mẹ có thể nhờ các y tá massage kích sữa.
Nếu vết mổ quá đau, mẹ nên đề nghị với bác sĩ để được kê thuốc giảm đau, mặc dù chúng ảnh hưởng đến việc tiết sữa nhưng sự đau đớn từ vết mổ vẫn làm quá trình tiết sữa xảy ra khó khăn, chậm chạp hơn.
Thời gian nghỉ ngơi hợp lý
Dù sinh thường hay sinh mổ thì các mẹ cũng nên có chế độ nghỉ ngơi đầy đủ để lại sức. Luôn giữ cho tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ, không suy nghĩ tiêu cực, tránh mệt mỏi quá độ sẽ góp phần khắc phục tình trạng mất sữa sau sinh.
Uống đủ nước
Việc uống nhiều nước là một cách gọi sữa về sau sinh mổ. Nước là một trong những thành phần của sữa mẹ. Do đó, việc uống nhiều nước rất có lợi cho quá trình sản xuất sữa mẹ. Tốt nhất, mẹ nên bổ sung khoảng 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày bao gồm cả nước trắng, hoa quả… Ngoài việc lợi sữa, nước còn có vai trò quan trọng giúp mẹ cải thiện tình trạng táo bón sau khi sinh nữa.
Thực phẩm lợi sữa
Mẹ cũng có thể tham khảo một số sản phẩm lợi sữa. Tuy nhiên, nên hỏi ý kiến của bác sĩ và chuyên gia trước khi sử dụng chúng.
Sữa về ít sau khi sinh mổ là tình trạng không hiếm gặp, tuy nhiên nếu biết cách thì việc khắc phục nó không có gì khó khăn cả. Ngoài ra, nếu việc sinh mổ không có sữa diễn ra sau từ 7 – 10 ngày và mẹ nhận thấy vết mổ sưng đau, chảy dịch, dịch sản ngày càng nhiều, có màu đỏ như máu hoặc đau bụng dữ dội, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để chủ động tìm hướng khắc phục. Đây rất có thể là triệu chứng của những bệnh hậu sản thường gặp sau sinh.
Xem thêm
- Khi nào mẹ có thể ngồi xổm sau sinh thường mà không bị sa tử cung?
- Ra máu tươi sau sinh có thể gây nguy hiểm tới tính mạng
- Cách chăm sóc vết khâu sau sinh ở tầng sinh môn
Vào ngayFanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!