Mẹ sinh mổ 2 lần liền nhau cần lưu ý gì để không bục vết thương, gây nguy hiểm cho thai nhi?

Khi mẹ bầu phát hiện mang thai lần 2 trước 2 năm tính từ khi sinh mổ lần đầu, mẹ cần siêu âm kịp thời để chẩn đoán sức khỏe thai nhi cũng như xem tình trạng vết mổ cũ có đảm bảo an toàn cho lần mang thai kế tiếp hay không. Điều này vô cùng quan trọng vì đó là những chẩn đoán dựa trên tình trạng sức khoẻ của mẹ bầu và kinh nghiệm của các bác sĩ chuyên khoa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sinh mổ lần 2 cách lần 1 bao lâu? Sau khi sinh mổ lần đầu, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, các bác sĩ sản khoa khuyến cáo chỉ nên mang thai lần tiếp theo ít nhất sau 2 năm tính từ lúc sinh mổ lần đầu. Bởi đây là khoảng thời gian cần thiết để vết mổ ở tử cung trong lần mổ đầu hoàn toàn bình phục và sức khỏe của mẹ được đảm bảo an toàn khi có bầu trong lần tiếp theo.

Cùng tìm hiểu nội dung bài viết:

  • Sinh mổ lần 2 cách lần 1 bao lâu? Nếu sinh mổ lần 2 quá gần nhau sẽ có nguy cơ gì?
  • Chia sẻ kinh nghiệm 2 lần sinh mổ gần nhau của mẹ Ỉn Mít
  • Những lưu ý cho mẹ bầu sinh mổ 2 lần gần nhau (dưới 2 năm):

Sinh mổ lần 2 cách lần 1 bao lâu? Nếu sinh mổ lần 2 quá gần nhau sẽ có nguy cơ gì?

Bác sĩ Chuyên khoa II – Nguyễn Thị Minh Tuyết – Trưởng Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park cho biết: Sinh mổ được xem như là cuộc đại phẫu thuật ở người phụ nữ, với vết rạch nhỏ ở bụng dưới và tử cung để lấy em bé ra. Do đó, cơ thể của người mẹ cần có thời gian để phục hồi cơ thể và vết mổ ở tử cũng có thể ổn định để đảm bảo an toàn cho lần mang thai kế tiếp. Thời gian sinh mổ lần 2 cách lần 1 ít nhất là 2 năm sẽ là khoảng cách tốt nhất. Nếu ngắn hơn, thì khi mang thai người mẹ và cả thai nhi sẽ đối mặt với những nguy cơ khác nhau, nghiêm trong hơn là ảnh hưởng đến tính mạng.

Chính vì vây, nếu bố mẹ có ý định có thai lần 2 sớm hơn sau sinh mổ lần 1 thì hãy đi kiểm tra và tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.

Vết mổ đẻ (Nguồn ảnh: Vnexpress)

Nếu mẹ bầu nóng vội sinh con lần hai hoặc do có con ngoài ý muốn, việc mang thai sớm sau khi sinh mổ sẽ gây ra những nguy cơ như:
  • Nguy cơ nứt vỡ tử cung tăng cao nếu lần mang thai tiếp theo cách thời gian sinh mổ 6-9 tháng.
  • Khi sinh mổ lần đầu, vết thương cần một thời gian dài để bình phục, ít nhất là 9 tháng nếu muốn tránh tình trạng xuất huyết.
  • Ngoài ra, mẹ bầu cũng đứng trước nguy cơ vết mổ bị nhiễm trùng, nhau tiền đạo, nhau bong non.

Bạn có thể xem:

Để bớt đau sau sinh mổ, 6 cách hiệu quả này sẽ giúp mẹ nhanh chóng hồi phục

Kinh nghiệm 2 lần sinh mổ gần nhau của mẹ Ỉn Mít

“Sau khi sinh mổ bé lớn, mình và chồng khá chủ quan do nghĩ cơ thể phụ nữ đang cho con bú có thể phòng tránh thai, và kết quả mình đã mang thai bé thứ hai ngoài ý muốn khi bé lớn mới được 7 tháng. 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đến giờ mình vẫn còn nhớ như in cảm xúc khó tả khi biết mình mang thai bé thứ hai. Vì bản thân mình hiểu được những nguy cơ sẽ gặp phải nếu sinh mổ 2 lần gần nhau. Mình đã đến ngay bệnh viện để xin tư vấn của bác sĩ. Bác sĩ phân tích cho mình rằng, nếu mình bỏ thai, nguy cơ nhiễm trùng vết mổ khi sinh lần đầu là có thể xảy ra, việc nhiễm trùng này có thể dẫn đến tiên lượng xấu. Còn ngược lại, nếu mình giữ thai, thì nguy cơ sinh non, xuất huyết, dính vết mổ hay nứt vỡ tử cung cũng hoàn toàn có thể xảy ra.

Lúc đó, mình đã có thai 6 tuần. Mình có 1 tuần để suy nghĩ và lựa chọn việc giữ hay bỏ thai. Về nhà với tâm trạng vô cùng khó chịu vì vốn mình là người khá quyết đoán, nhưng bấy giờ mình hoàn toàn không biết nên làm gì thì tốt. Sau 1 tuần suy nghĩ và được chồng động viên ” Con cái là của trời cho “, mình đến bệnh viện gặp bác sĩ với tâm thế sẽ giữ lại con bằng mọi giá.

9 tháng mang thai bé thứ 2 là 9 tháng với nhiều nguy cơ và đầy thử thách với mình, với cả gia đình và ngay cả là với bé lớn. 

Mang thai 2 tháng đầu tiên, mình thương bé lớn còn nhỏ quá, nên vẫn cho bé bú mẹ, chỉ dừng hút sữa lại. Cho bé bú mẹ được chừng đó thời gian, mình bắt đầu xuất hiện những cơn tức bụng và đau lưng như đến ngày kinh nguyệt. Tiếp đó là xuất hiện máu nâu ở đũng quần. Mình vội vàng đến viện khám thì bác sĩ chỉ định mình cho con dừng bú lại, và uống thuốc chống co tử cung nếu không muốn sảy thai.

Thế là bắt đầu những tháng ngày vừa nghén, vừa cai sữa cho bé lớn.

Thương con khóc ngặt cả đêm, rồi vất vả luyện cho con ti bình là quãng thời gian mình không thể quên nổi. Thế rồi mọi thứ cũng qua đi, em bé lớn nhà mình chịu hợp tác với mẹ chắc thương mẹ mệt gần cả tháng trời. Mình bước vào tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ khá suôn sẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tháng thứ 7 và thứ 8 của thai kỳ, mình được bác sĩ tư vấn không nên ăn quá nhiều đồ ngọt, tinh bột. Tích cực ăn rau xanh, uống vitamin, bổ sung canxi và sắt đầy đủ. Mẹ không được tăng quá nhiều cân. Cân nặng của thai nhi cũng không được phép quá 3kg. Nguy cơ dính vết mổ cũ nếu thai quá to, hay nứt vỡ tử cung nếu mình tăng quá nhiều cân làm thai to quá đều có thể xảy đến bất cứ lúc nào trong tam cá nguyệt thứ ba này. 

Mẹ sinh mổ 2 lần gần nhau cần chú ý gì để đảm bảo an toàn cho thai nhi

Tuần thứ 36, mình đến viện đăng kí sinh mổ chủ động. Lúc đó, mình đã được chỉ định sinh mổ do bác sĩ cần nắm chắc sự an toàn cho cả mẹ và con. Mình xin bác sĩ cho mình cố gắng thêm 2 tuần để con lớn hơn một chút trong bụng mẹ. Tuần 38 mình đi mổ, mình tăng 8kg suốt thai kỳ, và em bé thứ hai chào đời an toàn và mạnh khoẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé gái, 2.8kg và những tiếng thở phào nhẹ nhõm của mình, của chồng, của gia đình và cả của bác sĩ mình theo khám suốt thai kỳ.

Ngày mình mổ bé thứ hai, bác sĩ đã thốt lên rằng ” Em quá may mắn, tử cung của em mỏng như một tờ giấy, có thể nhìn rõ em bé nằm trong bọc ối, nếu để thêm vài ngày, anh không dám đảm bảo bất cứ điều gì”.

Mình khóc trong hạnh phúc ngay lúc đó, và cảm tạ trời đất đã phù hộ mẹ con mình suốt 9 tháng thai kỳ.”

Mẹ sinh mổ 2 lần gần nhau cần chú ý gì để đảm bảo an toàn cho thai nhi

Bạn có thể xem:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cận cảnh 10 bức ảnh vết thương sau sinh mổ và những điều mẹ chưa biết về thủ thuật khâu vết mổ

Những lưu ý cho mẹ bầu sinh mổ 2 lần gần nhau (dưới 2 năm)

Khi mẹ bầu phát hiện mang thai lần 2 trước 2 năm tính từ khi sinh mổ lần đầu, mẹ cần siêu âm kịp thời để chẩn đoán sức khỏe thai nhi cũng như xem tình trạng vết mổ cũ có đảm bảo an toàn cho lần mang thai kế tiếp hay không. Điều này vô cùng quan trọng vì đó là những chẩn đoán dựa trên tình trạng sức khoẻ của mẹ bầu và kinh nghiệm của các bác sĩ chuyên khoa.

Mẹ bầu cũng cần chú ý đến các dấu hiệu đau ở vết mổ cũ như: đau ngang trên xương mu, đau liên tục, ấn vào đau nhói lên. Khi có các dấu hiệu này, cần đến ngay bệnh viện để được theo dõi.

Thêm nữa, mẹ bầu cần chú ý:

  • Mẹ bầu nên nhập viện trước ngày dự sinh 2 tuần lễ để làm các xét nghiệm tiền phẫu và đánh giá xem tình trạng hiện tại để bác sĩ chỉ định phương án tốt nhất cho sự an toàn của mẹ và bé.
  • Việc khám thai định kỳ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu đe dọa đến thai nhi và sức khỏe mẹ, từ đó kịp thời phòng tránh được các diễn biến xấu có thể xảy ra như mẹ bị xuất huyết nặng, nguy cơ phải bỏ thai…

Trong lần mang thai thứ hai này, mẹ bầu cần nói cụ thể với bác sĩ về vết mổ cũ như: thời gian mổ, lý do mổ, thời gian nằm viện, những tai biến của lần mổ trước (băng huyết sau sanh, nhiễm trùng hậu sản…), các tiền sử bệnh án liên quan đến vết mổ… Đây là cơ sở để bác sĩ đánh giá và đưa ra lời khuyên chính xác nhất cho mẹ bầu.

Theo: Theasianparent

Nguồn tham khảo: Khoảng cách giữa các lần sinh mổ nên là bao lâu? – Vinmec

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

 

Bài viết của

Ele Luong