Xót xa trước người mẹ Ấn Độ bất chấp nguy hiểm sinh con ở tuổi 75

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Là phụ nữ, ai cũng mong muốn mình có thể mang thai và sinh ra một em bé của chính mình. Gần đây, với sự hi vọng đó, một người phụ nữ Ấn Độ đã mang thai bé gái nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm IVF. Ngày 12/10 vừa qua em bé đã chào đời  tại bệnh viện tư Kinkar ở Kota, Rajasthan và đang được chăm sóc. Được biết, người phụ nữ này sinh con khi 75 tuổi.

Người phụ nữ Ấn Độ sinh con khi 75 tuổi

Bà Michha và chồng quyết định nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm IVF

Theo tờ NDTV (Ấn Độ), bà Michha và chồng, 80 tuổi, đã mang thai bé gái nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm IVF.

Tối 12/10, em bé chào đời tại Bệnh viện tư Kinkar ở Kota, Rajasthan, khi mới 30 tuần tuổi vì người mẹ chỉ có một lá phổi, bị yếu sinh lý. Nhưng vì quá nhỏ, chỉ nặng 600 g, bé gái được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh (NICU) của một bệnh viện khác trong khi người mẹ được chăm sóc ở Bệnh viện Kinkar.

Hai vợ chồng bà Michha đã có một đứa con nuôi nhưng mong muốn tự sinh con ruột của mình nên đã thực hiện IVF. Bác sĩ Abhilasha cũng cho biết bà Mitchha rất yếu và nếu không mổ, em bé có thể tử vong từ trong bụng mẹ. Các bác sĩ vẫn nghi ngờ không biết cụ Michha có phải là người mẹ lớn tuổi nhất hay không. Vì khi nhập viện, người phụ nữ này không mang theo bất kỳ giấy tờ tùy thân nào.

Các bác sĩ đều lo lắng cho trường hợp của bà Michha

Abhilasha Kinker, bác sĩ sản phụ khoa, người trực tiếp đỡ đẻ, cho biết: "Bà Mitchha đã nhập viện trước khi sinh khoảng 4-5 ngày. Chúng tôi nhận thấy bà gặp nhiều biến chứng thai kỳ nên quyết định mổ lấy thai".

"Bà ấy khai tuổi với chúng tôi nhưng không có bằng chứng. Trông bà khoảng 72-75 tuổi. Còn chồng bà thì 80 tuổi. Thật đáng kinh ngạc", bác sĩ Abhilasha nói thêm.

Trên thực tế, người phụ nữ sinh con khi 75 tuổi này không phải trường hợp đầu tiên. Trước đó một tháng, một phụ nữ 74 tuổi ở Ấn Độ cũng tuyên bố đã trở thành bà mẹ già nhất thế giới sau khi sinh cặp song sinh nhờ IVF.

Những rủi ro khó lường khi mang thai sau 50 tuổi

Phụ nữ lớn tuổi khi có ý định sinh con cần biết trước những nguy cơ để chuẩn bị tâm lý, sức khỏe vượt qua bởi chắc chắn rằng quá trình mang thai, sinh nở sẽ vất vả hơn bình thường. Phụ nữ lớn tuổi, đặc biệt trên 40 tuổi mang thai sẽ có nguy cơ cho cả mẹ và thai nhi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những nguy cơ cho thai phụ

Nguy cơ cho người mẹ là sẩy thai, băng huyết sau sinh, tiền sản giật, sản giật, nhau tiền đạo.

Gần 15% phụ nữ bị sảy thai dưới 35 tuổi, tỉ lệ sảy tăng lên 20% ở độ tuổi 35-37; 25% ở độ tuổi 38-40 và 40% sau 40 tuổi. Vì tỉ lệ sảy thai cao ở những phụ nữ có tuổi, cho nên số bị sảy từ 2 lần trở lên không phải là hiếm.

Người mẹ bị tiền sản giật có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho người mẹ và thai nhi. Người mẹ có nguy cơ bị tổn thương gan, thận, chảy máu hay co giật khi chuyển dạ. Bệnh cũng khiến thai nhi chậm phát triển, thậm chí thai bị chết lưu

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Quá trình mang thai cũng dễ khiến các bệnh mãn tính đã mắc phải trước đó (nếu có) trở nên tăng nặng.

Một nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ mang thai sau 50 tuổi bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm vẫn có thể có một thai kỳ khỏe mạnh, miễn là bạn được chăm sóc tốt trong quá trình mang thai.

Nguy cơ cho thai nhi

Không chỉ người mẹ phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe mà thai nhi cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất định.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đối với việc thụ thai thông thường, nguy cơ bé sinh ra chậm phát triển trí tuệ và vận động cao (do mẹ càng lớn tuổi, các nhiễm sắc thể trong trứng dễ bị dính vào nhau, gây các bệnh liên quan đến rối loạn nhiễm sắc thể như hội chứng Down, Edwards…).

Để giảm nguy cơ này, bạn có thể sử dụng trứng hiến tặng của những phụ nữ trẻ tuổi. Tuy nhiên với phương pháp này, trứng được thụ tinh là trứng hiến tặng của người phụ nữ độ tuổi dưới 35, có chất lượng tốt không có nghĩa là con sinh ra chắc chắn khỏe mạnh. Trường hợp này, thai nhi vẫn có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến rối loạn nhiễm sắc thể, bằng tỷ lệ mắc của thai nhi có mẹ cùng độ tuổi của người cho trứng.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Mẹ Chuu