Sinh mổ bao lâu thì tử cung phục hồi? Mách mẹ bí quyết chăm sóc tử cung sau sinh

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sau ca sinh nở dù theo phương pháp nào, mọi sản phụ đều cần có thời gian nghỉ ngơi để phục hồi thể trạng và sức khỏe ổn định trở lại. Vậy những mẹ sinh mổ bao lâu thì tử cung lành? Mẹ cần lưu ý những gì khi chăm sóc vết mổ và giúp tử cung phục hồi nhanh?

Sự biến đổi của tử cung trong thời kỳ mang thai

Bình thường tử cung có kích thước tương đương như một quả lê nhưng khi mang thai, đây là bộ phận có nhiều biến đổi rõ rệt nhất về kích cỡ. Tử cung sẽ dần giãn nở, phình to ra và đẩy dần lên vùng rốn, bắt đầu từ tuần thai thứ 18 – 20 để có không gian cho thai nhi phát triển. Kích thước của tử cung tỷ lệ thuận với số tuần mang thai và có khả năng giãn nở tối đa để đáp ứng sự tăng trưởng của thai nhi trong suốt 40 tuần.

Vào thời điểm chuyển dạ, cổ tử cung sẽ giãn rộng hết cỡ, mở đường cho em bé lọt lòng. Dựa vào sự giãn nở của tử cung, bác sĩ có thể đánh giá được chính xác phụ nữ đã trải qua sinh nở hay chưa.

Tiến trình co hồi tử cung

Không có gì đáng ngạc nhiên khi mẹ thấy em bé đã ra đời nhưng phần bụng vẫn còn rất to, sờ vào thấy khối cứng dưới rốn do dạ con chưa co hồi như ban đầu. Việc phục hồi tử cung được xem là một yếu tố quan trọng đánh giá sức khỏe của sản phụ trong thời kỳ hậu sản.

Thông thường, ngay sau khi sổ rau, tử cung mẹ sẽ co chặt lại thành một khối và đáy tử cung nằm ngang dưới rốn của sản phụ. Lúc này, trọng lượng tử cung khoảng chừng 1000g tương đương với lúc mẹ mang bầu vào tuần thai thứ 18. Sự thay đổi ở các lớp niêm mạc, cơ, thân và cổ tử cung sẽ thu lại dần trong những tuần tiếp theo khi mẹ đang ở cữ. Trọng lượng tử cung chỉ còn 50–60g là đã trở lại trạng thái bình thường. Một số mẹ có thể gặp phải tình trạng đau bụng trong vài tuần đầu sau sinh do tử cung đang co hồi.

Trường hợp sau sinh tử cung của mẹ không co hồi lại được hoặc co hồi chậm có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng cho sản phụ như sa tử cung, viêm nhiễm tử cung thậm chí xảy ra hiện tượng băng huyết. Vì vậy, nếu mẹ thấy những dấu hiệu như vài ngày sau sinh bụng vẫn nổi cục cứng, sốt, sản dịch có mùi hôi thì khả năng cao mẹ đã bị nhiễm khuẩn hậu sản và cần được điều trị kịp thời.

Sinh mổ bao lâu thì tử cung lành?

Sự giãn nở của tử cung kéo dài suốt 9 tháng mang thai, vì vậy chắc chắn là sẽ cần thời gian để trở lại kích thước ban đầu. Các bác sĩ chuyên khoa có thể kết luận tử cung đã lành hẳn chưa căn cứ vào hình dáng và trọng lượng tử cung tại thời điểm thăm khám sau sinh.

Tuy nhiên, thời gian phục hồi tử cung giữa mẹ sinh mổ và sinh thường là khác nhau. Những mẹ sinh thường sẽ có tốc độ phục hồi tử cung nhanh hơn, mất khoảng 6-8 tuần tùy thuộc vào cơ địa của sản phụ. Riêng những mẹ sinh mổ sẽ cần thêm thời gian từ 10–12 tuần để tử cung hoàn toàn phục hồi trở lại do trong quá trình mổ đẻ sẽ để lại sẹo trên bộ phận này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sau sinh mổ bao lâu thì tử cung lành còn phụ thuộc vào số lần sinh con. Mẹ sinh mổ lần đầu tử cung cũng co nhanh hơn mẹ sinh mổ lần sau. Trong quá trình tử cung phục hồi, phần sản dịch cũng được tống ra ngoài cơ thể thông qua những cơn co bóp.

Mách mẹ cách giúp co hồi tử cung sau sinh nhanh chóng

Massage nhẹ nhàng phần bụng dưới

Mẹ có thể tự mình làm hoặc đăng ký gói chăm sóc sau sinh. Nên thực hiện xoa bóp tử cung càng sớm càng tốt bằng cách dùng tay massage nhẹ nhàng phần bụng dưới theo vòng tròn sẽ giúp tử cung co nhanh hơn.

Vệ sinh sạch sẽ vùng kín

Sau khi sinh, tử cung co bóp mạnh để đẩy sản dịch ra ngoài. Vì vậy, mẹ đừng kiêng khem quá kĩ mà cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước ấm, nước đun sôi để nguội hoặc một số loại muối thảo dược an toàn có tác dụng tốt trong việc kháng khuẩn, làm sạch vết thương, khử mùi vùng kín, thúc đẩy quá trình phục hồi tử cung nhanh.

Tích cực cho con bú

Việc cho con bú sớm sau sinh đồng nghĩa với việc tạo kích thích đến núm vú, giúp dạ con co lại nhanh hơn. Mẹ có thể kết hợp cùng với việc massage thường xuyên cả 2 bầu ngực, đặc biệt là núm ti của mình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vận động nhẹ nhàng, đi tiểu khi có nhu cầu

Sản phụ sau sinh cần được nghỉ ngơi nhưng đừng nằm quá nhiều sẽ không tốt cho việc hồi phục tử cung. Những mẹ sinh mổ cần vận động sau 24 giờ tránh dính ruột và bí tiểu. Đây cũng là cách phục hồi sinh lý, thể chất tốt nhất. Ngoài ra, sản phụ hãy đi tiểu ngay khi có nhu cầu, tuyệt đối không nhịn tiểu lâu dễ bị bí, sưng bàng quang, làm ngăn chặn quá trình co tử cung sau sinh.

Mẹ có thể kết hợp thêm các bài tập sàn khung chậu sau sinh, đơn giản nhất là mỗi khi đi tiểu hãy tự ngắt quãng dòng nước tiểu để củng cố cho sàn chậu mạnh hơn và đề phòng sa tử cung.

Nằm sấp, kê gối dưới hông

Các mẹ sinh mổ hay sinh thường cũng có thể áp dụng kiểu nằm sấp, kê gối dưới hông như một dạng bài tập nhằm tập trung vào khung chậu và các cơ bắp thành bụng, giúp các cơ quan vùng chậu trở lại trạng thái bình thường như ban đầu.

Tử cung của mẹ thật kỳ diệu. Cho đến tuần thai thứ 40, tử cung của mẹ đã to lên gấp 500 lần so với lúc chưa có bầu. Sau sinh, tử cung co thắt càng mau, càng mạnh bao nhiêu thì thể trạng của sản phụ càng sớm trở lại bình thường. Khoảng 3 tuần đến 1 tháng, dạ con sẽ co lại kích cỡ như ban đầu nên 6 tuần sau sinh, các mẹ nên chủ động khám hậu sản để kiểm tra chính xác tiến trình phục hồi của tử cung và chăm sóc sức khỏe thật tốt trong thời gian ở cữ và nuôi con nhỏ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi