Sảy thai và thai lưu có giống nhau không? 6 lưu ý quan trọng mẹ bầu cần nhớ giúp phòng tránh nguy cơ sảy thai, lưu thai

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy phải chấp nhận việc mất con nhưng nhiều mẹ bầu vẫn muốn biết sảy thai và thai lưu có giống nhau không? Trong sản khoa, đây là 2 biến chứng khác nhau mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng có thể phải đối mặt trong thai kỳ. Dựa vào thời điểm xảy ra biến chứng và những dấu hiệu bất thường của cơ thể mà bác sĩ có thể kết luận đâu là trường hợp sảy thai và khi nào là thai bị chết lưu.

Sảy thai là gì?

Sảy thai là tình trạng kết thúc thai nghén trước khi thai có thể sống được. Hiểu 1 cách khác, sảy thai là trường hợp thai bị đào thải ra khỏi buồng tử cung trước tuần thứ 20 của thai kỳ và cân nặng dưới 500g. 80% các ca sảy thai xảy ra trước khi thai phát triển được 12 tuần. Theo Hiệp hội Thai sản Hoa Kỳ, tỷ lệ sảy thai chiếm khoảng từ 10 – 15% tổng số thai kỳ, trong đó có rất nhiều trường hợp bị sảy thai trước cả khi người phụ nữ nhận ra là mình đang mang thai.

Sảy thai là biến chứng xảy ra nhiều nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ

Các hình thức liên quan đến biến chứng sảy thai mà mẹ bầu có thể gặp phải:

  • Sảy thai hoàn toàn: Toàn bộ thai nhi lẫn nhau thai cùng bị tống xuất ra khỏi cơ thể trong 1 lần
  • Sảy thai không hoàn toàn: Cổ tử cung bị giãn hoặc mỏng và các phần của phôi thai sẽ bị đẩy ra khỏi cơ thể dần dần
  • Trứng trống: Tình trạng phôi thai không phát triển trong tử cung
  • Sảy thai tái phát: Trường hợp sảy thai ít nhất 3 lần liên tiếp
  • Sảy thai ngoài tử cung: Trứng làm tổ tại 1 nơi khác ngoài tử cung và có thể bị vỡ gây xuất huyết nghiêm trọng
  • Dọa sảy thai: Xuất hiện tình trạng ra máu âm đạo hoặc chuột rút, cảnh báo nguy cơ sảy thai.

Thai lưu là tình trạng như thế nào?

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC, thai lưu (gọi đầy đủ là thai chết lưu) là hiện tượng thai chết trước hoặc trong khi sinh. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng thai lưu là tình trạng chết thai trên 20 tuần tuổi. Trường hợp thai bị chết trước khi được sinh ra thì bào thai sẽ lưu lại trong buồng tử cung trên 48 giờ. Thông thường, thai chết ở tuổi thai càng lớn thì thời gian lưu lại trong buồng tử cung càng ngắn.

Thai lưu có thể xảy ra từ tuần thứ 20 và ngay cả khi sinh

Thai chết lưu được phân loại dựa vào tuổi thai:

  • Chết lưu sớm: Khi thai mới đạt từ 20 – 27 tuần tuổi
  • Chết lưu muộn: Khi thai từ 28 – 36 tuần tuổi
  • Nếu thai lưu trong thời điểm từ 37 tuần tuổi trở lên hoặc trong khi sinh thì được gọi là thai kỳ hạn.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thai lưu trong đó có đến hơn 50% trường hợp thai chết lưu không tìm được lý do.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sảy thai và thai lưu có giống nhau không?

Như vậy, dựa vào 2 khái niệm cụ thể được đưa ra, các mẹ đã tìm được câu trả lời sáng tỏ cho câu hỏi sảy thai và thai lưu có giống nhau không? Mặc dù cả 2 biến chứng đều dẫn đến hậu quả là tình trạng mất thai nhưng thời điểm xảy ra sự cố trước hay sau tuần thứ 20 của thai kỳ chính là yếu tố để phân biệt giữa sảy thai và lưu thai.

Các bác sĩ cũng đã chỉ ra rằng tình trạng thai nhi vào thời điểm ngừng phát triển có bị tống xuất ra ngoài hay không cũng là điểm khác nhau giữa sảy thai và thai lưu.

  • Sảy thai tự nhiên: 1 phần hoặc toàn bộ phôi thai bị đẩy ra ngoài gây đau quặn bụng và chảy máu
  • Thai lưu: Bào thai không còn tín hiệu về sự sống nhưng tử cung thai phụ không trục xuất thai nhi, nhau thai và các mô trong 1 khoảng thời gian nhất định. Nếu không có kinh nghiệm, nhiều phụ nữ không biết rằng thai đã bị hỏng.

Ngoài ra, dấu hiệu nhận biết sảy thai và thai chết lưu cũng khác nhau:

Triệu chứng sảy thai

Dấu hiệu sảy thai ở mỗi phụ nữ và ở mỗi giai đoạn mang thai thường khác nhau. Có thai phụ nhận thấy dấu hiệu bị sảy thai rất rõ ràng, nhưng cũng có người hầu như không có dấu hiệu nên không biết mình bị sảy thai. 1 số triệu chứng sảy thai thường gặp mẹ bầu cần lưu ý:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Chảy máu âm đạo
  • Chảy dịch âm đạo lẫn cục máu
  • Đau bụng dữ dội hoặc tử cung bị co thắt mạnh
  • Đau lưng tăng dần
  • Đột nhiên mất cảm giác thai nghén điển hình như không còn nghén hay hết căng tức ngực...

Đau bụng là dấu hiệu sảy thai sớm cần lưu ý

Dấu hiệu nhận biết thai lưu

Thai chết lưu khi em bé từ 20 tuần tuổi trở lên sẽ gây ra những dấu hiệu bất thường cho cơ thể mẹ bầu:

  • Giảm đột ngột các chuyển động thai
  • 2 vú tiết sữa non tự nhiên
  • Bụng không to lên thậm chí bé đi nếu thai đã chết lâu ngày
  • Đau bụng nhẹ đến nặng khi thời gian chết lưu lâu và xuất hiện tình trạng nhiễm trùng
  • Đau lưng dữ dội, sốt cao, chóng mặt, chuột rút...

Thai chết lưu có thể gây nhiễm trùng nặng nếu không phát hiện kịp thời

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Giúp mẹ phòng tránh biến chứng lưu thai, sảy thai

Không chỉ tìm hiểu về việc sảy thai và thai lưu có giống nhau không, nhiều phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có kế hoạch sinh nở cũng muốn biết thêm những lưu ý quan trọng để hạn chế nguy cơ gặp phải những rủi ro đáng tiếc này.

  • Tiêm phòng đầy đủ và khám tiền sản để nắm bắt được tình trạng sức khỏe ngay khi có ý định mang thai
  • Duy trì cân nặng vừa phải trước và trong khi mang thai
  • Tránh xa hoặc hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích, chất thải, chất độc hại trong môi trường
  • Xây dựng chế độ ăn cân bằng, lành mạnh với nhiều trái cây và rau quả. Bổ sung các vitamin cần thiết khi mang thai như vitamin D, sắt, kẽm và canxi cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống hoặc bổ sung trực tiếp qua viên uống theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo đủ dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh lao động nặng nhọc trong suốt cả thai kỳ đặc biệt là 3 tháng đầu
  • Thường xuyên theo dõi chuyển động của thai nhi từ tháng thứ 4.

Duy trì chế độ ăn uống khoa học để có 1 thai kỳ khỏe mạnh

Thay lời kết

Mặc dù được buồng tử cung của mẹ bảo vệ nhưng vì nhiều lý do, thai nhi vẫn có thể ngừng phát triển ở bất kỳ thời điểm nào. Các biện pháp y tế lúc này không thể cứu được tính mạng của trẻ trong trường hợp sảy thai hay lưu thai mà chỉ giúp sản phụ tránh gặp phải những biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên đừng quá lo lắng nếu gặp phải 1 sự cố đáng buồn nào đó trong thai kỳ. Điều quan trọng nhất là mẹ giữ được tinh thần lạc quan cũng như chuẩn bị thật tốt về mặt thể chất và tinh thần để sẵn sàng cho hành trình 9 tháng 10 ngày đồng hành cùng con yêu!

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác

Bài viết của

ZinVi