Theo dõi thai nhi lớn lên từng ngày là sự tò mò muôn thuở của những ông bố bà mẹ. Tuy nhiên, siêu âm nhiều có tốt cho thai nhi hay không? Mẹ bầu cần lưu ý những gì khi “theo dõi thai nhi lớn lên từng ngày” nhờ công nghệ?
Mẹ bầu hiểu gì về siêu âm thai?
Đây là một dạng kiểm tra chẩn đoán y khoa sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của bé cũng như nhau thai, tử cung, cùng các cơ quan khác nằm trong khung xương chậu.
Nhờ siêu âm, bác sĩ sẽ có đủ thông tin chính xác về sự tiến triển của thai kỳ và sức khỏe của bé. Với kết quả này, mẹ bầu có thể biết được tuần tuổi của thai nhi, kịp thời phát hiện những dị tật không mong muốn.
Quá trình siêu âm thai diễn ra như thế nào?
Đầu tiên, bác sĩ sẽ thoa lên vùng bụng một loại gel mỏng. Đây là chất dẫn truyền sóng siêu âm giúp loại bỏ các bọt khí giữa đầu dò của máy siêu âm và cơ thể.
Kế tiếp, bác sĩ sẽ dùng máy siêu âm truyền các sóng âm qua tử cung và cơ thể của bé sẽ phản xạ lại loại sóng này. Song song đó, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ cầm tay có sóng siêu âm khi khám thai để nghe nhịp tim của thai nhi.
Sau đó, máy tính sẽ dịch sóng âm thanh, tái tạo thành hình ảnh video. Thông qua hình ảnh này, mẹ bầu sẽ thấy được hình dạng, vị trí và các cử động của bé cũng như mô, xương, dịch màng ối.
Quá trình siêu âm thai cơ bản thường kéo dài 15-20 phút.
Có 4 phương án siêu âm để mẹ bầu chọn hiện nay. Đó là siêu âm thai 2D, 3D, 4D hay siêu âm Doppler màu.
Siêu âm nhiều có tốt cho thai nhi hay không?
Ảnh hưởng của siêu âm thai đến thai nhi
Bản chất của siêu âm là sóng âm thanh có tần số rất cao (vượt quá ngưỡng nghe được) nên tương đối vô hại. Siêu âm không an toàn 100%, đặc biệt là siêu âm màu. Siêu âm có thể gây ra tổn hại về cân nặng, chiều cao, phát triển não bộ, tâm lý, …
Nếu thai nhi còn quá nhỏ (dưới 10 tuần), bố mẹ không nên thực hiện siêu âm Doppler màu. Đây là dạng siêu âm có tác dụng nhiệt. Do đó, dạng này ảnh hưởng không tốt đến quá trình hình thành các cơ quan quan trọng của bé.
Bố mẹ nên hạn chế siêu âm, chỉ nên thực hiện đúng số lần theo quy định.
Mẹ bầu nên siêu âm thai bao nhiêu lần thì hợp lí?
Thông thường, chỉ cần 3 lần siêu âm là đảm bảo cho thai kỳ khỏe mạnh. Trong trường hợp mẹ hoặc bé có tình trạng đặc biệt, mẹ mới cần siêu âm nhiều hơn.
Các mốc siêu âm của mẹ bầu
Siêu âm lần thứ nhất (thai kỳ tuần 12 – 14)
Vào thời điểm này, bác sĩ sẽ tính tuổi thai của thai nhi cũng như đo độ mờ da gáy. Thông qua đó, bác sĩ sẽ dự đoán được một số bất thường về nhiễm sắc thể. Từ đó, những dấu hiệu hội chứng rối loạn nhiễm sắc thể cũng được cảnh báo trước: Hội chứng Down, Hội chứng Edwards, Hội chứng Patau, …
Qua lần siêu âm này, mẹ bầu cũng có thể biết được thai nhi là đơn thai hay đa thai, tuổi thai và ngày dự sinh nữa nhé!
Siêu âm lần thứ hai (thai kỳ tuần 22 – 24)
Lần siêu âm này, bác sĩ sẽ khảo sát hình thể để phát hiện những bất thường của thai nhi, nhau thai hay nước ối. Những dị tật như sứt môi, hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh hay các vấn đề về nội tạng, … cũng được thể hiện rõ qua kết quả.
Siêu âm lần thứ ba (thai kỳ tuần thứ 32 – 34)
Mục đích chính của lần này là đánh giá sự phát triển của thai trong tử cung.
Những vấn đề về tim, mạch máu, não, … sẽ được bác sĩ chỉ ra vào giai đoạn này. Dấu hiệu về cân nặng, nước ối, nhau thai có quấn vào thai nhi hay không,.. cũng dần xuất hiện.
Lưu ý khi siêu âm thai
- Mẹ bầu nên tự mình nhận thức được tác hại của siêu âm. Đừng nóng vội mà hãy kiên trì chờ đến ngày khám thai nhé!
- Chỉ nên tiến hành siêu âm thai khi có chỉ định y khoa.
- Không thực hiện siêu âm lưu niệm.
- Hạn chế siêu âm màu trong 3 tháng đầu để tránh tổn thương não và mạch máu của thai nhi.
Chúc mỗi mẹ bầu sẽ có thai kỳ khỏe mạnh, không còn băn khoăn: siêu âm nhiều có tốt cho thai nhi hay không nhé!
Xem thêm:
- SIÊU ÂM THAI – Cùng xem thai nhi vỗ tay trong bụng mẹ?
- Siêu âm nhiều có tốt không? Và có những rủi ro nào không?
- Siêu âm trong 3 tháng đầu thai kỳ làm tăng nguy cơ tự kỷ ở trẻ